LGBT có mấy loại? Pháp luật cho phép hai người cùng giới cưới nhau không?

Chủ đề   RSS   
  • #607847 29/12/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    LGBT có mấy loại? Pháp luật cho phép hai người cùng giới cưới nhau không?

    LGBT hay cộng đồng LGBT không còn quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Thế nhưng bạn đã thật sự biết rõ về LGBT là gì hay chưa? Hay LGBT là viết tắt của những từ gì? LGBT có mấy loại? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    LGBT là viết tắt của từ gì?

    LGBT là tên viết tắt của 4 chữ cái đầu của cộng đồng những người:

    - LESBIAN: đồng tính luyến ái nữ

    - GAY: đồng tính luyến ái nam

    - BISEXUAL: song tính tuyến ái

    - TRANSGENDER: chuyển giới.

    LGBT còn được dùng để mô tả xu hướng tính dục của 1 người có sự hấp dẫn về tình yêu cũng như tình dục khác với người dị tính (hấp dẫn bởi người thuộc giới tính trái ngược với mình)

    LGBT có mấy loại?

    LGBT bao gồm:

    (1) Lesbian - đồng tính nữ

    Người đồng tính nữ cũng giống hoàn toàn phụ nữ bình thường về cơ quan sinh dục, tâm lý lẫn sinh học.

    Thế nhưng họ thường bị thu hút tình yêu và tình dục và cảm xúc rung động cả về thể xác lẫn tâm hồn bởi người cùng giới nữ với mình mà không có tình cảm yêu đương với con trai.

    Nhiều người vẫn hay nghe đến từ ô môi, đây cũng được hiểu là lesbian là đồng tính luyến ái nữ, đây thực tế không phải là một căn bệnh mà đã được xem là 1 giới tính tự nhiên. Và nếu họ rung động với nhau họ cũng sẽ thể hiện tình cảm như những đôi nam nữ yêu nhau.

    Với những người đồng tính nữ khi yêu cũng có những cung bậc cảm xúc như những người khác, ví dụ như hờn, ghen, yêu thương, chăm sóc… và họ tự tin thể hiện những cử chỉ đó ra ngoài để bày tỏ tình cảm của mình với đối phương.

    Thực tế có những kiểu lesbian như:

    - Butch là những lesbian nam tính chiếm quyền chủ động trong 1 mối quan hệ và thể hiện sự “đàn ông” của mình qua phong cách, quần áo, kiểu tóc …. Họ mạnh mẽ và muốn bảo vệ cho người mình yêu.

    - Femme/ Lipstick Lesbian: những lesbian có xu hướng “phái yếu” trong mối quan hệ giữa les – les. Femme bị động, dịu dàng thì lipstick lại khá cá tính. Họ có đặc điểm quyến rũ của phái đẹp nhưng lại không bị hấp dẫn bởi đàn ông.

    - Soft Butch/Chapstick Les: để chỉ những người có vẻ ngoài lịch lãm, nam tính nhưng tâm hồn lại mỏng manh, yếu đuối.

    Xem bài viết liên quan: Người chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trốn NVQS bị xử lý thế nào?

    (2) Gay - đồng tính nam

    Đồng tính nam cũng tương tự như đồng tính nữ, là người có xu hướng tình dục, rung động về thể xác, tâm hồn với người cùng giới tính nam. Hầu hết người đồng tính nam đều cảm thấy bị thu hút bởi người cùng giới, không có nhu cầu phẫu thuật chuyển giới.

    Gay được chia làm nhiều loại như: Secret Gay, Openly Gay, Top, Bottom, Clofas, Graceful Gay và Tough

    Tại Việt Nam chỉ có Clofas, Graceful Gay, Top, Bot, Secret Gay. Cụ thể như sau:

    Clofas

    Người đồng tính nam có phong cách thời trang ăn mặc, dùng trang sức, mỹ phẩm như con gái thật sự. Họ không thích người cùng giới, chỉ thích thời trang con gái tuy nhiên lại không õng ẹo, lả lướt.

    Graceful Gay

    Những người này thường có những cử chỉ ẻo lả như một người con gái.

    Top

    Trong mối quan hệ “gay”, người con trai đồng tính nam đóng vai trò là người chồng.

    Bot

    Trongmối quan hệ “gay”, người con trai đồng tính nam đóng vai trò là người vợ.

    Secret Gay

    Những người này thường hay bộc lộ cử chỉ đàn ông, kể cả gu thời trang, thẩm mỹ, ít ai nghĩ họ là đồng tính nam.

    Openly Gay

    Là đồng tính nam lộ liễu, có bộ lộc các cử chỉ mặc dù là đàn ông nhưng thích thể hiện mình sống thoải mái và muốn nhiều người biết mình là gay.

    Tough

    Họ có những cử chỉ rắn rỏi như 1 người đàn ông mạnh mẽ.

    (3) Transgender - chuyển giới

    Là những người có biểu hiện sinh học trên cơ thể thuộc giới tính này nhưng tự nhận thức mình giống giới tính ngược lại. Ví dụ, một người sinh ra với cơ thể nam nhưng có suy nghĩ mình là nữ hoặc ngược lại. Suy nghĩ này không phụ thuộc vào việc họ có đã chuyển giới hay chưa.

    Thực tế thì nhiều người chuyển giới chưa hề thực hiện việc chuyển đổi giới tính, chính vì điều này đã khiến nhiều người nhầm lẫn transgender với người đã thực hiện chuyển đổi giới tính, những người đã phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục nữ thành bộ phận sinh dục nam hoặc ngược lại.

    Nhiều người chuyển giới không phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục, chỉ sử dụng nội tiết tố kết hợp với việc phẫu thuật ngực, thực chất họ vẫn mang giới tính cũ chứ chưa chuyển đổi giới tính vì bộ phận sinh dục, các tuyến nội tiết giới tính vẫn còn nguyên trong cơ thể họ.

    Nếu ngừng sử dụng nội tiết thì chỉ sau vài tháng, nội tiết nhân tạo sẽ bị đào thải, lúc này các đặc điểm giới tính của họ sẽ quay trở về như ban đầu. Bởi vậy, để rõ ràng về giới tính, hiện nay đa số các nước cho phép thay đổi giới tính trên giấy tờ tùy thân sau khi người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục.

    Thường sau chuyển giới, người ta thường đổi tên cho hợp với giới tính mới, cũng có thể chọn cho mình 1 tên trung tính. Tuy nhiên, hầu hết chỉ có thể đổi tên thường gọi. Việc hợp pháp hóa tên chính thức trên giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hay bằng lái xe, hộ chiếu vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

    Những người sau khi chuyển giới cũng mong muốn được gọi bằng đại từ nhân xưng phù hợp với giới tính của mình. Ví dụ từ nữ chuyển giới sang nam, có thể gọi bằng anh, anh ấy, cậu ấy; những người đã chuyển đổi giới tính sang nữ có thể gọi bằng cô ấy, chị ấy, chị… Trong trường hợp mới gặp và chưa rõ nên gọi ra sao có thể lịch sự hỏi xem họ muốn được gọi như thế nào.

    (4) Bisexual - lưỡng tính

    Theo Hiệp hội Tâm ly học Hoa Kỳ thì các trạng thái lưỡng tính là chỉ tất cả trạng thái dẫn đến sự phát triển không điển hình của các đặc điểm giới tính và sinh lý trên cơ thể. Các trạng thái này có thể liên quan đến đặc điểm bất thường của cơ quan sinh dục bên trong, bên ngoài, của các nhiễm sắc thể giới tính, của các hóc môn giới tính.

    Có các loại lưỡng tính:

    - Lưỡng tính giả ở nữ: là nữ, có buồng trứng nhưng tuyến thượng thận sản xuất nhiều hóc môn nam androgen nên bộ phận sinh dục ngoài bị nam hóa.

    - Lưỡng tính giả ở nam: Bộ nhiễm sắc thể vẫn là 46 XY như mọi đàn ông khác. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục lại giống nữ.

    - Nữ hóa tinh toàn:Người có tinh hoàn và bộ nhiễm sắc thể XY – là đàn ông, nhưng có âm đạo, không có tử cung, có vòi tử cung nhưng kém phát triển.

    - Lưỡng tính thật: hầu hết có dạng nữ, có cả tinh hoàn và buồng trứng.

    Những người thuộc nhóm lưỡng tính có thể bị hấp dẫn về tình yêu, tình dục với cả nam lẫn nữ. Họ có thể yêu bất cứ giới tình nào đem đến cảm xúc hơn và thường họ có tình cảm với người có giới tính bình thường.

    LGBT không phải là bệnh, không cần và không thể chữa

    Theo Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 về chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới

    - Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính, trong khi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

    Ngày 17/5/1990, Tổ Chức Y tế Thế giới cũng đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần.

    - Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xác định "đồng tính không phải là bệnh", mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới. Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.

    - Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc:

    + Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới;

    + Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này;

    + Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.

    + Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.

    + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

    Trên đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế nhằm chấn chỉnh thực trạng ép buộc khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới, đề nghị các cơ quan, đơn vị quán triệt, nghiêm túc thực hiện.

    Pháp luật Việt Nam có công nhận hôn nhân giữa 2 người cùng giới?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

    "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn."

    Đồng thời, tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

    - Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    + Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

    Như vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cặp đôi cùng giới đã quyết định tổ chức đám cưới như một lời hứa hẹn trăm năm. Điều này không vi phạm pháp luật, thế nhưng những cặp đôi cùng giới này do không được thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nên mối quan hệ giữa những cặp đôi cùng giới tính sẽ không phát sinh các quyền về nhân thân, tài sản như giữa vợ chồng hợp pháp.

    Trường hợp có phát sinh các tranh chấp giữa các cặp đôi cùng giới trong quá trình sống chung thì sẽ được giải quyết theo pháp luật về dân sự.

    Xem bài viết liên quan: Người chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trốn NVQS bị xử lý thế nào?

     
    5535 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (19/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận