Chào bạn.
Căn cứ vào thông tin mà câu hỏi của bạn cung cấp, tôi xin góp ý như sau:
Vấn đề bạn hỏi có liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả. Căn cứ điều 14 Luật ở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì sách là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là những sách sau đây:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
….l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian”
Bên cạnh đó, hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với loại tác phẩm này quy định tại Điều 28:
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
…10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
….16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả”
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 28 các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
“1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
…k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”
Thêm vào đó là quy định tại Điều 27, dựa trên những quy định trên, trường hợp của bạn là việc sao chép tác phẩm nên khi lập website bạn cần xem xét:
- Mục đích của việc sao chép là gì? Để nghiên cứu cá nhân thuộc điểm a, đ Điều 25 hay vì lợi nhuận và công bố rộng rãi?
- Thời hạn bảo hộ của tác phẩm bạn đăng trên website: Nên xem xét tác phẩm đó còn thời hạn bảo hộ hay không căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 27. Nếu không còn thời hạn thì bạn có thể sử dụng đăng tải nhưng không được xâm phạm các quyền nhân thân được bảo hộ suốt đời quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 (đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không gây hại đến danh dự, uy tín của tác giả.
- Trường hợp tác phẩm (những cuốn sách) còn thời hạn bảo hộ thì bạn cần xin phép và trả thù lao nếu không sẽ bị coi là xâm phạm quyền tác giả và có thể bị kiện nếu tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có yêu cầu.
Hiện tại, do các thông tin bạn cung cấp còn hạn chế, nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như vậy.Để có thể có được câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất
Trân trọng,
Chuyên viên tư vấn Ngô Thị Phúc
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.