Lương nghỉ khám thai cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #506867 07/11/2018

    Duonghuyen8589

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2017
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Lương nghỉ khám thai cho người lao động

    Chào luật sư ạ

    Luât sư tư vấn giúp em ạ. Trong thời kỳ mang thai thì người pụ nữ được nghỉ 05 ngày trong thời kỳ mang thai để khám thai mà vẫn được hưởng nguyên lương.

    vậy luật sư cho em hỏi phần lương này là do doanh nghiệp trả hay người lao động trả. và phần hồ sơ giấy tờ cần lưu là những gì tại doanh nghiệp ạ

    Em chân thành cảm ơn luật sư ạ

     

     
    17620 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Duonghuyen8589 vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506880   07/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ vào Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội về thời gian hưởng chế độ khi khám thai :

    Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.

    Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.  

    Như vậy, trong thời gian mang thai, bạn được nghỉ để đi khám thai năm lần, mỗi lần 1 ngày làm việc không kể nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần.

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội : “Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc”.

    Như vậy từ quy định trên bạn có thể nghỉ làm đi khám thai 5 lần vào 5 ngày làm việc và bạn vẫn được hưởng 100% mức lương bình quân, tiền lương trong những ngày bạn khám thai sẽ do cơ quan bảo hiểm chi trả chứ công ty không phải chi trả tiền lương cho bạn trong những ngày này nữa.

    Căn cứ khoản 1 Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    “Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

    1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động”.

    Như vậy, theo quy định trên, để được hưởng chế độ khi đi khám thai thì bạn sẽ phải có giấy ra viện nếu điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

    Theo điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 quy định:

    Hồ sơ của người lao động gồm:

    Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD

    - Sổ bảo hiểm xã hội.

    - Giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH mẫu C65-HD

    Hồ sơ của Công ty gồm:

    - Mẫu số 070A Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 của BHXH Việt Nam)

    - Báo giảm lao động theo mẫu: Mẫu danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-)

    Nếu còn vướng mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;