Để đo đạc được khúc xạ của mắt người bệnh, máy đo độ khúc xạ mắt phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
(1) Máy đo khúc xạ mắt là gì?
Đo khúc xạ mắt là phương pháp kiểm tra mắt cần thiết, giúp phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về mắt nên luôn được khuyến khích ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 6 tuổi trở lên, người trưởng thành và người cao tuổi càng nên thực hiện đo khúc xạ.
Để đo khúc xạ cho mắt, các bác sĩ thường sử dụng máy đo độ khúc xạ mắt. Máy đo khúc xạ là thiết bị y tế chuyên dụng dùng để đo khúc xạ mắt nhằm xác đinh xem có bình thường hay không, thuộc loại bình thường, cận thị, viễn thị hay loạn thị, nếu bị tật thì độ khúc xạ là bao nhiêu.
Theo mục 3.1 Tiêu chuẩn TCVN 8295 : 2009 định nghĩa máy đo độ khúc xạ mắt (Eye refractometer) là dụng cụ có số đọc liên tục hoặc hiện số được sử dụng để đo sai số khúc xạ của mắt.
Để có thể đo được độ khúc xạ , các máy do độ khúc xạ mắt phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, các yêu cầu về quang học, dải đo và thị kính.
(2) Máy đo độ khúc xạ mắt phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 8295 : 2009, máy đo độ khúc xạ mắt phải phù hợp với các yêu cầu quy định trong ISO 15004.
Yêu cầu Quang học
Về yêu cầu quang học, Tiêu chuẩn TCVN 8295 : 2009 đặt ra quy định trị số điốp đã chỉ dẫn trong các yêu cầu phải được đối chiếu với bước sóng đặc biệt đã sử dụng, l = 546,07 nm hoặc l = 587,56 nm như yêu cầu trong TCVN 8291:2009 (ISO 7944:1998). Chỉ dẫn để đọc trị số độ loạn có thể được quy ước hình trụ dương hoặc âm.
Bên cạnh đó, máy đo độ khúc xạ mắt phải theo yêu cầu nêu trong Bảng 1 hoặc Bảng 2 dưới đây
Bảng 1 - Yêu cầu đối với máy đo độ khúc xạ mắt hiển thị liên tục
Tiêu chí
|
Dải đo
|
Khoảng vạch chia lớn nhất
|
Dụng cụ thửa)
|
Dung sai
|
Trị số thấu kính cầu
|
- 15D đến + 15D
(Trị số thấu kính có bán kính lớn nhất)
|
0,25 D
|
0D, ± 5D, ± 10D
|
± 0,25 D
|
± 15D
|
± 0,50 D
|
Trị số thấu kính loạn
|
0 D đến 6 D
|
0,25 D
|
Hình cầu: xấp xỉ 0 D
Hình trụ: - 3 D
Trục: 0°, 90°
|
± 0,25 D
|
Trục loạnb đối với trị số loạn
|
0° đến 180°
|
5°
|
± 5°
|
a Sai số độ khúc xạ của dụng cụ thử không được sai khác lớn hơn 1,0 D so với giá trị danh định nêu trên.
b Trục loạn được hiển thị như quy định trong TCVN……:2009 (ISO 8429).
|
Bảng 2 - Yêu cầu đối với máy đo độ khúc xạ mắt hiển thị số
Tiêu chí
|
Dải đo
|
Khoảng vạch chia lớn nhất
|
Dụng cụ thửa)
|
Dung sai
|
Trị số thấu kính cầu
|
-15D đến +15D
(Trị số thấu kính có bán kính lớn nhất)
|
0,25 D
|
0D, ±5D, ±10D
|
±0,25 D
|
±15 D
|
±0,50 D
|
Trị số thấu kính loạn
|
0 D đến 6 D
|
0,25 D
|
Hình cầu xấp xỉ 0 D
Hình trụ: - 3 D
Trục: 0°, 90°
|
±0,25 D
|
Trục loạnb đối với trị số loạn
|
0° đến 180°
|
1°
|
±5°
|
a Sai số khúc xạ của thiết bị thử không được sai khác lớn hơn 1,0 D so với giá trị danh định nêu trên.
b Trục hình trụ phải được hiển thị như quy định trong TCVN 8293:2009 (ISO 8429:1986)
|
Yêu cầu về Dải đo
Về yêu cầu dải đo, Tiêu chuẩn TCVN 8295 : 2009 yêu cầu máy đo độ khúc xạ mắt có dải đo tối thiểu đối với trị số thấu kính từ -15 D đến + 15 D.
Máy đo độ khúc xạ mắt chỉ thị trị số loạn có dải đo tối thiểu đối với trị số loạn từ 0 D đến 6 D.
Máy đo độ khúc xạ mắt phải có khoảng chiều trục từ 0° đến 180°.
Yêu cầu về Thị kính
Nếu có áp dụng thị kính thì khoảng điều chỉnh điốp của mắt kính người vận hành, tối thiểu phải từ - 4 D đến + 4 D.
(3) Đặc điểm kỹ thuật thiết kế của thiết bị thử đối với máy đo độ khúc xạ mắt
Trước khi máy đo độ khúc xạ mắt được sản xuất và bán ra thị trường, nhà sản xuất phải thử nghiệm qua nhiều lần. Tuy nhiên không thể lấy số liệu từ mắt một ai đó để thử được.
Do đó, để thử máy, Tiêu chuẩn TCVN 8295 : 2009 cũng quy định đối với thiết bị thử cho máy đo độ khúc xạ mắt tại phụ lục A.
Cụ thể, thiết bị thử phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
- Thiết bị thử phải được làm bằng thủy tinh quang học có số Abbe, v, trong dải từ 58 đến 60
- Bề mặt phía trước hình cầu phải được đánh bóng láng
- Bề mặt phẳng phía sau phải được làm lấm tấm
Để thử độ chính xác trị số thấu kính cầu thiết bị thử phải sử dụng như nêu trong Hình A.1a) hoặc b). Nếu máy đo độ khúc xạ mắt không được cung cấp một đồng tử nhân tạo, sẽ sử dụng loại a) có đường kính đồng tử giữa 3 mm và 4 mm.
Để thử trục loạn và độ chính xác trị số loạn, thiết bị với bề mặt gờ bao quanh phía trước được sử dụng.
Nếu thử trị số/trục loạn bằng cách bổ sung một mắt kính hình trụ vào thiết bị thử hình cầu, có thể lắp một mắt kính có gờ cứng mỏng với đường cong đáy 8 mm vào mặt phía trước của thiết bị. Khi thiết bị thử bị sửa đổi cấu hình này, nó chỉ có thể được sử dụng để đo sự khác nhau về loạn thị và hướng của trục.
Thiết bị thử phải được đặt trong mâm cặp giữ thích hợp và ghép với máy đo độ khúc xạ mắt sao cho trục quang học của nó song song với trục quang học của máy đo khúc xạ mắt với dung sai ± 1°.
Trên đây là một số yêu cầu đối với máy đo độ khúc xạ mắt được quy định tại Tiêu chuẩn TCVN 8295 : 2009.
TCVN 8295 : 2009 được chuyển đổi từ 52TCN-TTB 0032 : 2004 và hoàn toàn tương đương với ISO 10342 : 2003.
TCVN 8295 : 2009 do Viện trang thiết bị và công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.