Liệu Việt Nam sẽ công nhận kết hôn đồng giới trong tương lai?

Chủ đề   RSS   
  • #584070 18/05/2022

    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Liệu Việt Nam sẽ công nhận kết hôn đồng giới trong tương lai?

    LGBT không phải là chủ đề xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Thế giới đang phát triển những tư tưởng tiến bộ và với xu thế hội nhập hoá quốc tế thì Việt Nam cũng đã ảnh hưởng ít nhiều những tư tưởng mới của thế giới. Ngày nay, cộng đồng LGBT ở Việt Nam ngày càng đông và không bị phán ánh gay gắt như lúc trước. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua đời sống xã hội hàng ngày, các cặp đôi đồng giới đã có thể thoải mái “come out” trước xã hội, gia đình và bạn bè.Hay thậm chí là trong quy định của pháp luật Việt Nam, ta có thể thấy được điều đó qua sự so sánh giữa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

    Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định:

    “Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn

    Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:

    5. Giữa những người cùng giới tính.”.

    Từ quy định trên, Điều 8, nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã có quy định nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau sẽ bị “Phạt tiền từ 100.000 – 500.000 với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

    Tuy nhiên đến Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã có sự thay đổi rõ rệt. Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

    “Điều 8. Điều kiện kết hôn

    ...

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”.

    Chúng ta cần phải hiểu “cấm” và “không thừa nhận” là hai phạm trù, định nghĩa hoàn toàn khác nhau:

    - Cấm là không cho phép đăng ký kết hôn, không cho phép tổ chức hôn lễ, không được phép sống chung như vợ chồng,…Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình. Nguyên nhân của định này là do xã hội bấy giờ quan niệm chức năng chính của gia đình là sinh đẻ, tái sản xuất con người. Do vậy, hôn nhân giữa người đồng tính đã đi trái với chức năng trên. Tuy nhiên, xã hội tiến bộ, quan niệm cũng đã thay đổi, vậy nên pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với xã hội.

    - Không thừa nhận có nghĩa là được phép tổ chức lễ cưới, được phép sống chung như vợ chồng nhưng không được phép đăng ký kết hôn, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ khi xảy ra tranh chấp như những cặp đôi vợ chồng hợp pháp khác. Bởi vì nguyên nhân trên mà Nghị định 87/2001/NĐ-CP đã bị thay thế và quy định về xử phạt tiền đối với hành vi kết hôn đồng giới cũng đã được bải bỏ.

    Với nhưng sự thay đổi lớn như trên, liệu chúng ta có nên tin tưởng rằng quy định này của Luật hôn nhân gia đình sẽ được thay đổi một lần nữa hay không? Liệu Việt Nam sẽ nối tiếp bước đi của Đức, Bỉ, Áo, Đan Mạch,…để công nhận quan hệ kết hôn đồng giới hay không? Đó là vấn đề của những nhà làm luật và của tương lai, nhưng tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều người mong muốn điều đó sẽ xảy như cách quan niệm xã hội thay đổi.

     
    781 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #584224   24/05/2022

    Liệu Việt Nam sẽ công nhận kết hôn đồng giới trong tương lai?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, theo thông tin mình được biết thì tại Trung Đông, nơi quan hệ đồng tính bị coi là sai trái, Israel dẫn đầu về mức độ tiến bộ công nhận quyền của người đồng tính, công nhận tình trạng quan hệ hôn nhân đồng tính được xác nhận tại một số nước khác, mặc dù bản thân nhà nước Do Thái này vẫn chưa cho phép vấn đề trên. 

    Tuy nhiên, một số quốc gia ở Trung Đông vẫn áp đặt án tử hình đối với người đồng tính luyến ái, trong đó có Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

    Hiện nay, Việt Nam vẫn ở vị thế trung lập, không ủng hộ và cũng không phản đối mà chỉ dừng lại ở “không công nhận”. Bản thân mình vẫn mong rằng các nhà lập pháp Việt Nam sẽ có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này, để tạo điều kiện cho cộng đồng LGBT được đối xử bình đẳng.

     
    Báo quản trị |