Mạng xã hội ngày nay như một phương tiện truyền thông đại chúng, hầu như ai ai, nhà nhà nhà dều sử dụng, đều biết đến và gần như trở thành một nơi không thể thiếu trong sinh hoạt, giải trí hàng ngày của nhiều người. Mạng xã hội có thể biến một người bình thường trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến, khiến họ có tất cả, cũng như mở ra nhiều cơ hội phát triển khả năng, nghề nghiệp, và dường như là một nơi để phái đẹp có thể mua sắm bất cứ thứ gì mình cần, và bán bất cứ thứ gì mình muốn bán.
Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng chính là nơi có thể vùi dập con người đến tận cùng của sự đau khổ hoặc gián tiếp giết hại một kiếp người. Điển hình như: Vụ nữ sinh lớp 11 ở Nghệ An tự tử vì nghi bị tung clip hôn nhau chỉ là một trong số những cái chết đau lòng do không chịu nổi áp lực từ mạng xã hội.
Ở thời đại công nghệ như hiện nay việc sử dụng mạng xã hội là điều đương nhiên, tuy nhiên hãy nên biết cách sử dụng hợp lý, như thế sẽ là nền tảng giúp ta phát triển hơn.
Tuy nhiên mình cũng có vài lưu ý khi sử dụng mạng xã hội có thể chịu trách nhiệm hình sự như tội “vu khống” và “tội làm nhục người khác”,… Theo Bộ luật hình sự 2015:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên.
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.