Lực lượng tham gia hủy đốt đạn dược cần đáp ứng quy chuẩn gì?

Chủ đề   RSS   
  • #608484 30/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lực lượng tham gia hủy đốt đạn dược cần đáp ứng quy chuẩn gì?

    Đạn súng, ngòi đạn và hỏa cụ hay gọi chung là đạn dược là những bộ phận được dùng trong sản xuất công nghiệp quốc phòng. Khi đạn dược không đủ tiêu chuẩn thì lực lượng tham gia hủy đốt đạn dược được quy định ra sao?
     
     
    1. Yêu cầu về lực lượng tham gia hủy đốt đạn dược là gì?
     
    Tại tiểu mục 2.2.4.3 QCVN 03:2017/BQP quy định lực lượng tham gia hủy đốt đạn dược bao gồm:
     
    - Lực lượng tham gia hủy đốt đạn dược: Phải được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ bằng văn bản; chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công theo phương án đã được phê duyệt; chấp hành nghiêm kỷ luật; thực hiện nghiêm, nhanh chóng và chính xác mệnh lệnh, hướng dẫn của người chỉ huy;
     
    - Người chỉ huy: Là người có quyền hạn cao nhất trong khu vực hủy đốt đạn dược; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên;
     
    - Nhân viên hủy đốt: Là những người trực tiếp thực hiện hủy đốt đạn dược; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được phổ biến kế hoạch, huấn luyện các quy trình, quy định, quy tắc an toàn; có sức khỏe, yếu lĩnh thực hành tốt, qua kiểm tra đạt yêu cầu trở lên;
     
    - Nhân viên an toàn: Là người giám sát về mặt an toàn; được giao nhiệm vụ phụ trách về công tác an toàn trong quá trình hủy đốt đạn dược; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ sơ cấp trở lên; phải được huấn luyện và nắm vững các quy định an toàn khi hủy đốt đạn dược;
     
    - Nhân viên kỹ thuật: Là người giám sát về mặt kỹ thuật hủy đốt đạn dược; có trình độ chuyên môn về đạn dược từ trung cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn đạn dược, quy trình kỹ thuật, quy tắc an toàn trong hủy đốt đạn dược; sử dụng thành thạo các phương tiện mồi cháy; được giao nhiệm vụ phụ trách về mặt kỹ thuật khi tiến hành hủy đốt đạn dược;
     
    - Nhân viên y tế: Là những người bảo đảm sức khỏe cho lực lượng hủy đốt đạn dược; có trình độ chuyên môn về ngành y tế từ sơ cấp trở lên; nắm chắc chuyên môn ngành y tế; sử dụng thành thạo các phương tiện, dụng cụ sơ cứu, cấp cứu khi có sự cố xảy ra;
     
    - Lực lượng cảnh giới: Là những người làm nhiệm vụ cảnh giới không cho người, phương tiện và gia súc vào khu vực cảnh giới trong quá trình hủy đốt đạn dược.
     
    2. Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy đốt đạn dược phải đáp ứng điều kiện gì?
     
    Tại tiểu mục 2.2.4.4 QCVN 03:2017/BQP quy định phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy đốt đạn dược được quy định như sau:
     
    - Thiết bị hủy đốt đạn dược:
     
    + Đảm bảo đồng bộ theo tài liệu thiết kế, chế tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo tài liệu của nhà cung cấp thiết bị;
     
    + Tình trạng thiết bị hoạt động tốt, được cấp có thẩm quyền kiểm tra và cho phép sử dụng;
     
    + Nghiêm cấm các trường hợp sau: Sử dụng thiết bị hủy đốt đạn súng để hủy đốt: Ngòi đạn; hỏa cụ và các loại đạn súng có tác dụng nổ cháy nhanh (đạn nổ cháy nhanh 14,5 MД3; 12,7 MД3); sử dụng thiết bị hủy đốt ngòi đạn để hủy đốt đạn súng và dây nổ.
     
    - Phương tiện mồi cháy gồm: Phương tiện tạo lửa (diêm, bật lửa, nụ xùy kết hợp với dây cháy chậm); vải; dầu diezen; sào (gậy) châm lửa; gỗ khô. Các phương tiện tạo lửa chỉ một người quản lý và do người chỉ huy giao nhiệm vụ.
     
    - Bảo hộ lao động trang bị cho lực lượng trực tiếp hủy đốt đạn dược, gồm: Quần áo; mũ; găng tay và khẩu trang. Các phương tiện bảo hộ lao động đảm bảo theo quy trình.
     
    - Phương tiện vận chuyển, gồm: Xe kéo tay hai bánh và dụng cụ khiêng bằng sức người:
     
    + Xe kéo tay hai bánh: Tình trạng xe còn tốt; xe có bánh lốp cao su; sàn xe bằng gỗ được lót lớp cao su, có ván chắn ở hai đầu; càng xe chắc chắn; trục xe liên kết với bánh xe bằng ổ bi có nắp đậy;
     
    + Dụng cụ khiêng bằng sức người: Phải bảo đảm bền và chắc chắn khi khiêng hòm bao gói đạn dược từ vị trí tập kết để đạn dược chờ hủy đến bãi hủy.
     
    - Phương tiện phòng cháy, chữa cháy, gồm: Xe cứu hỏa; các phương tiện, dụng cụ cứu hỏa.
     
    - Phương tiện đo nhiệt độ: Nhiệt kế thủy ngân có dải đo từ 5oC đến 100oC.
     
    - Phương tiện hỗ trợ y tế, gồm: Các phương tiện sơ cứu, cấp cứu; các phương tiện, dụng cụ vận chuyển người.
     
    3. Trường hợp nào bị nghiêm cấm trong khu vực hủy đốt đạn dược?
     
    Căn cứ 2.2.5 QCVN 03:2017/BQP trong khu vực hủy đốt đạn dược, nghiêm cấm các trường hợp sau:
     
    - Súc vật, người không có nhiệm vụ vào khu vực hủy;
     
    - Đi lại tự do trong khu vực hủy đốt đạn dược hoặc tiếp xúc với đạn dược khi chưa được giao nhiệm vụ;
     
    - Mang theo các phương tiện có thể phát ra tia lửa hoặc phương tiện tạo lửa, trừ trường hợp người được giao nhiệm vụ;
     
    - Có các hành động có thể phát ra tia lửa;
     
    - Sử dụng các chất kích thích;
     
    - Mồi cháy khi chưa có tín hiệu báo an toàn từ các vị trí cảnh giới và khi chưa có lệnh của người chỉ huy;
     
    - Tự động tháo tách các chi tiết, cụm chi tiết của đạn dược;
     
    - Ra khỏi hầm trú ẩn khi chưa có lệnh của người chỉ huy;
     
    - Làm sai quy trình, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
     
    29 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (26/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận