Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Chủ đề   RSS   
  • #563741 29/11/2020

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

    Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc gia nhập WTO và mở cửa thị trường lao động đã tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc cũng như đã và đang thu hút nguồn nhân lực lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Theo tổng hợp của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tính đến hết tháng 7/2019, có 92.100 lao động nước ngoài đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang làm việc tại Việt Nam.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 (Hiệu lực từ 01/01/2021), người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau:

    a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

    d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

    Theo đó, một điều kiện bắt buộc là người nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Tuy nhiên điều khoản này cũng quy định nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật này thì không cần phải có giấy phép. Cụ thể:

    1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

    2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

    3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

    4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

    5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

    6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

    7. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

    9. Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

    Như vậy, người lao động nước ngoài thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì khi làm việc ở Việt Nam không cần phải làm các thủ tục để xin cấp giấy phép lao động.

     
    659 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563855   29/11/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì để nhập cảnh vào Việt Nam vẫn phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy xác nhận thuộc trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định,

     
    Báo quản trị |