Thời gian qua, đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, thực tế thì các địa phương thực hiện các giải pháp như giải quyết nghỉ hưu theo chế độ; vận động nghỉ tinh giản biên chế theo quy định và thực hiện các giải pháp khác, tuy nhiên, vẫn dẫn đền tình trạng dôi dư của công chức, đặc biệt là viên chức, có rất nhiêu lý do khác nhau như sáp nhập đơn vị hành chính, đơn vị làm việc.
Chính vì thể không tránh khỏi việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức không đúng chuyên môn hoặc nguyện vọng của cán bộ, công chức trong thời gian đầu khi thực hiện sắp xếp; thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư ở một số địa phương còn khó khăn.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề nhiều người quan tâm đó chính là Liệu có bị tinh giản biên chế khi viên chức bị dôi dư ra do cơ cấu lại hay không. Quy định pháp luật trong trường hợp này:
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đươc bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp tinh giản biên chế như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
...
Do đó, theo quy định trên viên chức bị dôi dư ra do cơ cấu lại viên chức theo vị trí việc làm nhưng không bố trí, sắp xếp làm việc khác thì có thể thuộc đối tượng bị tinh giản biên chế.