Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2015

Chủ đề   RSS   
  • #390752 06/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2015

    Trải qua 10 năm thực hiện, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 tồn tại nhiều vấn đề phát sinh nhưng chưa được làm rõ. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2015 ra đời với mục đích bổ sung những khiếm khuyết, thiếu sót mà Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước kia mang lại.

    Điểm qua 3 nội dung nổi bật cần lưu ý trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2015 như sau:

    1. Mở rộng đối tượng phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

    Trước đây, đối tượng phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được quy định một cách chung chung là tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định và các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật này cũng chỉ giới hạn đối tượng nộp thuế bao gồm:

    - Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

    - Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

    - Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế.

    Thì nay, các đối tượng được làm rõ trong các Nghị định và Thông tư trước đây vào trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2015, đồng thời bổ sung thêm một số đối tượng phải nộp thuế, đó là:

    - Người xử lý tài sản trong trường hợp tài sản là hàng hóa nhập khẩu chưa nộp thuế.

    - Người kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng hàng hóa chưa nộp thuế nhập khẩu.

    - Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

    2. Làm rõ các biện pháp phòng vệ về thuế

    “Sân chơi WTO” là môi trường để mở rộng các mối quan hệ ngoại giao và thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa của đất nước, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro có thể làm giảm sức cạnh tranh với thị trường hàng hóa nội địa.

    Để tạo thế cân bằng cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, buộc phải đưa các biện pháp phòng vệ về thuế bao gồm Thuế chống bán phá giá, Thuế chống trợ cấp và Thuế tự vệ vào Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2015.

    Biên độ phá giá cho phép tối đa 2%

    Cụ thể, biên độ bán phá giá không đáng kể là biên độ phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

    Khi hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể, đồng thời việc bán phá giá hàng hoá là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước thì sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá.

    Khi có quyết định điều tra sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, sau khi có kết luận cuối cùng và có kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá sẽ ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá.

    Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tối đa là 05 năm kể từ ngày có quyết định. Trường hợp cần thiết có thể gia hạn.

    Mức trợ cấp tối đa cho phép là 1% trị giá sản phẩm

    Cụ thể, mức trợ cấp không đáng kể là mức trợ cấp thấp hơn 1% trị giá sản phẩm.

    Khi hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật và  là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước thì sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp.

    Tương tự như với thuế chống bán phá giá, khi có quyết định điều tra sẽ áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và khi có kết luận cuối cùng sẽ tiến hành áp dụng thuế chông trợ cấp.

    Thời hạn tối đa áp dụng thuế chống trợ cấp là 05 năm kể từ ngày có quyết định. Trường hợp cần thiết có thể gia hạn.

    Ngoài ra, còn có thể áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước.

    Thuế tự vệ

    Khi khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước và gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước thì sẽ áp dụng thuế tự vệ.

    Thời hạn áp dụng thuế tự vệ tương tư như với thuế chống bán phá giá. Đồng thời sẽ đình chỉ áp dụng thuế tự vệ khi các điều kiện áp dụng thuế tự vệ không còn tồn tại hoặc nếu tiếp tục áp dụng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội trong nước.

    3. Hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế đều phải nộp thuế trước khi thông quan trừ trường hợp được ưu tiên

    Cụ thể:

    - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, trừ trường hợp thuộc đối tượng ưu tiên.

    Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến trước ngày nộp thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

    Các trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), thì tổ chức nhận bảo lãnh phải nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

    - Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan trong tháng chậm nhất vào ngày thứ 10 của tháng kế tiếp.

    Dự kiến Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2015  sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và thay thế Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.

    Đồng thời, Luật này cũng bãi bỏ các Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ.

    Xem chi tiết Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2015.

     
    7748 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận