Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614028 13/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào?

    Giấy khai sinh là giấy tờ quan trọng của cá nhân, từ khi được sinh ra thì cá nhân đã có quyền được khai sinh. Vậy trường hợp mẹ đơn thân thì làm khai sinh cho con như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Mẹ đơn thân có làm giấy khai sinh cho con được không?

    Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con như sau:

    - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. 

    Trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

    - Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định. Trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

    Đồng thời, tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:

    - UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

    - Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

    - Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

    - Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.

    - Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

    Từ dẫn chiếu các quy định nêu trên, có thể thấy, mẹ đơn thân vẫn được đăng ký khai sinh cho con của mình và phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Trường hợp muốn có thông tin về người cha thì phải kết hợp đăng ký khai sinh và đăng ký nhận con.

    (2) Mẹ đơn thân làm giấy khai sinh cho con thế nào?

    Cụ thể, để làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp là mẹ đơn thì thực hiện theo trình tự như sau:

    Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, bao gồm:

    - Tờ khai đăng ký khai sinh theo Thông tư 04/2024/TT-BTP

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/12/to-khai-dang-ky-giay-khai-sinh.doc Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh

    - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh (văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh,..).

    Bước 02: Người mẹ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của mình ( thường trú hoặc tạm trú) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu chính Lưu ý:

    Khi đi khai sinh cho con thì người mẹ cần phải xuất trình được giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, hộ chiếu,... và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh (giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư,...

    Bước 03: Nộp tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

    Bước 04: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu (trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo), sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức Tư pháp - Hộ tịch sẽ báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã.

    Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức Tư pháp - Hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, cập nhật vào CSDL hộ tịch điện tử, CSDL quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ hộ tịch.

    Cuối cùng, Chủ tịch UBND cấp xã sẽ cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

    Theo đó, hiện nay, trường hợp là mẹ đơn thân chuẩn bị làm giấy khai sinh cho con thì có thể tham khảo theo trình tự các bước như đã nêu trên.

     
    1847 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (10/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận