Manifest là gì? Hành vi Manifest có phải là hành vi mê tín dị đoan không?

Chủ đề   RSS   
  • #616990 30/09/2024

    Manifest là gì? Hành vi Manifest có phải là hành vi mê tín dị đoan không?

    Hiện nay cụm từ Manifest đang rất phổ biến. Có khá nhiều thắc thắc liên quan đến Manifest như: "Manifest là gì? Manifest trong tình yêu là gì? Những điều không nên làm trong quá trình Manifest? Hoặc là "Cách để Manifest thành công?". Ngoài ra cũng có một số thắc mắc khác như: "Manifest có phải là hành vi mê tín dị đoan không? "Hành vi Manifest có vi phạm pháp luật không?"

    Manifest là gì? 

    Để hiểu rõ hơn về Manifest cũng như cách Manifest và hành vi Manifest có vi phạm pháp luật không? tham khảo thông tin dưới đây:

    Hoạt động Manifest đang dần trở nên phổ biến hơn thông qua sự quảng bá mạnh mẽ trên nhiều nền tảng mạng xã hội.

    Manifestation là một khái niệm tâm linh và tư duy, nơi con người tin rằng suy nghĩ, cảm xúc và ý định có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thực tại.

    Ý tưởng cốt lõi của nó dựa trên nguyên lý rằng khi tập trung vào những mong muốn một cách tích cực và có mục đích, bạn có thể tạo ra những điều đó trong cuộc sống.

    Manifest không chỉ đơn thuần là việc mong ước, mà là một quá trình có hệ thống, bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố như:

    (1) Suy nghĩ tích cực và ý thức rõ ràng: Hình dung rõ ràng những điều bạn muốn đạt được.

    (2) Niềm tin: Tin tưởng rằng điều mong muốn là có thể và rằng bạn xứng đáng với nó.

    (3) Hành động: Cùng với suy nghĩ và niềm tin, bạn cần có hành động cụ thể để giúp biến mong muốn thành hiện thực.

    Năng lượng cảm xúc: Cảm xúc tích cực giúp tăng cường sức mạnh của suy nghĩ, tạo ra năng lượng thu hút những điều tốt đẹp.

    Theo lý thuyết về Manifest, vũ trụ hoặc tiềm thức sẽ phản ứng và sắp xếp các sự kiện, hoàn cảnh hoặc cơ hội để những gì bạn muốn có thể xuất hiện trong đời sống. Đây là một quá trình mà cả tâm trí, cảm xúc và hành động đều đóng vai trò quan trọng.

    manifest

    Hành vi Manifest có phải là hành vi mê tín dị đoan không? 

    Quy định pháp luật hiện nay không có định nghĩa cụ thể về mê tín dị đoan. Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định mê tín dị đoan là một trong những hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng bị nghiêm cấm:

    Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
    Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
    1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
    a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
    b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
    ...

    Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL có quy định như sau:

    Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
    ...
    4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

    Theo quy định trên, tùy thuộc vào mục đích của người thực hiện hành vi Manifest. Nếu người thực hiện hành vi Manifest với mục đích cầu bình an, may mắn thì nó không phải là hành vi mê tín dị đoan.

    Nếu mục đích thực hiện hành vi Manifest là trục lợi, truyền bá những nội dung không lành mạnh có thể xem là hành vi mê tín dị đoạn và vi phạm pháp luật.

    Hành vi mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.

    Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:

    Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

    Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).

    Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  

     
    68 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận