Luật phá sản doanh nghiệp 2014 và thực tiễn áp dụng

Chủ đề   RSS   
  • #463649 04/08/2017

    apac

    Sơ sinh


    Tham gia:25/12/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật phá sản doanh nghiệp 2014 và thực tiễn áp dụng

    Kính gửi các đồng nghiệp !

    Bên mình đang thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo qui định tại Điều 4 Luật Phá sản doanh nghiệp. Tòa án đã thụ lý hồ sơ vụ việc nhưng lại "không dám xử" với lý do xử lý doanh nghiệp phá sản rất phức tạp...và luôn khuyên mình chuyển sang hình thức kiện đòi nợ theo Dân sự. vậy theo các bạn mình phải làm gì.

    Mình xin tóm tắt hồ sơ của mình như sau:

    Công ty A ký HĐ mua bán hàng hóa với công ty B với giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng. Theo ND hợp đồng công ty A phải tạm ứng 40% giá trị hợp đồng cho công ty B để triển khai các hạng mục, và công ty B ký cam kết bảo lãnh ngân hàng tương ứng với giá trị bảo lãnh. Tuy nhiên, đến thời điểm giao hàng công ty B không giao đủ số lượng như thỏa thuận, hai bên tiến hành gia hạn hợp đồng và Hợp đồng bảo lãnh hết thời hạn. Bên B ghi nhận số nợ còn lại là 2 tỷ đồng và cam kết sẽ thanh toán lại cho công ty A sau 1 tháng. Hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, sau 1 tháng công ty B vẫn không thanh toán khoản tiền 2 tỷ và đến thời điểm hiện tại là 3 năm công ty B vẫn chưa thanh toán khoản nợ. Hai bên thường xuyên có đối chiếu công nợ và xác nhận khoản nợ của công ty B.

    Hồ sơ mọi việc rõ ràng, công ty B thừa nhận khoản nợ và "hứa thanh toán" nhưng hết này này qua lần khác đều không thanh toán, nên chúng tôi đã nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản với công ty B theo đúng thủ tục và tòa án đã thụ lý.

    Vậy, các đồng nghiệp có kinh nghiệm giải quyết thủ tục phá sản theo luật phá sản 2014 thì chia sẻ giúp xem chúng tôi phải làm sao trong trường hợp này. 

    Rất cảm ơn các đồng nghiệp góp ý kiến !

     
    6009 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463784   07/08/2017

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp của bạn tôi trao đổi như sau:

    Trước hết bạn phải tìm hiểu kỹ hoạt động kinh doanh và nguồn tài chính, tài sản sở hữu của Công ty đang nợ bạn để cân nhắc có kiện hay yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    Trường hợp nếu Công ty đó còn hoạt động tốt, nguồn sinh lợi nhuận còn và đủ khả năng hoạt động trong tương lai và còn có những tài sản có giá trị thuộc sở hữu của Công ty thì tôi khuyên bạn nên khởi kiện Công ty để yêu cầu thanh nợ. Sở dĩ tôi nói như vậy bởi vì:

    - Thứ nhất: Trình tự thủ tục yêu cầu tòa án có thẩm quyền mở thủ tục phá sản thực sự khá nhiêu khê. Đến khi Quản tài viên được thẩm phán chỉ định lập được danh sách chủ nợ và để họp được hội nghị chủ nợ lại là một vấn đề rườm rà về thủ tục và thời gian. Chẳng những vậy, nếu Công ty còn hoạt động tốt thì vẫn có thể hội nghị chủ nợ sẽ tán thành việc DN được tiếp tục hoạt động thì lúc ấy mục đích của bạn không đạt được cao cho lắm.

    - Thứ 2: Giả sử Hội nghị chủ nợ đồng ý cho DN phá sản thì đến lúc này tôi nghĩ DN cũng không còn khả năng trả nợ, mà theo bạn trình bày thì đây là khoản nợ không có bảo đẩm nên thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ bất lợi cho bạn. Vì bạn chỉ được thanh toán sau khi giá trị tài sản còn lại được quy ra tiền mặt sẽ được thanh toán cho chi phí phá sản, thuế, nợ lương... sau cùng mới đến nợ không có bảo đảm.

    - Thứ 3: Nếu bạn khởi kiện và từ khi có bản án có lợi cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành Quyết định cuả toaf buộc bên nợ phải thanh toán cho bạn, lúc này nếu bạn thấy được tài sản của Công ty thì bạn có quyền yêu Cơ quan thi hành án phong tỏa, kê biên phát mãi tài sản để thanh toán nợ cho bên có yêu cầu. Như vậy, giả sử bạn cung cấp được cho thi hành án thông tin giá trị đó thì bạn sẽ được ưu tiên thanh toán. Tôi thấy vẫn tốt hơn khi tài sản bị chia năm sẻ bảy.

    - Về trình tự thủ tục theo tôi dự đoán là khởi kiện sẽ nhanh gọn hơn, bởi vì bên nợ hợp tác xác nhận công nợ đều đặn thì sẽ hợp tác trong việc giải quyết nợ tại tòa án. Nếu bên kia thua kiện thì bạn không phải mất án phí.

    Trân trọng!

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |