Mẫu CT01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và cách điền

Chủ đề   RSS   
  • #616142 09/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 519 lần
    SMod

    Mẫu CT01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và cách điền

    Khi nào sẽ dùng mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01? Cách điền mẫu CT01 như thế nào? Người chưa thành niên thì nơi cư trú sẽ là ở đâu ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Mẫu CT01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú và cách điền

    Theo Điều 2 Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều và biểu mẫu quy định tại Thông tư 56/2021/TT-BCA như sau:

    Tờ khai thay đổi thông tin cư trú được sử dụng khi công dân Việt Nam đang cư trú ở trong nước thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, xác nhận thông tin về cư trú (ký hiệu là CT01).

    Tải về Mẫu CT01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/9/09/mau-ct01-cu-tru.doc

    Như vậy, mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 sẽ được dùng để công dân Việt Nam đang cư trú trong nước thay đổi các thông tin về cư trú như đăng ký, xóa đăng ký thường trú, tạm trú, tách hộ,...

    Cách điền mẫu CT01 Tờ khai thay đổi thông tin cư trú

    Kính gửi: Ghi tên Cơ quan đăng ký cư trú.

    Theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định:

    Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

    Nội dung đề nghị:

    Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...

    Ý kiến của chủ hộ:

    Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020.

    Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:

    - Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

    - Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

    - Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

    Ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp:

    Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020.

    Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:

    - Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

    - Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

    - Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

    Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.

    Ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ:

    Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú.

    Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:

    - Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.

    - Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.

    - Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).

    Người kê khai:

    Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai.

    Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.

    Định danh cá nhân:

    Chỉ kê khai thông tin khi công dân đề nghị xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID.

    Theo đó, khi điền mẫu CT01 thì cần lưu ý điền chính xác các thông tin và đúng với trường hợp của mình theo hướng dẫn trên.

    Cách xác định nơi cư trú của người chưa thành niên

    Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

    - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

    - Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020.

    Đồng thời, theo Điều 12 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên:

    - Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

    - Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

    Như vậy, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi thường trú, tạm trú của cha, me. Nếu hai người có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi mà người này thường xuyên chung sống.

     
    341 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận