Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, so với BLHS 1999 thì BLHS 2015 bổ sung chủ thể thực hiện tội phạm là “Pháp nhân thương mại”. Tuy nhiên, pháp nhân thương mại lại không phải là chủ thể của mọi tội phạm, mà theo quy định tại Điều 76 BLHS 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ là chủ thể của 33 tội phạm.
Điều 8 BLHS 2015 quy định:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,…”.
Từ khái niệm trên, ta có thể xác định nguyên tắc chung khi xác định các đặc điểm của tội phạm sẽ bao gồm 04 yếu tố sau:
(1) Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS.
(2) Xâm phạm đến các mối quan hệ được quy định tại Bộ luật hình sự bảo vệ.
(3) Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
(4) Yếu tố có lỗi.
Như vậy, theo định nghĩa tội phạm tại Điều 8 thì các nhà lập pháp đã xác định pháp nhân thương mại PHẢI CÓ LỖI mới được coi là chủ thể tội phạm (trong đó, lỗi được coi là trạng thái tâm lý bên trong chủ thể vi phạm pháp luật).
Tuy nhiên, theo định nghĩa về các hình thức “lỗi” tại Điều 10, 11 BLHS 2015 chỉ đề cập đến yếu tố lỗi của người phạm tội mà không đề cập đến lỗi của pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội:
Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Điều 11. Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
|
Quy định trên đã không đề cập đến việc khi thực hiện hành vi phạm tội thì pháp nhân thương mại có “LỖI” đối với hành vi của mình không? Lỗi có phải luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các vi phạm của pháp nhân chiếu theo nguyên tắc chung về đặc điểm của tội phạm theo Điều 8 như đã phân tích ở trên hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần luận giải từ bản chất hoạt động động phạm tội của pháp nhân thương mại. Hoạt động của một pháp nhân được thực hiện dựa trên sự phân công trách nhiệm, nhiệm vụ, thẩm quyền theo uỷ quyền của pháp nhân. Hay nói cách khác, trong hoạt động của pháp nhân, các cá nhân thực hiện công việc chính chính là do sự uỷ quyền của pháp nhân. Để có pháp nhân thương mại có thể chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của cá nhân thì phải có đủ các điều kiện:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS này.
Ngoài ra, việc pháp nhân thương mại đã chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã không loại trừ việc cá nhân có lỗi chịu trách nhiệm hình sự về sự việc đã xảy ra (khoản 2 Điều 75).
Một cách tổng quát, những người hoạt động nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân có lỗi vì thế đương nhiên lỗi do các cá nhân được phân công thực hiện công việc cho pháp nhân sẽ bị coi là lỗi của pháp nhân và chính pháp nhân phải chịu trách nhiệm về lỗi đó. Mặt khác, tính có lỗi của pháp nhân ở đây được xác định do pháp nhân hoàn toàn có thể biết trước và điều khiển hành vi cũng như hậu quả của hành vi do người mà mình đã trao trách nhiệm thực hiện. Trong trường hợp này, việc xác định lỗi không còn việc xác định lỗi trong trường hợp cụ thể xảy ra khi diễn ra hoạt động trái pháp luật của cá nhân nữa và có quan điểm cho rằng trong hành vi phạm tội của pháp nhân thì không cần xác định lỗi (chứ không phải là không có lỗi) được coi là hợp lý, vì rằng trong những trường hợp đó, pháp nhân đương nhiên bị coi là có lỗi và các cơ quan tố tụng hình sự không cần phải chứng minh lỗi của pháp nhân.
Vấn đề nữa cần xác định, đó chính là lỗi của pháp nhân là lỗi cố ý hay vô ý. Trong BLHS 2015 không hề có quy định nào liên quan đến việc thước đo trách nhiệm pháp lý dựa trên lỗi của pháp nhân là cố ý hay vô ý (đối với cá nhân, khi xác định hình phạt, nếu người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý thì dẫn đến hậu quả pháp lý nặng hơn rất nhiều, có khi đây còn là cấu thành tội phạm của nhiều tội danh). Đối với pháp nhân thương mại, mục đích thành lập và hoạt động đương nhiên được xác định là lợi nhuận. Do vậy, việc ủy quyền trong các hoạt động phải xác định được mục đích của sự ủy quyền cụ thể là gì, có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không. Đó là căn cứ để xác định lỗi cố ý hay vô ý. Đối với pháp nhân, không cần phải xác định cụ thể lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp, vô ý do quá tự tin hay do cẩu thả như đối với cá nhân.
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, so với BLHS 1999 thì BLHS 2015 bổ sung chủ thể thực hiện tội phạm là “Pháp nhân thương mại”. Tuy nhiên, pháp nhân thương mại lại không phải là chủ thể của mọi tội phạm, mà theo quy định tại Điều 76 BLHS 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ là chủ thể của 33 tội phạm.
Điều 8 BLHS 2015 quy định:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,…”.
Từ khái niệm trên, ta có thể xác định nguyên tắc chung khi xác định các đặc điểm của tội phạm sẽ bao gồm 04 yếu tố sau:
(1) Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS.
(2) Xâm phạm đến các mối quan hệ được quy định tại Bộ luật hình sự bảo vệ.
(3) Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
(4) Yếu tố có lỗi.
Như vậy, theo định nghĩa tội phạm tại Điều 8 thì các nhà lập pháp đã xác định pháp nhân thương mại PHẢI CÓ LỖI mới được coi là chủ thể tội phạm (trong đó, lỗi được coi là trạng thái tâm lý bên trong chủ thể vi phạm pháp luật).
Tuy nhiên, theo định nghĩa về các hình thức “lỗi” tại Điều 10, 11 BLHS 2015 chỉ đề cập đến yếu tố lỗi của người phạm tội mà không đề cập đến lỗi của pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội:
Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Điều 11. Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
|
Quy định trên đã không đề cập đến việc khi thực hiện hành vi phạm tội thì pháp nhân thương mại có “LỖI” đối với hành vi của mình không? Lỗi có phải luôn luôn là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các vi phạm của pháp nhân chiếu theo nguyên tắc chung về đặc điểm của tội phạm theo Điều 8 như đã phân tích ở trên hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần luận giải từ bản chất hoạt động động phạm tội của pháp nhân thương mại. Hoạt động của một pháp nhân được thực hiện dựa trên sự phân công trách nhiệm, nhiệm vụ, thẩm quyền theo uỷ quyền của pháp nhân. Hay nói cách khác, trong hoạt động của pháp nhân, các cá nhân thực hiện công việc chính chính là do sự uỷ quyền của pháp nhân. Để có pháp nhân thương mại có thể chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của cá nhân thì phải có đủ các điều kiện:
+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS này.
Ngoài ra, việc pháp nhân thương mại đã chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã không loại trừ việc cá nhân có lỗi chịu trách nhiệm hình sự về sự việc đã xảy ra (khoản 2 Điều 75).
Một cách tổng quát, những người hoạt động nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân có lỗi vì thế đương nhiên lỗi do các cá nhân được phân công thực hiện công việc cho pháp nhân sẽ bị coi là lỗi của pháp nhân và chính pháp nhân phải chịu trách nhiệm về lỗi đó. Mặt khác, tính có lỗi của pháp nhân ở đây được xác định do pháp nhân hoàn toàn có thể biết trước và điều khiển hành vi cũng như hậu quả của hành vi do người mà mình đã trao trách nhiệm thực hiện. Trong trường hợp này, việc xác định lỗi không còn việc xác định lỗi trong trường hợp cụ thể xảy ra khi diễn ra hoạt động trái pháp luật của cá nhân nữa và có quan điểm cho rằng trong hành vi phạm tội của pháp nhân thì không cần xác định lỗi (chứ không phải là không có lỗi) được coi là hợp lý, vì rằng trong những trường hợp đó, pháp nhân đương nhiên bị coi là có lỗi và các cơ quan tố tụng hình sự không cần phải chứng minh lỗi của pháp nhân.
Vấn đề nữa cần xác định, đó chính là lỗi của pháp nhân là lỗi cố ý hay vô ý. Trong BLHS 2015 không hề có quy định nào liên quan đến việc thước đo trách nhiệm pháp lý dựa trên lỗi của pháp nhân là cố ý hay vô ý (đối với cá nhân, khi xác định hình phạt, nếu người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý thì dẫn đến hậu quả pháp lý nặng hơn rất nhiều, có khi đây còn là cấu thành tội phạm của nhiều tội danh). Đối với pháp nhân thương mại, mục đích thành lập và hoạt động đương nhiên được xác định là lợi nhuận. Do vậy, việc ủy quyền trong các hoạt động phải xác định được mục đích của sự ủy quyền cụ thể là gì, có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không. Đó là căn cứ để xác định lỗi cố ý hay vô ý. Đối với pháp nhân, không cần phải xác định cụ thể lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp, vô ý do quá tự tin hay do cẩu thả như đối với cá nhân.
Cập nhật bởi lanbkd ngày 24/04/2019 10:59:57 SA