Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã khiến thói quen của người tiêu dùng thay đổi, phương thức mua sắm online, kinh doanh qua mạng xã hội dần chiếm lĩnh thị trường. Từ những người nội trợ đến những nhân viên văn phòng hoặc bất kỳ ai, học đều tiết kiệm được thời gian mua sắm, chỉ cần ngồi một chỗ, chỉ cần nhấp chuột và chờ ship tận nơi. Thế nhưng trong quá trình mua bán hàng online đã xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo mà phần đông nạn nhân là những người mua hàng “nhẹ dạ cả tin”.
Khi mua bán thông qua mạng xã hội, người mua chỉ nhìn thấy hình ảnh và đó có thể là hình ảnh tượng trưng chứ không phản ánh được chính xác sản phẩm thật được rao bán. Hơn nữa, việc quản lý bán hàng online đang là một lỗ hỏng. Chỉ cần một tài khoản mạng xã hội thì bất kỳ ai cũng có thể đăng bán hàng mà không có cơ quan nào kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa.
Bên cạnh đó, Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 cũng có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
Tuy nhiên, khi người mua tố cáo cho cơ quan chức năng , vấn đề kiểm tra, xử lý cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó người mua phải thông thái, lựa chọn địa chỉ mua sắm uy tín, công khai địa chỉ, danh tính người bán, rõ ràng minh bạch cách thức thanh toán, điều khoản về trả hàng hoàn tiền.