Tình trang hiệu lực của văn bản pháp luật là yếu tố quan trọng để xác định văn bản đó có còn được áp dụng hay không. Tuy nhiên, nhiều văn bản pháp luật còn khá mập mờ và rối rắm trong việc xác định tình trạng hiệu lực.
Đầu năm 2009, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 và Luật thuế giá trị gia tăng 2008 đã chính thức đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt & luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2005 (Luật số 57/2005/QH11) vẫn còn đó những dấu hỏi.
Điều 1 của Luật số 57/2005/QH11 đã bị bãi bỏ bởi khoản 2 điều 10 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, chính thức kể từ 31/12/2009 toàn bộ nội dung về thuế tiêu thụ đặc biệt tại Luật số 57/2005/QH11 hết hiệu lưc.
Điều 2 của Luật số 57/2005/QH11 đã bị bãi bỏ bởi khoản 3 điều 15 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và toàn bộ nội dung về thuế giá trị gia tăng tại Luật số 57/2005/QH11 hết hiệu lực từ 1/1/2009.
Về mặt thực tiễn toàn bộ nội dung về thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng tại Luật số 57/2005/QH11 sẽ không còn áp dụng kể từ 31/12/2009. Tuy nhiên, về mặt lý luận thì Luật số 57/2005/QH11 vẫn còn hiệu lực.
Luật số 57/2005/QH11 bao gồm bốn điều nhưng điều 3 và 4 (mang tính hình thức) chưa bị văn bản nào tuyên bố hết hiệu lực.
Như vậy, Luật số 57/2005/QH11 rơi vào cảnh “sống thực vật” – tình trạng còn hiệu lực nhưng chẳng áp dụng được vào thực tiễn. Thiết nghĩ, Quốc hội cần phải có động thái tích cực để làm minh bạch tình trạng hiệu lực những văn bản pháp luật do mình ban hành.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 09/08/2013 02:31:48 CH