Luật sửa đổi, bổ sung Luật chuyển giao công nghệ 2017

Chủ đề   RSS   
  • #435698 12/09/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Luật sửa đổi, bổ sung Luật chuyển giao công nghệ 2017

    Theo như Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2017 được Quốc hội thông qua hồi tháng 7/2016 vừa rồi, thì trong kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIV sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật chuyển giao công nghệ 2017.

    10 năm qua thực hiện Luật chuyển giao công nghệ 2006 đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới, chuyển giao công nghệ và các hoạt động ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ..

    Trước bối cảnh thay đổi nhanh chóng về sự phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Luật chuyển giao công nghệ 2006 đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, thậm chí còn bị lạc hậu, chưa theo kịp thời cải cách, đổi mới trong phát triển khoa học công nghệ.

    Vì vậy, cần phải sớm cho ra đời Luật sửa đổi, bổ sung Luật chuyển giao công nghệ 2017. Sau đây sẽ là bảng so sánh điểm đựơc sửa đổi, bổ sung và nhận xét vì sao lại có sự thay đổi này:

    STT

    Luật chuyển giao công nghệ 2006

    Luật sửa đổi, bổ sung Luật chuyển giao công nghệ 2017

    Lý do sửa đổi, bổ sung

    1

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    7. Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ.

    20. Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ, huy động vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sử dụng công nghệ mới được tạo ra.

    Sửa đổi các khoản 7, 20 và bổ sung các khoản 22, 23, 24, 25, 26  vào sau khoản 21 Điều 3:

     “7. Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, điểm kết nối cung cầu công nghệ, sàn giao dịch công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ.”

    “20. Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ là hoạt động hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoàn thiện công nghệ, đầu tư và huy động vốn đầu tư, tiếp thị, thực hiện thủ tục pháp lý và các dịch vụ cần thiết khác để thành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra từ công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

    “22. Làm chủ công nghệ là quá trình từ khám phá, nghiên cứu, phân tích để hiểu, nắm vững nguyên lý công nghệ, cấu trúc, thiết kế, chức năng và hoạt động của một thiết bị, đối tượng, hệ thống đến thích nghi, cải tiến, hoàn thiện công nghệ hoặc tạo ra công nghệ, thiết bị, hệ thống, đối tượng mới có tính năng tương đương hoặc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia.

    23. Đổi mới công nghệ là hoạt động thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.

    24. Tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ là tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ các chủ thể tham gia thị trường khoa học và công nghệ, bao gồm các tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ; khai thác sáng chế, thông tin công nghệ; đánh giá, định giá và giám định công nghệ; ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ, thương mại hóa công nghệ, làm chủ công nghệ, hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp công nghệ.

    25. Thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là hoạt động liên quan đến hoàn thiện, khai thác, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm mục đích thu lợi nhuận.

    26. Khởi nghiệp công nghệ là hoạt động của tổ chức, cá nhân thành lập, phát triển doanh nghiệp dựa trên sản phẩm, dịch vụ tạo ra từ công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

    Để phát triển thị trường KH&CN theo hướng tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh cho các tổ chức trung gian, thúc đẩy cung, cầu công nghệ

    2

    Điều 5. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ

    ...

    2. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ.

    3. Phát triển mạnh thị trường công nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

     

    Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 2a và khoản 3 Điều 5 như sau:

    “2. Ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và công nghệ thích hợp với xu hướng phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật và điều kiện của nền kinh tế Việt Nam, trong đó bao gồm cả công nghiệp hỗ trợ; có chính sách hỗ trợ đầu tư, khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực công nghệ đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ.

    2a. Có chính sách ưu đãi đối với công nghệ tiên tiến, công nghệ mới lần đầu tiên tạo ra tại Việt Nam hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam để chuyển giao cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

    3. Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho khởi nghiệp công nghệ; thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.”

    Để đảm bảo quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài và CGCN trong nước,

    3

    Điều 7. Đối tượng công nghệ được chuyển giao

    2. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

    Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:

    “2. Đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”

    Để bảo đảm tính thống nhất giữa Luật CGCN và các luật có liên quan

    4

    Điều 11. Công nghệ cấm chuyển giao

    1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

    2. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    4. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     

    Điều 11. Công nghệ cấm chuyển giao

    1. Công nghệ cấm chuyển giao bao gồm:

    a) Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường;

    b) Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    c) Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

    d) Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc nhập khẩu, chuyển giao và sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.”

    Để đảm bảo quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài và CGCN trong nước,

    5

    Điều 22. Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ

    1. Giá thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận.

    2. Việc thanh toán được thực hiện bằng một hoặc một số phương thức sau đây:

    a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hoá;

    b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

    c) Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.

    Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 22 như sau:

    “3. Giá chuyển giao công nghệ được xác định theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan. Trường hợp chuyển giao công nghệ giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con hoặc giữa các bên có quan hệ liên kết phải thực hiện kiểm toán về giá chuyển giao công nghệ và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định.”

    Để hạn chế hiện tượng chuyển giá qua hoạt động CGCN gây thất thu ngân sách nhà nước.
     

    6

    Điều 31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ

    Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo đúng nội dung đã đăng ký kinh doanh;

    2. Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã giao kết;

    3. Chịu trách nhiệm trước bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;

    4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ;

    5. Giữ bí mật thông tin theo thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ;

    6. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 31. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ

    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo đúng nội dung đã đăng ký kinh doanh;

    b) Thực hiện hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã giao kết;

    c) Chịu trách nhiệm trước bên sử dụng dịch vụ và trước pháp luật về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;

    d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ;

    đ) Giữ bí mật thông tin theo thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ;

    e) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    2. Đối với tổ chức đánh giá, định giá và giám định công nghệ ngoài những nội dung nêu tại khoản 1 Điều này còn có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ theo quy định tại Điều 32 của Luật này;

    b) Hằng năm, có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện.”

    Luật Đầu tư năm 2014 quy định dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ là dịch vụ đầu tư, kinh doanh có điều kiện nhưng Luật CGCN hiện hành chỉ quy định giám định công nghệ là loại dịch vụ có điều kiện, vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung về điều kiện hoạt động của các loại hình dịch vụ này cho thống nhất với Luật Đầu tư.
    Việc quy định điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ là cần thiết nhằm bảo đảm các tổ chức này có năng lực nhất định thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức trung gian, góp phần vào việc phát triển thị trường công nghệ. 

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    7

    Điều 32. Dịch vụ giám định công nghệ

    1. Dịch vụ giám định công nghệ là hoạt động kinh doanh hoặc không kinh doanh thông qua giám định công nghệ để xác định tình trạng thực tế của công nghệ được chuyển giao và những nội dung khác liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của một hoặc các bên tham gia ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    2. Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giám định công nghệ, bên yêu cầu giám định công nghệ phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

     

    Điều 32. Tổ chức đánh giá, định giá và giám định công nghệ

    1. Tổ chức đánh giá, định giá và giám định công nghệ là tổ chức khoa học và công nghệ; doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đầu tư, kinh doanh dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ.

    2. Tổ chức định giá công nghệ phải đáp ứng điều kiện hoạt động của tổ chức thẩm định giá được quy định tại Luật Giá và một số quy định về đào tạo, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm bảo đảm đặc thù của định giá loại hàng hóa công nghệ.

    3. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá, định giá và giám định công nghệ.”

    8

    Điều 34. Phát triển thị trường công nghệ

    1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thị trường công nghệ bằng các hình thức sau đây:

    a) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường công nghệ, bao gồm chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và các loại hình khác;

     b) Công bố, phổ biến, trình diễn, giới thiệu công nghệ và tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ trong nước và nước ngoài.

    2. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, các loại hình chuyển giao công nghệ khác và thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường công nghệ.

     

    Điều 34. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ

    1. Nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển tổ chức trung gian và thúc đẩy cung, cầu công nghệ thông qua các hoạt động:

    a) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hỗ trợ hoạt động của sàn giao dịch công nghệ quốc gia, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ cấp quốc gia trong giai đoạn đầu theo quy định của Chính phủ;

    b) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công nghệ quốc gia;

    c) Đào tạo nguồn nhân lực cho tổ chức trung gian;

    d) Đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có giá cả và chất lượng tương đương với công nghệ, sản phẩm nhập khẩu để khuyến khích sử dụng trong dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước và mua sắm công.

    2. Ngoài các nội dung chi theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, doanh nghiệp được sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư, đối ứng vốn và nhận đối ứng vốn đầu tư cho ươm tạo công nghệ, thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của bản thân doanh nghiệp.

    3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng được phép nhận bảo đảm bằng quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị làm tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật trong giao dịch vay vốn đầu tư cho các dự án khoa học và công nghệ, khởi nghiệp công nghệ và phát triển sản xuất kinh doanh từ kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ.”

    Để phát triển thị trường KH&CN theo hướng tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh cho các tổ chức trung gian, thúc đẩy cung, cầu công nghệ

     

     

     

     

     

     

     

     

    9

    Điều 40. Chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước

    1. Nhà nước giao quyền chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ sử dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

    3. Trong trường hợp chủ sở hữu không thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ cho tổ chức khác.

     

    Điều 40. Thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

    1. Việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

    2. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổ chức lựa chọn, công bố công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có khả năng thương mại hóa.

    3. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ hoạt động liên kết giữa tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương với tổ chức khoa học và công nghệ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong việc hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để phù hợp đặc thù của địa phương.

    4. Hằng năm, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và phát triển công nghệ có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tình hình giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, thương mại hóa công nghê, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước.

    5. Trong trường hợp tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thể sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 41 Luật Khoa học và Công nghệ thì đại diện chủ sở hữu nhà nước ưu tiên giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tạo ra từ ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự án khởi nghiệp công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.”

    Để phát triển thị trường KH&CN theo hướng tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh cho các tổ chức trung gian, thúc đẩy cung, cầu công nghệ

    10

    Điều 42. Phân chia thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước

     Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được phân chia như sau:

    1. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ được hưởng mức thù lao theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ;

    2. Trường hợp tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ được giao quyền chủ sở hữu công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước phải quy định cụ thể, công khai cơ chế và tỷ lệ phân chia lợi ích theo nguyên tắc sau đây:

    a) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do công nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là mười năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng công nghệ đó để sản xuất;

    b) Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ được hưởng từ 20% đến 35% số tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao công nghệ đó;

    3. Sau khi trả thù lao cho tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ, chủ sở hữu công nghệ sử dụng 50% thu nhập còn lại cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng;

    4. Trường hợp công nghệ được tạo ra bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì việc phân chia thu nhập từ phần vốn của Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

    Điều 42. Phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước

    1. Việc phân chia lợi nhuận thu được từ chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.

    2. Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ được hưởng mức thù lao theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.”

    Để phát triển thị trường KH&CN theo hướng tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh cho các tổ chức trung gian, thúc đẩy cung, cầu công nghệ

    11

    Điều 43. Góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư

    Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 8 của Luật này được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư. Giá trị vốn góp là giá công nghệ được thoả thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

     

    Điều 43. Góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư

    Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 8 của Luật này được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư. Trong trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì giá trị công nghệ đưa vào góp vốn phải được định giá bởi một tổ chức có chức năng định giá công nghệ.”

    Để hạn chế tình trạng sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả. 
     

    12

    Điều 44. Chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ

    1. Miễn thuế thu nhập cho tổ chức, cá nhân góp vốn bằng Bằng sáng chế, công nghệ.

    2. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học.

    3. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ không chịu thuế giá trị gia tăng.

    4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bảy năm tiếp theo.

    5. Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ có tiếp nhận công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao được miễn thuế thu nhập trong bốn năm với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá 50% tổng kinh phí đầu tư cho đổi mới công nghệ.

    6. Doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi thực hiện dự án đầu tư có tiếp nhận công nghệ được hưởng ưu đãi như sau:

    a) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá tổng kinh phí đầu tư cho đổi mới công nghệ;

    b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá phục vụ việc thay thế, đổi mới công nghệ và nguyên liệu, vật tư, linh kiện dùng để sản xuất trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất theo công nghệ mới.

    7. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao vào vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được giảm 50% thuế thu nhập đối với thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ, cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi.

    8. Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ được miễn thuế thu nhập trong bốn năm, được giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong chín năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất.

    “Điều 44. Chính sách thuế để thúc đẩy và giám sát hoạt động chuyển giao công nghệ

    1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ thực hiện nghĩa vụ thuế và được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

    2. Tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ, nhận chuyển giao công nghệ phải thể hiện trên hồ sơ khai thuế các nội dung: số lượng chuyển giao hoặc nhận chuyển giao, tên công nghệ, đối tượng công nghệ, xuất xứ và giá trị công nghệ chuyển giao làm căn cứ xác định và giám sát nghĩa vụ thuế, ưu đãi thuế gắn với công nghệ được chuyển giao.”

    Theo pháp luật về thuế, không quy định vấn đề ưu đãi trong các luật chuyên ngành.
     

    13

    Điều 45. Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ

    Doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận trước thuế hằng năm lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ. Trong thời hạn năm năm, nếu quỹ không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp trên số lợi nhuận trước thuế mà Nhà nước để lại cho doanh nghiệp và phần lãi phát sinh từ khoản lợi nhuận trước thuế đó.

    Chính phủ trình Quốc hội quyết định mức khấu trừ lợi nhuận trước thuế quy định tại Điều này.

     

    Điều 45. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ

    1. Hình thành các trung tâm ứng dụng, đổi mới công nghệ tại các vùng kinh tế trên cơ sở nâng cấp một số Trung tâm có chức năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện có để hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động chế tạo, thử nghiệm, hoàn thiện và làm chủ công nghệ phục vụ phát triển các sản phẩm, trong đó ưu tiên các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên phát triển.

    Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lựa chọn, nâng cấp một số trung tâm có chức năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện có để hình thành các Trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ tại các vùng kinh tế.

    Nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc hình thành các trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ tại vùng kinh tế do ngân sách Nhà nước dành cho khoa học và công nghệ bảo đảm.

    2. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí chuyển giao công nghệ giữa tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp thuộc địa bàn và lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

    3. Doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động chế tạo, thử nghiệm, hoàn thiện và làm chủ công nghệ được ưu tiên hỗ trợ từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và từ nguồn ngân sách nhà nước.

    4. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

    Để phát triển thị trường KH&CN theo hướng tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh cho các tổ chức trung gian, thúc đẩy cung, cầu công nghệ

    14

    Điều 50. Thống kê chuyển giao công nghệ

    1. Thống kê chuyển giao công nghệ bao gồm thống kê số liệu công nghệ được chuyển giao, công nghệ mới, công nghệ được đổi mới và là một nội dung trong báo cáo thống kê hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về thống kê.

    Thống kê chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.

    2. Hằng năm, doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, trường đại học, trường cao đẳng và các cơ sở đào tạo khác có trách nhiệm báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ của mình với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

    3. Cơ quan thống kê trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ.

     

    Điều 50. Thống kê chuyển giao công nghệ

    1. Thống kê chuyển giao công nghệ bao gồm thống kê số liệu về số lượng và giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ, thương mại hóa công nghệ. Thống kê chuyển giao công nghệ là một nội dung trong báo cáo thống kê hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.

    2. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) tổ chức thu thập thông tin thống kê về chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ.

    3. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan) thực hiện việc kết nối và chia sẻ dữ liệu thống kê về chuyển giao công nghệ.

    4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan quy định cụ thể để triển khai thu thập số liệu thống kê về chuyển giao công nghệ.”

    Thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thống kê về CGCN. 
     

    15

    Điều 52. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

    Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:

    2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ trình Chính phủ ban hành;

    ...

    5. Công bố Danh mục công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

    ...

    7. Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ;

     

    Sửa đổi khoản 2; bổ sung khoản 2a, 2b sau khoản 2, khoản 5a sau khoản 5, khoản 7a, 7b sau khoản 7 của Điều 52 như sau:

     “2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng chiến lược nhập khẩu công nghệ, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;”

    2a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức đánh giá trình độ công nghệ, năng lực công nghệ trong một số ngành, lĩnh vực theo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong từng thời kỳ.

    2b. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ có liên quan xây dựng Chương trình khởi nghiệp công nghệ.

    5a. Công bố Danh mục các tổ chức đánh giá công nghệ, định giá công nghệ và giám định công nghệ đủ điều kiện hoạt động.

    7a. Tổ chức thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; Đánh giá, thẩm định công nghệ mới, sản phẩm tạo ra từ công nghệ mới có chất lượng, giá cả tương đương với sản phẩm, công nghệ nhập khẩu để khuyến khích sử dụng trong dự án đầu tư có sử dụng ngân sách nhà nước, mua sắm công và phục vụ nhu cầu thị trường trong nước.

    7b. Quy định cụ thể việc triển khai thu thập số liệu thống kê về chuyển giao công nghệ.”

    Để thực hiện nhiệm vụ được giao

    16

    Điều 53. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

    Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:

    1. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình, biện pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ;

    16. Bổ sung Khoản 1a vào sau Khoản 1 Điều 53 như sau:

    “1a. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra từ việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý theo thẩm quyền.”

    Để đảm bảo quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài và CGCN trong nước

    17

    Điều 8. Quyền chuyển giao công nghệ

    ...

    3. Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.

    Điều 24. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao

    2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:

    ...

    b) Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    ...

    Điều 28. Dịch vụ chuyển giao công nghệ

    ...

    2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.

    Điều 33. Tiêu chuẩn giám định viên công nghệ

    Giám định viên công nghệ phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

    1. Có trình độ đại học, cao đẳng trở lên và có năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu và lĩnh vực công nghệ giám định;

    2. Có ít nhất ba năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ cần giám định;

    3. Có chứng chỉ giám định về lĩnh vực công nghệ cần giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ.

    Điều 44. Chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển

    ...

    2. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, đổi mới công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học.

    3. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ không chịu thuế giá trị gia tăng.

    ...

    Bị bãi bỏ

    Không còn phù hợp

    Các bạn có thể xem chi tiết Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật chuyển giao công nghệ 2017 và Tờ trình Dự thảo.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 12/09/2016 01:43:03 CH
     
    5208 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    trang_u (10/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận