Lập khống hồ sơ vay vốn chiếm đoạt tài sản, cán bộ tín dụng bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603081 07/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lập khống hồ sơ vay vốn chiếm đoạt tài sản, cán bộ tín dụng bị xử lý như thế nào?

    Lợi dụng chức vụ, đối tượng đã nhờ cấp dưới lập khống hàng trăm hồ sơ vay vốn nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đó, hành vi này của đối tượng là hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 về tội Tham ô tài sản. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ đoạn và quy định xử phạt hành vi này.

    Được biết đối tượng là cán bộ tín dụng, với lý do cần vốn kinh doanh đã nhờ cậy cấp dưới lập khống hồ sơ vay vốn. Trong đó, đối tượng đã tự bịa ra tên người vay và nhờ người ký xác nhận đơn và thủ tục, cam kết trả gốc và lãi hàng tháng, không làm ảnh hưởng đến ai.

    Sau khi cấp dưới đã lập xong hợp đồng vay vốn, cán bộ tín dụng này đã ký tên vào bên cho vay. Đối với bên vay, cán bộ tự ký tên giả cho phù hợp với chữ ký trên đơn vay vốn và phiếu thẩm định, sau đó thuê người làm giả các bản căn cước công dân để khớp hồ sơ.

    Hoàn thiện các bộ hồ sơ để phát vốn và thu hồi vốn theo từng đợt giải ngân, đối tượng  trực tiếp lấy tiền từ kế toán của Quỹ, sau đó ký giả tên người nhận. Hàng tháng Mai nộp tiền lãi, gốc theo quy định.

    Dựa vào thủ đoạn trên, chỉ đạo  cán bộ tín dụng lập khống 354 bộ hồ sơ vay vốn tại 10 xã trên địa bàn và chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. 

    Sau đó, đối tượng rút tiền trả các khoản vay đến hạn, kinh doanh bất động sản, đầu tư tiền ảo. Tuy nhiên, người này thua lỗ và không có khả năng hoàn trả.

    Xử lý hành vi lập khống hồ sơ vay vốn để chiếm đoạt tài sản

    Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), người phạm tội tham ô tài sản bị xử lý như sau:

    Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    Người phạm tội tham ô tài sản có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 

    Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định nêu trên.

     
    2666 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận