Sử dụng trái phép lòng lề đường vẫn là câu chuyện muôn thuở tại các thành phố lớn, việc lấn chiếm lòng lề đường xuất phát đa phần từ các hộ kinh doanh có mặt phố. Từ đó tiện thể đặt biển hiệu hay bàn ghế ngay tại lề đường trước cơ sở kinh doanh.
Điều này không những làm mất mỹ quan thành phố mà còn có nguy cơ gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và nhiều vấn đề khác. Vậy hành vi lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè sẽ bị xử phạt ra sao?
1. Có được sử dụng lề đường cho mục đích kinh doanh?
Ngoại trừ một số trường hợp như sử dụng lòng lề đường để làm điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó.
Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Việc sử dụng lòng lề đường cho mục đích trên phải được sự cho phép và quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sử dụng lòng lề đường không được vi phạm luật giao thông đường bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì lòng lề đường vẫn có thể được sử dụng cho mục đích riêng tuy nhiên phải có sự xin phép của các cấp chính quyền nơi đây và đảm bảo trong thời gian sau xin phép phải trở về nguyên trạng.
Một số trường hợp lấn chiếm lòng lề đường phổ biến hiện nay như bán hàng hóa nhỏ lẻ trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng hay các cửa hàng đặt biển quảng cáo,... Bên cạnh đó, đặc biệt tình trạng chiếm dụng để bàn ghế kinh doanh đồ ăn, nước uống.
2. Xử phạt hành vi chiếm dụng lòng, lề đường
Tùy vào từng hành vi mà mức phạt sẽ khác nhau điều này giúp xử phạt được đúng tình trạng và bảo vệ an toàn giao thông cũng như mỹ quan thành phố. Theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định các mức phạt
Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng - 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng - 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 triệu đồng - 2 triệu đồng đối với tổ chức có các hành vi như:
Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị và chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe.
Phạt tiền từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng đối với tổ chức Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông.
Ngoài ra, cơ sở kinh doanh còn phải thu dọn vật liệu, hàng hóa hoặc bị tịch thu và khôi phục lại tình trạng ban đầu cho vỉa hè.
Như vậy, hành vi lấn chiếm lòng lề đường có thể bị xử phạt tùy theo mức độ và hành vi vi phạm.Cao nhất nhất có thể lên đến 40 triệu đồng nếu đối với tổ chức có hành vi chiếm dụng lòng lề đường.