Lịch sử ra đời Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10

Chủ đề   RSS   
  • #592290 10/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lịch sử ra đời Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10

    Luật sư là một nghề cao quý và nhận được nhiều sự tôn trọng trong việc góp phần bảo vệ công lý và lẽ phải. Không những thế, Luật sư tại Việt Nam còn tạo dựng một cộng đồng Luật sư lớn mạnh hay cụ thể hơn đó là Liên đoàn Luật sư Việt Nam cùng với toàn thể đội ngũ Luật sư trên cả nước. Mặc dù vượt qua nhiều thử thách, khó khăn trải qua nhiều thời kỳ nghề Luật sư ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội.
     
    Sự ra đời của nghề Luật sư là một trong những nhu cầu tất yếu trong xã hội, đặc biệt là bảo vệ công lý cho người dân. Hôm nay, ngày 10/10/2022 nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945-10/10/2022) cùng nhìn lại sự hình thành và phát triển của Luật sư trong xã hội Việt Nam.
     
    lich-su-ra-doi-cua-ngay-truyen-thong-luat-su-viet-nam
     
     
    Sự ra đời và phát triển của nghề Luật sư
     
    Vào ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 46/SL tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nghề luật sư, nhằm mục đích ban hành các quy định về luật sư và tổ chức luật sư đầu tiên ở nước Việt Nam độc lập.
     
    Sắc lệnh 46/SL năm 1945 là một sự kiện cũng như một dấu mốc quan trọng trong việc hình thành nghề luật sư cũng như một số quyền của Luật sư trong lĩnh vực tố tụng. Đặc biệt phải nói đến quyền bào chữa cũng được ra đời và gắn liền với nghề Luật sư đã khẳng định được vai trò của Luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền với tư cách người bảo vệ và trợ giúp pháp lý cho nhân dân.
     
    Kể từ đó đến nay, số lượng Luật sư ngày càng lớn và chuyên nghiệp được đào tạo bài bản với những luật sư giỏi ở tất cả các lĩnh vực. Không những hoạt động tại Việt Nam mà còn tranh tụng tại các khu vực và quốc tế. Qua đó, bảo vệ pháp quyền cho người dân Việt Nam dù là ở bất cứ nơi đâu.
     
    Dù vậy, cho đến năm 2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2013 lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, đây mà một cột mốc đáng tự hào của ngành Luật sư nói riêng và của nhân dân ta nói chung. 
     
    Qua đó, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Xã hội đối với đội ngũ Luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam, đồng thời, ghi nhận sự trưởng thành lớn mạnh của đội ngũ Luật sư và tổ chức xã hội - nghề Luật sư tại Việt Nam. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của luật sư trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý cho cộng đồng xã hội góp phần xây dựng, củng cố hình ảnh, địa vị pháp lý của Luật sư và nghề luật sư trước cộng đồng xã hội.
     
    Góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền
     
    Sự đóng góp của Luật sư không những dừng lại tại các hoạt động như bào chữa hay hỗ trợ pháp lý. Mà còn góp phần quan trọng của Luật sư tạo nên nền tư pháp tiên tiến, minh bạch, phát hiện những điểm mới trong tiến trình tố tụng. Qua đó, giảm thiểu những vụ án oan, sai, cùng với các cơ quan, tổ chức khác đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức pháp lý cho người dân nhằm hạn chế các tranh chấp xảy ra trong xã hội và vi phạm pháp luật.
     
    Nhiều Luật sư còn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt là tại các học viện, trường đại học. Từ đó, đào tạo ra các tân cử nhân luật hay Luật sư giúp ích cho xã hội. Nhiều nghiên cứu khoa học hay luận án từ những Luật sư có pháp lý chuyên sâu góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. và đạt được nhiều thành tựu trong nước lẫn quốc tế. Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật thì không thể thiếu sự đóng góp của nghề Luật sư.
     
    Công lý đi đôi với trách nhiệm
     
    Hiện nay, nghề Luật sư ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình, nhất là trong lĩnh vực tố tụng. Pháp luật đã trao cho Luật sư rất nhiều quyền để bảo vệ thân chủ của mình. Qua đó, họ có quyền thu thập chứng cứ, tài liệu dùng để chứng minh thân chủ của mình, nếu những chứng cứ này là đúng thì giá trị tương đương như của cơ quan điều tra.
     
    Công lý là sự đúng đắn, chuẩn mực. Mặc dù với mỗi góc nhìn và mỗi phương diện khác nhau nhưng tựu chung lại đã là một Luật sư thì phải có sự khách quan, công tâm đi đúng với tinh thần thượng tôn pháp luật nhưng vẫn giữ được quyền lợi của khách hàng của mình.
     
    Bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích cho cá nhân, đối với các tổ chức doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thì Luật sư như là một người hướng dẫn họ thực hiện đúng pháp luật. Có thể thấy hiện nay, hầu hết các tập đoàn, công ty lớn đều có một ban gọi là pháp chế, ở đây đa phần đều là những luật sư kỳ cựu, giỏi trong lĩnh vực doanh nghiệp, qua đó, giúp doanh nghiệp vững bước hơn trong hoạt động kinh doanh và không lo vi phạm pháp luật.
     
    Đạo đức là thứ cao quý nhất của người Luật sư
     
    Để thực hiện việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đòi hỏi Luật sư phải không ngừng học hỏi, tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức luôn giữ cốt cách của người cầm cân nảy mực. 
     
    Trong tất cả các ngành nghề đạo đức vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt người hành nghề luật cần phải đứng trên phương diện của lẽ phải cần phải có đạo đức tốt. Điều này, không những được quy định cụ thể trong các quy định pháp luật về Luật sư mà còn ở chính người hành nghề phải tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện và tư duy trong suốt sự nghiệp của mình.
     
    Người Luật sư cần phải có sự trung thực: Thứ nhất là đối với chính bản thân mình, thứ hai là đối nghề, thứ ba là đối với pháp luật, thứ tư là đối với khách hàng. Một Luật sư giỏi là một Luật sư có phẩm chất đạo đức tốt.
     
    Như Bác Hồ đã từng nói: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này, là vấn đề ở đời, và làm người”. Để hiểu được ý nghĩa câu nói này của Người thì khi đã là một người hành nghề trong lĩnh vực tư pháp người đó phải biết đối nhân xử thế, làm việc phải khách quan nhưng trong sự cứng rắn còn có cái lương tâm của người hành nghề luật đặt trong đó.
     
    Lời chúc cho Ngày Truyền thống Luật sư
     
    Nhân Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam xin được gửi đến những Luật sư đang hành nghề, những người đã từng là Luật sư hay những bạn đang có định hướng theo nghề Luật sư thật nhiều sức khỏe, niềm vui, thành công trong cuộc sống và công việc để tiếp tục nổ lực, cống hiến cho nền tư pháp Việt Nam ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
     
    Lời cuối cùng, xin được gửi đến anh/chị Luật sư luôn luôn “tâm sáng, lòng trong, trí thép” xứng đáng với danh xưng người bảo vệ công lý và thực hiện công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
     
    853 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận