Lính đặc công cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Học trường nào ra để làm lính đặc công?

Chủ đề   RSS   
  • #612670 12/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 25960
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 530 lần
    SMod

    Lính đặc công cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Học trường nào ra để làm lính đặc công?

    Hiện nay, có những trường nào đào tạo lính đặc công? Muốn làm lính đặc công cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Có bao nhiêu đơn vị thuộc Binh chủng đặc công? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Học trường nào ra để làm lính đặc công?

    Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo cán bộ, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật Đặc công cho toàn quân nói chung và Binh chủng Đặc công nói riêng. Đó là Trường sĩ quan đặc công.

    Năm 2024, Trường Sĩ quan đặc công lấy chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo ngành sĩ quan chỉ huy tham mưu đặc công cả nước là 58. Trong đó, lấy 35 chỉ tiêu đối với khu vực miền Bắc và 23 chỉ tiêu đối với khu vực miền Nam với khối ngành tuyển sinh là A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh).

    Cụ thể, nhà trường sẽ tuyển sinh, đào tạo sĩ quan chỉ huy cấp phân đội bậc đại học theo 03 chuyên ngành như sau: 

    + Đặc công bộ. 

    + Đặc công nước. 

    + Đặc công biệt động. 

    - Đào tạo trung cấp võ thuật chiến đấu đặc công. 

    - Đào tạo trung cấp chống khủng bố. 

    - Hoàn thiện bậc đại học phân đội đặc công. 

    Xem thêm: Tiêu chuẩn tuyển sinh của Trường sĩ quan Đặc công

    (2) Lính đặc công cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

    Lính đặc công là một trong những sĩ quan thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, được đào tạo, trang bị và huấn luyện đặc biệt để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt. Theo đó, lính đặc công thường sẽ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như:

    - Đánh chiếm, phá hủy các mục tiêu quan trọng của đối phương. 

    - Ngăn chặn, tiêu diệt các lực lượng địch xâm nhập, đột kích. - Bảo vệ an ninh, trật tự nội địa. 

    - Thực hiện các nhiệm vụ quốc tế.

    Chính vì phải thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nêu trên, lính đặc công phải có thể lực, sức khỏe tốt, có kỹ năng chiến đấu và tác chiến đặc biệt thành thạo, khả năng thích ứng với môi trường tác chiến khắc nghiệt, có khả năng tự bảo vệ bản thân và đồng đội. Kèm theo đó là những tiêu chuẩn chung về sĩ quan được quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:

    - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

    - Có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm.

    - Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân.

    - Có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác.

    - Có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ.

    - Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm. 

    Như vậy, trước khi tham gia thi tuyển lính đặc công thì ngoài những tiêu chuẩn chung như đã nêu trên ra thì còn phải thật sự tình nguyện phục vụ lâu dài trong binh chủng. Theo đó, sau khi được đào tạo chung sẽ được đào tạo chuyên ngành, các thí sinh tốt nghiệp sẽ được điều về các đơn vị chiến đấu để rèn luyện.

    (3) Có bao nhiêu cơ sở trực thuộc binh chủng đặc công?

    Ngoài Trường Sĩ quan đặc công như đã có nêu tại (1) ra thì binh chủng đặc công còn có những đơn vị cơ sở trực thuộc khác bao gồm:

    - Đặc công biệt động: Lữ đoàn 1 (Đoàn M1) đóng quân tại Hà Nội.

    - Đặc công nước: Lữ đoàn 5 đóng quân ở Ninh Thuận.

    - Đặc công bộ: Lữ đoàn 113 đóng quân ở Vĩnh Phúc. 

    - Lữ đoàn 198 đóng quân ở Đắk Lắk.

    - Lữ đoàn 429 đóng quân ở Bình Dương.

    Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, trên cả nước có 06 đơn vị cơ sở trực thuộc binh chủng đặc công như đã nêu trên.

     
    1848 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận