Lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #600201 17/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước bị xử lý thế nào?

    Đất chưa sử dụng là gì? Việc lấn chiếm đất chưa sử dụng có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì mức xử phạm là bao nhiêu?

    Đất chưa sử dụng là gì?

    Cho đến hiện nay, pháp luật về đất đai chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về khái niệm đất chưa sử dụng. 

    Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 về nhóm đất chưa sử dụng thì có thể hiểu một cách đơn giản nhất là: “Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.” 

    Bên cạnh đó, đất chưa sử dụng lại được định nghĩa tại Điều 58 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đất chưa sử dụng gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

    Như vậy, đất chưa sử dụng là đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chưa xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài. 

    Tóm lại, đất chưa sử dụng gồm những loại đất chưa được xếp vào 01 trong 02 nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp.

    Quy định về thu hồi đất khi lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước

    Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014:

    Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:

    - Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

    Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

    - Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Theo quy định trên, trong trường hợp này gia đình bạn lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước thì sẽ giải quyết như sau:

    + Nếu đất lấn chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì sẽ được tạm sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi đất.

    + Nếu không thuộc trường một trong các trường hợp trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; gia đình bạn sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Mức xử phạt hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    - Phạt tiền từ 02-03 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

    - Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

    - Phạt tiền từ 05-15 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

    - Phạt tiền từ 15-30 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

    - Phạt tiền từ 30-70 triệu đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

     Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

    - Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

    - Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

    - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    Như vậy, theo quy định này thì trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng thì tùy vào diện tích đất bị lấn chiếm mà sẽ áp dụng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính khác nhau. 

     
    1134 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (21/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600203   17/03/2023

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Trường hợp nếu không chấp hành việc xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc có ghi thời hạn thi hành hơn 10 ngày thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #600232   19/03/2023

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước là một hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng xấu đến tài sản công cộng, gây mất trật tự và an ninh trật tự đô thị. Hành vi này còn ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Việc ngăn chặn và xử lý các hành vi lấn chiếm đất của Nhà nước là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội, và giữ gìn môi trường sống trong sạch và đẹp đẽ. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải nghiêm túc áp dụng pháp luật và xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng của Nhà nước.

     
    Báo quản trị |