Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

Chủ đề   RSS   
  • #571392 19/05/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai - Minh họa

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai - Minh họa

    Hiện nay, không ít trường hợp người dân khi có nhu cầu giao dịch về đất đai (chuyển nhượng QSDĐ) thì lại không đến văn phòng công chứng để làm chứng giấy tờ mà tìm đến các văn phòng luật sư nhờ thực hiện thủ tục này. Cần biết, việc luật sư đứng ra làm chứng thay cho công chứng trong các giao dịch đất đai như trên là hoàn toàn trái luật!

    Trước tiên, việc hiểu sai này bắt nguồn từ sự hiểu lầm một điều luật trong Luật Luật sư 2006:

    “Điều 30. Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư

    1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.”

    Chính vì cụm từ “xác nhận giấy tờ” mà nhiều người cho rằng việc luật sư đứng ra làm chứng cho các giao dịch đất đai cũng là một hoạt động dịch vụ pháp lý được Nhà nước cho phép.

    Tuy nhiên, hiểu như vậy liệu có chính xác hay không?

    Để trả lời câu hỏi này, Khoản 2 của điều luật trên nêu rõ:

    “2. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.”

    Theo đó, dù luật sư muốn làm chứng cho bất kỳ loại giao dịch hay sự kiện pháp lý nào thì cũng cần phải xem xét quy định của pháp luật liên quan đến giao dịch, sự kiện pháp lý đó.

    Như chúng ta đã biết, một số giao dịch, sự kiện như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở, viết di chúc,… cần phải công chứng mới có hiệu lực. Lật lại quy định của Luật Công chứng 2014 thì “công chứng” được quy định là hoạt động của Văn phòng công chứng chứ không hề liên quan đến nghề Luật sư, và các quy định liên quan đến hành nghề Luật sư cũng hoàn toàn tách riêng với nghề Công chứng viên.

    Điều này chứng tỏ, nếu xem việc làm chứng của một Luật sư có hiệu lực tương tự việc công chứng thì hoàn toàn không chính xác.

    Đối với việc “chứng thực”, quy định về hoạt động này nằm trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể là tại Điều 5. Tuy nhiên trong danh sách những cơ quan có thẩm quyền thực hiện chứng thực văn bản, giao dịch, chữ ký,… cũng không hề có nhắc đến văn phòng luật sư.

    Như vậy, phải khẳng định dù trong bất kỳ trường hợp nào, văn phòng Luật sư không có chức năng công chứng, chứng thực theo Luật định.

    Chúng ta cũng biết rằng, tại Khoản 1, Điều 459 (Bộ luật Dân sự năm 2015) và Điểm a, Khoản 3, Điều 167 (Luật Đất đai năm 2013) quy định, việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực và phải đăng ký tại cơ quan đăng ký theo quy định.

    Chính vì các lẽ trên, cần hiểu rằng việc văn phòng luật sư đứng ra công chứng, chứng thực cho các giao dịch liên quan đến đất đai, nhà ở hoàn toàn không được pháp luật cho phép. Nếu có tranh chấp xảy ra, người dân sẽ là người phải chịu thiệt thòi!

     
    3773 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (20/05/2021) ThanhLongLS (19/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578564   28/12/2021

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực và phải đăng ký tại cơ quan đăng ký theo quy định, và luật sư thì không hề có đủ thẩm quyền để công chứng, chứng thực. Cảm ơn tác giả vì bài viết hữu ích

     
    Báo quản trị |  
  • #580900   27/02/2022

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích từ bài viết của bạn. Mĩnh nghĩ rằng thông tin từ bài viết Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận sẽ có rất nhiều người quan tâm và giúp ích cho họ. Hy vọng có thể xem được nhiều bài viết từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #580936   28/02/2022

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Trong các giao dịch về đất đai thì luật sư chỉ có quyền làm "người làm chứng" chứ không được thực hiện các bước công chứng, chứng thực. Vì vậy nếu các hợp đồng chuyển nhượng đất đai không công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền là UBND hoặc Văn phòng công chứng thì sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên nhiều người còn chưa nắm rõ được thông tin này, vì vậy các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện việc tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ hơn về pháp luật, hạn chế được các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực đất đai.

     
    Báo quản trị |  
  • #581253   06/03/2022

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Tôi thấy tác giả bài viết chưa phân biệt được thế nào là công chứng, thế nào là làm chứng cho nên sử dụng lẩn lộn trong bài viết.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #581254   06/03/2022

    dangngocquynhnhu
    dangngocquynhnhu

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/02/2022
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Theo quy định tại Điều 5 Luật công chứng 2014 về giá trị pháp lý của văn bản công chứng,văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Việc quy định công chứng nhằm giúp chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Đây cũng là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia xác lập hợp đồng,giao dịch khi có vấn đề tranh chấp xảy ra, buộc các bên phải xác nhận tính xác thực của hợp đồng cũng như trách nhiệm pháp lý trong tham gia giao dịch.

     
    Báo quản trị |  
  • #581506   19/03/2022

    bhnghia99
    bhnghia99

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:09/03/2022
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 366
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Nhiều người lầm tưởng vai trò của Luật sư, nhiều người tin tưởng vào ví trí của người Luật sư nhờ họ làm chứng cho các giao dịch về đất đai. Nhưng lúc này họ lại hiểu sai về người làm chứng và công chứng. Bởi lẽ, các giao dịch về đất đai phải được lập thành văn bản và công chứng tại nơi có thẩm quyền. Cho nên việc nhờ các luật sư hoặc văn phòng luật sư làm chứng cho giao dịch về đất đai là chưa đáp ứng về mặt hình thức của giao dịch

     
    Báo quản trị |  
  • #583645   30/04/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Cảm ơn bạn vì đã có những phân tích vô cùng chi tiết về vấn đề công chứng, chứng thực này.

    Thật sự vẫn còn nhiều người không biết quy định của pháp luật và tin tưởng vào uy tín cũng như sự đảm bảo về mặt pháp lý của các văn phòng luật sư mà tìm đến để công chứng, chứng thực giấy tờ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, các luật sư là người phải hiểu rõ các quy định nêu trên nhưng vẫn đứng ra công chứng, chứng thực giấy tờ cho người khác thì mình thật sự không hiểu nổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #583762   30/04/2022

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Vì vậy luật sư tại văn phòng luật sư không được coi là người có đủ thầm quyền để công chứng chứng thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #584485   29/05/2022

    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Cảm ơn bạn vì bài viết mang đến thông tin rất hữu ích. Luật sự là một nghề làm trong lĩnh vực pháp luật, tuy nhiên không phải thẩm quyền pháp luật nào luật sư cũng được phép làm. Trong đó, công chứng, chứng thực là một khía cạnh khác trong pháp luật và luật sư không có quyền hạn này.

     
    Báo quản trị |  
  • #584495   29/05/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai: Pháp luật tuyệt đối không công nhận

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình cần làm rõ vấn đề, thực tế khi thực hiện giao dịch liên quan đến bất động sản, người dân thường đến các văn phòng luật sư yêu cầu theo hai hướng một là làm "người làm chứng" khi ký giao dịch hoặc tư vấn thủ tục liên quan đến công chứng, chứng thực giấy tờ. Vì có nhiều trường hợp người dân không rõ thủ tục, do đó thay vì đến các văn phòng công chứng thì sẽ đến các văn phòng để nhờ tư vấn đồng thời có thể ủy quyền để thực hiện các thủ tục liên quan đến công chứng, chứng thực giấy tờ. Theo đó, các thủ tục về công chứng, chứng thực vẫn sẽ được luật sư liên hệ với văn phòng công chứng để thực hiện.

    Mình cũng xin góp ý về cách đặt vấn đề, đúng như bạn chia sẻ, văn phòng Luật sư không có chức năng công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, với cách bạn đặt vấn đề luật sư đứng ra làm chứng trong giao dịch đất đai không được pháp luật công nhận, với cách hiểu thông thường sẽ khiến nhiều người hiểu nhầm nếu không tìm hiểu kỹ.

     

     
    Báo quản trị |