Mách bạn cách chinh phục 04 câu hỏi “hóc kinh điển” của nhà tuyển dụng dành cho dân luật

Chủ đề   RSS   
  • #514981 06/03/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Mách bạn cách chinh phục 04 câu hỏi “hóc kinh điển” của nhà tuyển dụng dành cho dân luật

    Mách bạn cách chinh phục 04 câu hỏi “hóc kinh điển” của nhà tuyển dụng dành cho dân luật
     

    Với nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, sẽ không sai khi nói rằng kết quả buổi phỏng vấn có thể mang tính chất quyết định đến kết quả tuyển dụng. Đối với dân luật, bên cạnh việc test thử các câu hỏi mang tính chuyên môn pháp lý thì nhà tuyển dụng cũng “không quên” đưa ra một số câu hỏi “khó nhằn” nhằm đánh giá thái độ, hành vi, động cơ của ứng viên để từ đó đánh giá ứng viên một cách toàn diện và đưa ra quyết định tuyển dụng.

    Dưới đây là 04 câu hỏi hóc búa thường gặp của nhà tuyển dụng dành cho dân luật.

    Câu 1:  Hãy giới thiệu về bản thân bạn

    Thực chất, mục đích nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này là muốn bạn trả lời được: Tại sao bạn lại hợp với vị trí này?

    Hầu hết các công ty hiện nay khi tiến hành tuyển dụng thì ứng viên phải trải qua các vòng như: nộp hồ sơ, phỏng vấn, làm bài test,…Thông thường vòng phỏng vấn sẽ được thực hiện sau khi nhà tuyển dụng đã kiểm duyệt sơ bộ hồ sơ của các ứng viên. Vì thế, các nhà tuyển dụng  thường đã nghiên cứu rất kỹ CV và Cover Letter của bạn rồi. Thế nên, nếu bạn giới thiệu lại những thông tin đã có trong CV thực sự là không cần thiết, mất thời giờ và điều này đang làm bạn mất cơ hội thể hiện thêm về bản thân với nhà tuyển dụng.

    Cái nhà tuyển dụng quan tâm là làm sao trong khoảng thời gian giới hạn (thường từ 1 đến 1.5 phút)  bạn đưa ra được những  thông tin  làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn phù hợp với công ty mà bạn đang ứng tuyển. Nếu các bạn gặp một câu giới thiệu bản thân như này, có hai cách giải quyết như sau:

    (1) Áp dụng  3 thì: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai để giới thiệu bản thân.

    (2) Nghĩ về 2 đến 3 thành tích lớn nhất trong công việc và học tập mà bạn đã đạt được và bắt đầu việc giới thiệu bản thân với những thành tích đó. Và nhớ chọn những thành tích có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhé.

    Câu 2: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

    Đây là một câu hỏi cũng mang tính chất quyết định trong buổi phỏng vấn, bởi hiển nhiên một điều nhà tuyển dụng lúc đó không còn muốn để ý một ứng viên không hề quan tâm gì đến công ty của họ. Nếu bạn gần như chẳng biết gì về công ty, vị trí mà bạn ứng tuyển thì nhà tuyển dụng sẽ mặc định bạn chẳng quan tâm gì về công việc mà bạn đang ứng tuyển cả. Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn cần truy cập Website, fanpage công ty để tìm một số thông tin cơ bản về: tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty, lĩnh vực hoạt động chuyên ngành là gì (mảng tư vấn hay tranh tụng; chuyên về luật dân sự, hình sự hay thương mại,…); nếu ứng tuyển trong tổ chức hành nghề luật sư thì bạn phải biết được luật sư điều hành công ty là ai; hoạt động teambuilding,…

    Tuy nhiên, nếu bạn chỉ tua lại những gì website viết thì bạn cũng không được đánh giá cao vì họ không muốn nghe những gì họ đã biết. Do đó, khi trả lời câu hỏi này, bạn đưa ra thông tin nào cũng được nhưng sau đó phải giải thích vì sao bạn thích thông tin đó hay thông tin đó có liên quan gì đến mục tiêu của đời bạn, hay giá trị sống của bạn chẳng hạn.

    Nói chung, cách tốt nhất để chinh phục câu hỏi này là bạn nên bắt đầu bằng việc đưa ra 1-2 thông tin về công ty mà bạn đã tìm hiểu và cảm thấy tâm đắc nhất. Sau đó giải thích vì sao bạn lại chọn thông tin đó và các thông tin đó có liên quan như thế nào đến bạn bằng cách đưa ra một vài ví dụ để cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn.

    Câu 3: Bạn muốn thấy bản thân mình ở đâu trong 05 năm tới? (Mục tiêu 05 năm tới của bạn là gì?)

    Khi một nhà tuyển dụng hỏi chúng ta như vậy, có phải điều họ muốn biết chính xác là 5 năm nữa bạn sẽ làm vị trí gì không. Không phải đâu. Vậy thực sự thì nhà tuyển dụng muốn nghe cái gì? Trên thực tế, việc họ quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới bởi vì họ muốn biết “động cơ” gì khiến bạn ứng tuyển vào công ty của họ? Đồng thời từ cái kế hoạch 5 năm đó, họ cũng muốn biết xem bạn có phải là một người năng động hay không, bạn có lộ trình rõ ràng để thực hiện mục tiêu đấy không. Và quan trọng nhất là liệu bạn có ý định làm việc lâu dài sau khi bạn làm việc ở công ty họ hãy không?

    Nếu như bạn được nhận vào công ty, họ phải đầu tư cho bạn rất nhiều thứ từ thời gian tiền bạc đến kinh nghiệm và chuyên môn. Vậy nên nhà tuyển dụng sẽ muốn biết rõ xem định hướng của bạn có thể làm việc lâu dài cùng công ty không, hay là làm bữa đực bữa cái dăm ba tháng rồi nhảy sang chỗ khác.

    Vậy chúng ta nên trả lờicâu hỏi này như thế nào?

    Nếu vị trí bạn đang phỏng vấn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn, hãy chia sẻ lộ trình ngắn hạn (dưới 1 năm) và dài hạn (05 năm) một cách cụ thể. Ví dụ nếu bạn đang phỏng vấn cho vị trí Trợ lý Luật sư ở một công ty và mục tiêu của bạn là làm Luật sư trong tương lai, bạn có thể nói mục tiêu như thế và chia sẻ về việc bạn đã và đang làm để theo đuổi mục tiêu của mìh.

    Nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn không liên quan lắm đến công việc bạn ứng tuyển hay bạn chưa xác định rõ rõ mục tiêu của mình là gì, hãy kể về quá trình bạn đã phấn đấu phát triển trong thời gian gần đây, và công việc sắp tới có thể giúp gì được cho bạn trong việc ra những quyết định ở tương lai.

    Câu 4: Bạn có thắc mắc/câu hỏi nào dành cho nhà tuyển dụng không?

    Câu này rất quan trọng để nhà tuyển dụng một lần nữa đánh giá tổng thể về sự chuẩn bị, những mối quan tâm của ứng viên, dữ liệu trả lời trong câu hỏi này sẽ được xem xét, đối chiếu rất kỹ với những câu trả lời trước trong buổi phỏng vấn. Và hơn hết, đi phỏng vấn là một cuộc trò chuyện hai chiều, chính vì vậy bạn cũng nhớ chuẩn bị các câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng nhé để thể hiện bạn thực sự nghiêm túc và quan tâm đến vị trí ứng tuyển.

    Bạn nên hỏi kỹ hơn về: công việc, môi trường, đồng nghiệp, cấp trên của vị trí đang phỏng vấn. nếu có chỗ nào chưa rõ trong bản môi trường công việc thì đây là cơ hội tốt nhất. Nên hỏi những khó khăn, thử thách thường gặp của vị trí này? Những mong đợi của cấp trên, công ty cho vị trí này? Vị trí công việc này thường được đánh giá qua những yếu tố, thước đo gì,….

    Chúc các bạn thành công!

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 06/03/2019 08:48:17 SA
     
    5828 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    quynhnhi369002@gmail.com (16/09/2020) marazodiac315@gmail.com (21/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận