Lợi ích của thẻ CCCD: Xác thực vân tay phát hiện người trục lợi BHXH

Chủ đề   RSS   
  • #604239 25/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lợi ích của thẻ CCCD: Xác thực vân tay phát hiện người trục lợi BHXH

    Trước khi thẻ CCCD gắn chíp ra đời thì người dân khi đi rút tiền BHXH thất nghiệp, lương hưu trí thì ngoài việc cần nộp giấy tờ theo hồ sơ mà cơ quan BHXH địa phương yêu cầu thêm CMND hiện nay được thay bằng CCCD gắn chíp.
     
    loi-ich-cua-the-cccd-xac-thuc-van-tay-phat-hien-nguoi-truc-loi-bhxh
     
    Thực trạng làm giả giấy tờ trục lợi bảo hiểm
     
    Do giấy CMND không được tích hợp vân tay điện tử và các thông tin trên dữ liệu điện tử thì hiện trạng trục lợi BHXH do người dân làm giấy CMND giả để nhận tiền. Thì từ ngày đẩy mạnh việc tích hợp thẻ CCCD gắn chíp vào BHXH, BHYT, thẻ ngân hàng,...
     
    Hiện nay khi đi nhận tiền BHXH thì cơ quan BHXH sẽ yêu cầu xác thực vân tay người làm hồ sơ rút bảo hiểm một lần, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương phát hiện 3 người dùng căn cước gắn chip giả suýt trục lợi bảo hiểm hơn 200 triệu đồng.
     
    Thí điểm trắc sinh vân tay từ CCCD cho người rút BHXH
     
    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi khám chữa bệnh, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã đề xuất với Chính phủ triển khai thí điểm, đồng thời tích cực phối hợp với Bộ Công an áp dụng công nghệ xác thực sinh trắc vân tay trên căn cước công dân (CCCD) gắn chíp dựa trên cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư trong khám chữa bệnh BHYT. 
     
    Công nghệ mới thí điểm tại một số bệnh viện và bảo hiểm xã hội tuyến cơ sở đã đem lại những hiệu quả ban đầu. Đặc biệt là tại Bình Dương khi cơ quan bảo hiểm tại đây thực hiện rất tốt việc thí điểm, đã giảm thời gian kiểm duyệt hồ sơ xét BHXH xuống, chính xác người được hưởng bảo hiểm hơn và cũng phát hiện những thành phần vi phạm pháp luật.
     
    Cụ thể, thiết bị chuyên dụng sinh trắc vân tay do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp, đặt tại quầy tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm tỉnh. 
     
    Khi người dân đến làm thủ tục sẽ được hướng dẫn qua quầy sinh trắc riêng. Cán bộ tiếp nhận đối chiếu và thực hiện sinh trắc vân tay trên CCCD gắn chíp. Nếu đúng danh tính, người dân được chuyển sang quầy tiếp nhận hồ sơ để làm thủ tục.
     
    Tội trục lợi bảo hiểm thì bị xử lý ra sao?
     
    Căn cứ Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có khung hình sự xử lý cá nhân vi phạm tội trục lợi bảo hiểm như sau:
     
    - Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
     
    + Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
     
    + Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
     
    + Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
     
    + Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác
     
    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
     
    + Có tổ chức.
     
    + Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
     
    + Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
     
    + Gây thiệt hại từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.
     
    + Tái phạm nguy hiểm.
     
    - Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
     
    + Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500 triệu đồng trở lên.
     
    + Gây thiệt hại 01 tỷ đồng trở lên.
     
    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
     
    Ngoài ra, theo điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định người sử dụng thẻ CCCD giả sẽ bị phạt từ 04 triệu đến 06 triệu đồng, nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu hình sự từ 2 năm đến 07 năm tù.
     
    380 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (09/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận