Lương đóng BHXH của NLĐ được xác định theo mức nào?

Chủ đề   RSS   
  • #592397 12/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1695 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lương đóng BHXH của NLĐ được xác định theo mức nào?

    Bảo hiểm xã hội ngày càng có một ví trí quan trọng trong chính sách an sinh của nước nhà. Người lao động cần biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH để hưởng được những chế độ tốt nhất. Đi song song với quyền lợi được hưởng thì NLĐ có nghĩa vụ đóng BHXH đúng hạn và đầy đủ. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này đến bạn đọc.

    Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì?

    Lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức lương dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó mức đóng tối thiểu là mức lương tối thiểu vùng. Mức tối đa đóng BHXH, BHYT là không quá 20 lần mức lương cơ sở. Mức đóng tối đa đối với bảo hiểm thất nghiệp là bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

    Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, hằng tháng, doanh nghiệp và người lao động sẽ phải trích một phần quỹ lương để đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tỷ lệ như sau:

    - Doanh nghiệp: Đóng tổng cộng 21,5% hoặc 21,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động.

    - Người lao động: Đóng tổng cộng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH.

    Theo quy định này, tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm các khoản sau:

    - Mức lương.

    - Phụ cấp lương.

    - Các khoản bổ sung khác xác định được số tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

    Các khoản tiền này phải được thỏa thuận rõ và ghi nhận trong hợp đồng lao động để làm căn cứ trả lương và đóng BHXH cho người lao động.

    Tuy nhiên, trong đó có một số khoản sẽ không bị tính đóng BHXH bao gồm:

    - Thưởng căn cứ kết quả kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

    - Tiền thưởng sáng kiến.

    - Tiền ăn giữa ca.

    - Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.

    - Các khoản hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, có người thân kết hôn, sinh nhật, trợ cấp cho người gặp hoàn cảnh khó khăn,…

     Mức lương đóng BHXH tối thiểu/ tháng

    -Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

    -Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề.

    -Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

    Từ 01/01/2020 mức lương tối thiểu vùng sẽ được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

     Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

    -Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

    -Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

    -Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

    -Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

    Và thêm 7% đối với lao động có qua đào tạo theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

    – Vùng 1: 4.420.000+(  4.420.000 *7%) = 4.729.400  đồng/tháng.

    – Vùng 2: 3.920.000+ (3.920.000*7%) = 4.194.400 đồng/tháng.

    – Vùng 3: 3.430.000+ (3.430.000*7%) = 3.670.100  đồng/tháng.

    – Vùng 4:  3.070.000+ ( 3.070.000*7%) = 3.284.900  đồng/tháng.

    Mức lương tháng đóng BHXH tối đa/tháng

    Mức lương tháng đóng BHXH tối đa/tháng bằng 20 tháng lương cơ s ở

    Lương cơ sở theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ ngày 1/7/2019 là: 1.490.000 đồng/tháng.

    Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

    Từ 01/7/2020 lương tối thiểu chung sẽ tăng lên 1.600.000 đồng/tháng theo Nghị quyết 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.  Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

    Lương đóng BHXH thấp hơn thực tế trả có vi phạm pháp luật?

    Khi trả lương cho người lao động, ngoài khoản tiền lương cố định trả cho người lao động hằng tháng, doanh nghiệp còn phát sinh thêm một số khoản khác phải trả cho nhân viên. Đây là khoản tiền không cố định nên không bị tính đóng BHXH.

    Theo đó, việc đóng BHXH thấp hơn lương thực tế cho nhân viên không bị coi là trái luật. Tuy nhiên doanh nghiệp phải đảm bảo đóng BHXH tuân thủ đúng quy định pháp luật.

    Hiện nay, để giảm chi phí đóng BHXH, dù thỏa thuận tổng lương cao nhưng các doanh nghiệp thường chỉ ghi nhận mức lương theo công việc/chức danh với mức thấp trong hợp đồng lao động, số tiền còn lại sẽ quy về các khoản tiền phụ cấp trợ cấp không tính đóng BHXH.

    Việc làm này không sai quy định, người lao động vẫn nhận đủ lương mà các bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến người lao động bị thiệt thòi về quyền lợi BHXH bởi khi thanh toán tiền chế độ, cơ quan BHXH sẽ tính dựa trên mức lương tháng đóng BHXH.

    Do đó khi ký hợp đồng lao động, người lao động cũng nên thỏa thuận rõ về mức lương đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho mình

     
    321 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592672   24/10/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Lương đóng BHXH của NLĐ được xác định theo mức nào?

    Việc đóng thêm 7% đối với lao động qua đào tạo nghề có bắt buộc hay không? Thực tế trong trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận là không trả lương thêm 7% thì khi đóng BHXH có bắt buộc phải cộng thêm hay không? Hiện vẫn chưa thấy có hướng dẫn nào về nội dung này cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #592673   24/10/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Lương đóng BHXH của NLĐ được xác định theo mức nào?

    Việc đóng thêm 7% đối với lao động qua đào tạo nghề có bắt buộc hay không? Thực tế trong trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận là không trả lương thêm 7% thì khi đóng BHXH có bắt buộc phải cộng thêm hay không? Hiện vẫn chưa thấy có hướng dẫn nào về nội dung này cả.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #593346   31/10/2022

    Lương đóng BHXH của NLĐ được xác định theo mức nào?

    Chế độ bảo hiểm xã hội là một trong những đặc quyền của người lao động. Đồng thời đây cũng là một trong những nội dung quan trọng cần đề cập trong hợp đồng lao động. Những vấn đề xoay quanh bảo hiểm xã hội cũng cần được để tâm mà nhất là mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến quy định của pháp luật về tiền lương được tính đóng bảo hiểm xã hội để tranh việc tính sai đóng thiếu dẫn đến việc doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính. 

     
    Báo quản trị |