Đó là một trong những thay đổi đáng chú ý tại Dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, ngoài ra, Dự thảo Luật này còn sửa đổi, bổ sung một số quy định khác như sau:
1. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính ngay cả đối với người vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài
2. Xác định thời hiệu đối với đối tượng cố tình trốn tránh, cản trở việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính
3. Thống nhất cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính.
4. Bổ sung quy định về cách thức xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể tương tự như quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật XLVPHC
5. Tăng thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện để xác định giá trị từ “không quá 24 giờ” lên “không quá 48 giờ”, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 48 giờ (so với hiện tại là 24 giờ).
6. Sửa đổi thời điểm xác định thời hạn bắt đầu tạm giữ, từ “thời điểm ra quyết định tạm giữ” thành “thời điểm tạm giữ thực tế” cho thống nhất với quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật XLVPHC.
Dự Luật này cũng đề cập đến việc xử lý tang vật vi phạm khi phát sinh vấn đề trong thực tế hiện nay mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quá cao, thậm chí cao hơn nhiều lần giá trị của phương tiện bị tạm giữ. Trường hợp này, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện sẵn sàng từ bỏ phương tiện, không đến cơ quan có thẩm quyền tạm giữ để giải quyết hoặc trường hợp phương tiện thuộc diện mua đi bán lại nhiều lần, không đủ giấy tờ hợp pháp nên không đủ căn cứ trả lại. Bên cạnh đó, một số phương tiện bị lực lượng chức năng tạm giữ có dấu hiệu hình sự nên người vi phạm cũng không quay lại cơ quan chức năng để nộp phạt, nhận lại phương tiện…
Xem thêm tại Đề cương Dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi và Tờ trình Dự thảo.