Lương tối thiểu vùng, lương cơ sở tăng thì trợ cấp xã hội hằng tháng có tăng không?

Chủ đề   RSS   
  • #603986 13/07/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Lương tối thiểu vùng, lương cơ sở tăng thì trợ cấp xã hội hằng tháng có tăng không?

    1. Lương tối thiểu vùng, lương cơ sở tăng thì trợ cấp xã hội hằng tháng có tăng không?

    Từ 01/01/2023, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì lương tối thiểu vùng tăng, cụ thể ở các vùng như sau:

    - Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.

    - Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.

    - Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.

    - Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.

    Từ 01/07/2023, theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng.

    tro-cap-xa-hoi-hang-thang

    Vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng, lương cơ sở tăng thì trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng có tăng hay không?

    Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội, trong đó:

    - Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

    - Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

    Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

    - Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:

    + Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;

    + Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

    Từ ngày 01/7/2021, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng, tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định.

    Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội cố định là 360.000 đồng/tháng hoặc cao hơn tùy thuộc vào mỗi địa phương. Cho nên, việc lương tối thiểu vùng tăng, cũng như lương cơ sở tăng thì sẽ không kéo theo việc trợ cấp xã hội hằng tháng cho các đối tượng cũng tăng theo.

    2. Kinh phí thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng lấy từ nguồn nào?

    Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội hằng tháng theo quy định tại Điều 31 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Thông tư 76/2021/TT-BTC hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, theo đó:

    - Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng, kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (gọi tắt là cơ sở trợ giúp xã hội) công lập; kinh phí thực hiện tuyên truyền, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ; kiểm tra giám sát và kinh phí thực hiện chi trả chính sách của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

    - Kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp kinh phí cho cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.

    - Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội theo cơ chế hỗ trợ thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

     
    401 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận