Qua báo chí, tôi có đọc một số ý kiến của những người có học hàm, học vị, là giảng viên đại học, chính người soan sách giáo khoa,…tôi rút ra một kết luận cảm thấy đau buồn là “ Nền tảng tư duy gà què ăn quẩn cối xay”, như mục đề bài toán tính gà vậy !
Nội dung bài toán, đáp án của cô giáo và đáp án của học sinh như sau:
“Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Phép tính đúng là:
Với các phương án:
A. 4x8=32
B. 8x4=32
C. 4+8=12
D. 8:4=2
Ở bài toán này, em học sinh lựa chọn đáp án đúng là A (4x8=32), tuy nhiên giáo viên lại cho rằng đây là đáp án sai và phương án B (8x4=32) mới là chính xác.”
Để kết luận vấn đề này phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Về phương diện toán học phải đòi hỏi sự chính xác và khuyến khích tư duy sáng tạo;
- Theo toàn bộ bài kiểm tra ( ảnh dưới đây ) cộng trừ đến số có 3 chữ số, cho ta khẳng định đây là toán lớp 3 bậc tiểu học;
- Toán lớp 3 bậc tiểu học đã dạy cho học sinh tính chất giao hoán ( hoán vị ) các số hạng trong phép tính toàn cộng ( + ) hoặc nhân ( x ) thì kết quả không thay đổi. Nếu áp dụng trong bài toán này thì : 4 x 8 = 8 x4 = 32 ;
- Toán lớp 3 bước đầu đã dạy học sinh cách lý giải để đưa ra phép tính khi giải bài toán. Trong bài toán này dữ kiện được nêu lên là :”Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà” thì nhà Lan có : 4 ( chuồng gà) x 8 (con gà mỗi chuồng) = 32( con gà), như vậy đáp án A học sinh đưa ra là chính xác. Nếu học sinh có tư duy, suy luận đảo ngược dữ kiện nhưng không làm thay đổi tính chất của bái toán là: Mỗi chuồng gà có 8 con gà mà nhà Lan có 4 chuồng gà, thì nhà Lan có: 8 ( con gà mỗi chuồng ) x 4 ( chuồng gà ) = 32 ( con gà ) như vậy đáp án B của cô giáo đưa ra là đúng.
Căn cứ vào câu hỏi của bài toán và những định lý nêu trên thì đáp án của bài toán này cả A và B đều đúng. Nếu máy móc theo kiểu bắt học sinh “ gà què ăn quẩn cối xay” theo diễn dải của đề bài thì đáp án A mà học sinh đưa ra là đúng, Cô giáo là sai.
Sự việc tuy nhỏ, nhưng tôi thật sự buồn cho nền giáo dục nước nhà: máy móc, dập khuôn, cứng nhắc,…không mang tính giáo dục tư duy sáng tạo.