Nếu vi phạm nội quy, quy định của nhà trường thì học sinh phải viết bản kiểm điểm nhằm mục đích giúp các em nhận thức và tự ý thức về trách nhiệm của mình. Sau đây sẽ là mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh đơn giản, dễ viết cho các em.
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh đơn giản, dễ viết
Tuỳ thuộc vào nội quy của mỗi trường sẽ quy định cụ thể các trường hợp học sinh phải viết bản kiểm điểm. Tuy nhiên thì học sinh sẽ phải viết bản kiểm điểm cá nhân trong các trường hợp phổ biến sau đây:
- Bản kiểm điểm sau vi phạm Học sinh cần viết bản kiểm điểm khi vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường. Mục đích là để tự nhận lỗi và nhận thức trách nhiệm về hành vi của mình.
- Cuối học kỳ/năm học Ngoài ra, học sinh cũng phải viết bản kiểm điểm khi kết thúc học kỳ hoặc năm học, nhằm tổng kết lại những gì đã xảy ra trong thời gian đó
Hiện nay đối với bản kiểm điểm của học sinh thì không có quy định mẫu cụ thể, theo đó các em học sinh có thể tham khảo mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh đơn giản, dễ viết sau đây:
Như vậy, tùy thuộc vào nội quy của trường sẽ quy định khi nào học sinh phải viết bản kiểm điểm. Khi viết bản kiểm điểm cá nhân, học sinh cần thành thật, thể hiện sự nhận thức về lỗi lầm của bản thân và lý do vì sao hành vi đó không đúng và các biện pháp khắc phục, sửa đổi.
Học sinh vi phạm thì sẽ có những hình thức kỷ luật nào?
(1) Học sinh tiểu học vi phạm
Theo khoản 3 Điều 38 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định:
Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật sau:
- Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn;
- Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
Lưu ý: Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
(2) Học sinh THCS, THPT vi phạm
Theo khoản 2 Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định:
Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, đối với học sinh tiểu học vi phạm sẽ bị kỷ luật theo hình thức nhắc nhở, hỗ trợ khắc phục khuyết điểm, thông báo với cha mẹ còn đối với học sinh THCS, THPT sẽ bị kỷ luật theo hình thức nhắc nhở, hỗ trợ khắc phục khuyết điểm, khiển trách, thông báo với cha mẹ, tạm dừng học ở trường có thời hạn…
Trường tiểu học được phân cấp quản lý như thế nào?
Theo Điều 6 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về phân cấp quản lý như sau:
- Trường tiểu học do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thành lập và quản lý. Các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT do cấp có thẩm quyền thành lập quản lý.
- Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các loại hình trường, lớp tiểu học trên địa bàn.
Như vậy, trường tiểu học sẽ do UBND cấp huyện thành lập và quản lý.