Luật Đất đai 2024: Ai sẽ đứng tên Giấy chứng nhận QSDĐ của cơ sở tôn giáo?

Chủ đề   RSS   
  • #610460 11/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 543 lần
    SMod

    Luật Đất đai 2024: Ai sẽ đứng tên Giấy chứng nhận QSDĐ của cơ sở tôn giáo?

    Theo quy định Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), các cơ sở tôn giáo có được giao QSDĐ không? Ai sẽ là người đứng tên trong Giấy chứng nhận QSDĐ của cơ sở tôn giáo? 

    Cơ sở tôn giáo có được giao QSDĐ không?

    Theo Điều 28 Luật Đất đai 2024, người nhận quyền sử dụng đất có bao gồm:

    - Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước giao đất;

    - Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước cho thuê đất;

    - Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

    - Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam;

    Như vậy, tổ chức tôn giáo vẫn sẽ được giao QSDĐ.

    Ai sẽ đứng tên Giấy chứng nhận QSDĐ của cơ sở tôn giáo?

    Theo Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định về người sử dụng đất như sau:

    Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

    - Tổ chức trong nước gồm:

    + Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

    + Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư

    - Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

    - Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);

    - Cộng đồng dân cư;

    - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

    - Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;

    - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Theo Khoản 1 Điều 26 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Như vậy, tổ chức tôn giáo sẽ là người sử dụng đất và là người đứng tên trên Giấy chứng nhận QSDĐ chứ không phải một cá nhân hay đại diện nào.

    Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 6 Luật Đất đai 2024, người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với việc sử dụng đất của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất.

    Đất tôn giáo là gì?

    Theo điểm g Khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo) là một loại trong nhóm đất phi nông nghiệp.

    Theo Điều 213 Luật Đất đai 2024 quy định về đất tôn giáo như sau:

    - Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.

    - Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

    - Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc trường hợp đất tôn giáo giao cho cơ sở tôn giáo không thu tiền sử dụng đất.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.

    - Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024.

    - Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo giao cho cơ sở tôn giáo không thu tiền sử dụng đất thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.

    Như vậy, đất tôn giáo là đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo và vẫn được kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định pháp luật.

     
    862 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (18/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận