Máy tính trong cơ quan nhà nước thanh lý phá dỡ, hủy bỏ có cần đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý?

Chủ đề   RSS   
  • #612184 31/05/2024

    Máy tính trong cơ quan nhà nước thanh lý phá dỡ, hủy bỏ có cần đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý?

    Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước? Máy tính trong đơn vị sự nghiệp bị hư có được thanh lý hủy bỏ không?

    Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước?

    Tại Điều 45 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017  quy định Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước như sau:

    - Tài sản công được thanh lý trong các trường hợp sau đây:

    + Tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

    + Tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả;

    + Nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    - Tài sản công được thanh lý theo các hình thức sau đây:

    + Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán;

    + Bán.

    - Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý có trách nhiệm tổ chức thanh lý theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thanh lý theo hình thức bán thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật này.

    Máy tính trong cơ quan nhà nước bị hư có được thanh lý phá dỡ, hủy bỏ không?

    Theo Điều 45 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017  như đã nêu trên đối với máy tính tại cơ quan nhà nước nếu chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả thì có thể Phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý bán.

    Máy tính trong cơ quan nhà nước thanh lý phá dỡ, hủy bỏ có cần đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý?

    Tại Điều 30 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ như sau:

    - Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp tài sản phá dỡ là nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý. Việc đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Việc đấu thầu thanh lý được thực hiện trong trường hợp chỉ lựa chọn đơn vị thực hiện phá dỡ tài sản. Việc bán vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Trường hợp kết hợp việc phá dỡ tài sản với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi thì áp dụng hình thức đấu thầu trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý lớn hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi; áp dụng hình thức đấu giá trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý nhỏ hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi. Giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi được xác định theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

    Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông qua đấu thầu, đấu giá thực hiện việc phá dỡ tài sản kết hợp với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện thanh toán bù trừ chi phí phá dỡ và giá trị vật tư, vật liệu thu hồi sau phá dỡ trên cơ sở kết quả đấu thầu, đấu giá.”

    Như vậy, Đối với máy tính có thể tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật. 

    Lưu ý: Chỉ tài sản phá dỡ là nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên thì mới phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý.

     
    133 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận