Lòng chim dạ cá là gì? Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân quan hệ vợ chồng?

Chủ đề   RSS   
  • #611055 27/04/2024

    phuong_tram

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2024
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Lòng chim dạ cá là gì? Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân quan hệ vợ chồng?

    “Ai ngờ lòng chim, dạ cá” là một câu tục ngữ được sử dụng để nói về sự không chung thủy. Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng?

    Lòng chim dạ cá là gì?

    Lòng chim dạ cá là một câu tục ngữ nói về những người giả dối, họ giả dối về lòng chung thủy, về tính trung thực của bản thân mình

    “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

    - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

    (SGK Ngữ văn 9, tập một)

    Câu tục ngữ này cũng được sử dụng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, để bộc lộ tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật Vũ Nương khi bị chồng nghi oan không chung thủy.

    long-chim-da-ca

    Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng?

    Căn cứ theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ như sau:

    Tình nghĩa vợ chồng

    1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

    2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

    Như vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chung thủy là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng.

    Đòng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

    "Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn."

    Như vậy có thể thấy, sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi ngoại tình như sau:

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

    - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

    - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ

    Ngoài ra, tại Mục 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có nêu rõ các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng như sau:

    - Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

    Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

    - Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng

    Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

    - Tình nghĩa vợ chồng

    + Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

    + Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

    - Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

    Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

    - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

    Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

    - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

    Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

    - Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

    Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Tóm lại, Lòng chim dạ cá là một câu tục ngữ nói về những người không chung thủy, những người có sự giả dối trong đời sống sẽ không được người khác tôn trọng và không được mọi người chăm sóc, yêu thương.

     
    661 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận