Lớp phủ hợp kim vàng của đồ trang sức sẽ được ghi nhãn như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611141 03/05/2024

    btrannguyen
    Top 200
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (397)
    Số điểm: 6488
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 108 lần


    Lớp phủ hợp kim vàng của đồ trang sức sẽ được ghi nhãn như thế nào?

    TCVN 10617:2014 quy định về các yêu cầu chiều dày lớp phủ và độ tinh khiết của vàng của lớp phủ. Đồng thời, xác định các thuật ngữ hiện có liên quan đến lớp phủ hợp kim vàng. Vậy, theo Tiêu chuẩn, lớp phủ hợp kim vàng của đồ trang sức sẽ được ghi nhãn như thế nào?

    Yêu cầu về lớp phủ hợp kim vàng của đồ trang sức 

    Theo TCVN 10617:2014 quy định các yêu cầu về lớp phủ như sau:

    Đồ trang sức với một lớp phủ hợp kim vàng có thể được ký hiệu bằng các thuật ngữ nêu trong Bảng 1 nếu như chiều dày lớp phủ phù hợp với các giá trị được chỉ ra trong bảng này.

    Trong đó: Yêu cầu lớp phủ này có thể được xác định bởi hàm lượng vàng nguyên chất có liên quan đến khối lượng tổng của vật phẩm. 

    Hàm lượng vàng nguyên chất được xác định theo cách này thường được biểu thị trong giao dịch thương mại đồ trang sức bằng “milième”. 

    Trong các trường hợp này, sự tương quan của lớp phủ với các yêu cầu cần được tính toán sử dụng khối lượng của vật phẩm, giá trị biểu thị bằng milieme, diện tích bề mặt và tỷ khối của vàng nguyên chất. 

    Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn này, lớp phủ được xác định bằng milieme, ít nhất phải tương đương với chiều dày nêu trong Bảng 1.

    Lớp phủ hợp kim vàng của đồ trang sức sẽ được ghi nhãn như thế nào?

    Theo TCVN 10617:2014 quy định về ghi nhãn như sau: 

    - Vật phẩm phù hợp với các yêu cầu và được ký hiệu bằng các thuật ngữ nêu trong Bảng 1 có thể được ghi nhãn như sau:

    L: đối với lớp phủ được áp dụng bằng phương pháp cơ học;

    P: đối với lớp phủ được áp dụng bằng bất kỳ phương pháp nào khác.

    Những hạng mục liên quan, phù hợp với chữ cái nêu trong Bảng 1 có thể được thêm vào.

    VÍ DỤ: P - B: Đối với những lớp phủ có chiều dày nhỏ nhất 3 µm, được áp dụng bằng phương pháp mạ điện, với độ tinh khiết ít nhất 585/1000.

    - Nếu có ghi nhãn trên vật phẩm, nó phải bao gồm nhãn của nhà chế tạo, hoặc nhãn của cơ quan chịu trách nhiệm.

    - Không cho phép ghi nhãn hoặc đóng dấu các vật phẩm mà nó chỉ là lớp mạ vàng.

    - Hàm lượng vàng nguyên chất hoặc các giá trị tính theo phần nghìn của một lớp phủ bất kỳ nào không được ghi trên vật phẩm.

    Bảng 1 - Thuật ngữ, phương pháp sản xuất và các yêu cầu lớp phủ

    Thuật ngữ

    Phương pháp sản xuất

    Lớp phủ

    Tiếng Anh

    Tiếng Pháp

    Tiếng Đức

    Loại

    Chiều dày (nhỏ nhất)

    Độ tinh khiết

    Nhỏ nhất

    Vàng nguyên chất(1)

    Hợp kim vàng

    Rolled

    (vàng dát)

    Plaqué hoặc (laminé)

    Double hoặc (laminé)

    Golddoublé

    Walzgolddoublé

    Cơ khí

    A

    -

    nhỏ nhất 5 µm

    375/1 000

    B

    -

    nhỏ nhất 3 µm

    C

    nhỏ nhất 0,5 µm

    -

    1)

    Gold plated

    (vàng mạ)

    Plaqué hoặc

    Double hoặc

    Golddoublé

    Goldplatiert

    khác

    A

     

    nhỏ nhất 5 µm

    585/1 000

    B

     

    nhỏ nhất 3 µm

    C

    nhỏ nhất 0,5 µm

    -

    1)

    Gilt

    Doré

    Vergoldet

    khác

    -

    < 0,5 µm

    -

    585/1 000

    1) Chất lượng của lớp phủ được xác định bằng vàng nguyên chất, mặc dù ngay cả lớp phủ gồm có hợp kim vàng. Bởi vậy, chiều dày thực của lớp phủ được sử dụng hợp kim vàng sẽ biến đổi theo hợp kim được sử dụng như sau:

    Hợp kim vàng 375/1 000= 2,3 µm

    Hợp kim vàng 417/1 000= 1,9 µm

    Hợp kim vàng 585/1 000= 1,2 µm

    Hợp kim vàng 667/1 000= 1,0 µm

    Hợp kim vàng 750/1 000= 0,853 µm

    Hợp kim vàng 1 000/1 000= 0,5 µm

    Chiều dày thực tế của lớp phủ hợp kim vàng nêu trên tương ứng với một chiều dày 0,5 µm vàng nguyên chất.

    CHÚ THÍCH: Các giá trị của loại C, đề cập đến vàng nguyên chất, được cung cấp trực tiếp bởi phương pháp thử được khuyến nghị trong 4.2.

    Như vậy, đối với từng loại vàng sẽ có quy định về chiều dày lớp phủ riêng. Đối với lớp phủ được áp dụng bằng phương pháp cơ học sẽ được ghi nhãn L; đối với lớp phủ được áp dụng bằng bất kỳ phương pháp nào khác sẽ được ghi nhãn P.

    Đối với các đồ trang sức mạ vàng sẽ không được ghi nhãn hoặc đóng dấu.

     
    23 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận