Luật Điện lực sửa đổi: tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực

Chủ đề   RSS   
  • #610160 02/04/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (362)
    Số điểm: 6646
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 137 lần
    SMod

    Luật Điện lực sửa đổi: tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực

    Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đang được Bộ Công thương lấy ý kiến nhân dân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện.

    Theo Bộ Công thương cho biết, để thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết 203/NQ-CP. Đồng thời, sau gần 20 năm thi hành và qua 03 lần sửa đổi, bổ sung một số điều. Hiện nay, đã đến giai đoạn cần thiết để nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn hoạt động điện lực và sử dụng điện.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/2.-du-thao-2-luat-dl-sua-doi.doc Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01)

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/1.-dt_to-trinh-du-an-luat-dl-sua-doi-.docx Dự thảo Tờ trình Luật Điện lực (sửa đổi) (Lần 01)

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/-bc-danh-gia-tac-dong-chinh-sach-luat-dien-luc.pdf Báo cáo đánh giá tác động của Dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/3.-bc-tong-ket-thuc-tien-thi-hanh-luat-dien-luc-sua-doi-.pdf Báo cáo tổng kết thi hành Luật Điện lực (Giai đoạn 2005-2023)

    (1) Bố cục của Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

    Cụ thể, Luật Điện lực (sửa đổi) có tất cả là 09 chương. Trong đó chia thành 94 điều và được sắp xếp, bố cục hợp lý, khoa học như sau:

    - Chương I của Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8).

    - Chương II. Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực bao gồm 14 điều (từ Điều 9 đến Điều 22).

    - Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 05 điều (từ Điều 23 đến Điều 27). 

    - Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 08 điều (từ Điều 28 đến Điều 35). 

    - Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 24 điều (từ Điều 36 đến Điều 60). 

    - Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 12 điều (từ Điều 61 đến Điều 72). 

    - Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 16 điều (từ Điều 73 đến Điều 89). 

    - Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 02 điều (từ Điều 90 đến Điều 91). 

    - Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều (Điều 92, 93 và Điều 94).

    (2) Những hạn chế của Luật Điện lực hiện hành

    Theo Bộ Công Thương, thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cụ thể như sau:

    - Quy định chưa đáp ứng mục tiêu phát triển:

    + Chưa đáp ứng các chính sách đối với lĩnh vực năng lượng của Đảng, đặc biệt là mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. 

    + Hạn chế trong việc phân công, phân cấp, ảnh hưởng hiệu lực quản lý nhà nước về điện lực. 

    + Thiếu cơ sở pháp lý giải quyết vướng mắc trong quá trình thi hành.

    - Vướng mắc trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia: Trong quá trình tổng kết, rà soát Luật Điện lực 2004 cho thấy ở thời điểm hiện tại, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia có một số vướng mắc trong triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện, cụ thể như chất lượng xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch ngành điện chưa cao.

    - Hạn chế về cơ chế, chính sách: Cụ thể, theo Bộ Công thương, cơ chế lẫn chính sách đối với ngành điện hiện còn thiếu tính đồng bộ. Từ đó, đã hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ở trung ương, địa phương trong thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực; vốn đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

    - Những hạn chế khác:

    + Một số nội dung về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Điều 32 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Điện lực sửa đổi 2012 hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn và không đảm bảo được sự linh hoạt trong việc đánh giá điều kiện hoạt động điện lực để kịp thời điều chỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như nhiệm vụ quản lý nhà nước.

    + Vướng mắc liên quan đến giá điện theo cơ chế thị trường và hoạt động mua bán điện đảm bảo định hướng phát triển thị trường điện. Song song là những vướng mắc trong khâu quản lý và vận hành hệ thống điện; vấn đề liên quan đến kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện, an toàn điện sau công tơ và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

    (3) Mục đích, giải pháp của Luật Điện lực (sửa đổi)

    Để có thể khắc phục những hạn chế, vướng mắc nêu trên, Luật Điện lực (sửa đổi) cần đáp ứng được những yêu cầu như sau:

    - Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (NLTT) phù hợp với xu hướng và cam kết hội nhập quốc tế về chống biến đổi khí hậu.

    Tuy nhiên, cũng cần phải đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác. Từ đó, góp phần giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

    - Luật Điện lực (sửa đổi) phải tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn và lưới điện từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân. Kết hợp với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

    - Nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

    Cuối cùng, Luật Điện lực (sửa đổi) phải bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.

     
    132 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận