- Trường hợp 1: Con dưới 14 tuổi
Pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, người mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của chồng.
Theo điểm a,b khoản 3 Điều 15 Nghị định 94/2015/NĐ-CP có quy định:
" 3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):
a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
- Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị."
Bố mẹ không có đăng ký kết hôn, vì thế không có sự kiện ly hôn và yêu cầu toà trao quyền nuôi con cho một bên nào cả. Nếu như hiện con đang ở với mẹ thì có thể hiểu là vợ chồng đã thoả thuận với nhau về quyền nuôi con thuộc về người mẹ.
Như vậy, việc cho con làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài theo mẹ không nhất thiết cần sự đồng ý của người bố trong trường hợp này. Trừ trường hợp việc đó không đảm bảo được quyền lợi của người con. Nếu người chồng cảm thấy việc đưa con đi định cư nước ngoài không tốt cho sự phát triển của con, thì người chồng có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
- Trường hợp 2: Con trên 14 tuổi
Nếu người con trên 14 tuổi (được coi là đã thành niên) thì việc sống cùng mẹ ở nước ngoài hay sống với bố ở Việt Nam phụ thuộc vào ý chí và sự quyết định của con chứ không phụ thuộc vào sự đồng ý của người mẹ hay bố.