Vừa mới đây theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của ngành Thông tin và Truyền thông, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như hiện nay Việt Nam có 6 nhà cung cấp dịch vụ nội dung theo yêu cầu trên nền tảng Internet, thu rất nhiều phí cung cấp dịch vụ nhưng chưa thực sự tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.
Cụ thể tại Nghị định 71/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2016/NĐ-CP về về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Kể từ ngày Nghị định 71/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/1/2023 đã yêu cầu các tổ chức kinh doanh dịch vụ phát trực tuyến phim, truyền hình có thu phí của nước ngoài phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Việt Nam.
Theo báo cáo thì ngoài công ty Netflix, thì còn có 5 nhà cung cấp dịch vụ nội dung theo yêu cầu còn lại cũng đăng ký với Bộ VHTTDL để cung cấp phim và bỏ hết những nội dung về truyền hình để theo đúng Luật Điện ảnh 2022, Nghị định 71/2022/NĐ-CP về quản lý phát thanh truyền hình được ban hành mới đây là cơ sở để buộc các nền tảng xuyên biên giới này phải tuân thủ pháp luật.
Không đăng ký hoạt động sẽ bị ngăn chặn tại Việt Nam
- Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá:
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá chủ động lựa chọn danh mục kênh chương trình trong nước phù hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này để cung cấp trên dịch vụ và không phải thực hiện thủ tục đăng ký danh mục kênh; thực hiện thông báo danh mục kênh theo biểu mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phục vụ báo cáo nghiệp vụ và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải thực hiện đăng ký danh mục nội dung các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài.
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không phải thực hiện đăng ký danh mục nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng. Các nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều này.
- Yêu cầu đối với nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng
+ Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bản quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 06/2016/NĐ-CP.
+ Được thực hiện biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Nghị định 06/2016/NĐ-CP.
+ Nội dung quảng cáo (nếu có) được đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện biên tập bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam về quảng cáo và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
+ Nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng, nội dung quảng cáo: Phải lập hồ sơ theo biểu mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phục vụ báo cáo nghiệp vụ và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
KOL quảng cáo sai phạm sẽ không được tham gia hoạt động nghệ thuật
Đối với nhóm các đại lý quảng cáo, Bộ cũng xử phạt mạnh tay, buộc các đại lý quảng cáo cam kết không quảng cáo vào các trang có nội dung vi phạm, ưu tiên lựa chọn quảng cáo vào các trang có nội dung đã được Bộ TT&TT kiểm soát, đăng ký.
Còn đối với các nhóm sáng tạo nội dung, lần đầu tiên, Bộ cũng kết nối với 200 công ty là các đại lý, các công ty truyền thông lớn quản lý đa kênh, quản lý 5.000 KOL người nổi tiếng trên mạng.
Trường hợp nếu KOL quảng cáo sản phẩm, dịch vụ sai phạm sẽ không được tham gia hoạt động nghệ thuật của giới nghệ sĩ.
Trước các quy định trên sẽ giải quyết nhiều vấn đề về kinh doanh dịch vụ truyền hình thu phí tại Việt Nam mà không được kiểm soát về chất lượng, văn hóa, thuế và nhiều vấn đề khác đang vi phạm pháp luật Việt Nam.