Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #522891 07/07/2019

    shinichi45

    Female
    Mầm

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (62)
    Số điểm: 805
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 90 lần


    Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

    >>> Lưu ý cần biết khi ly hôn giành quyền nuôi con

    >>> Những điều cần biết khi đơn phương ly hôn

    Ly hôn khi mục đích hôn nhân không đạt được diễn ra ngày càng phổ biến. Một trong những vấn đề phát sinh là làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

    Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Theo đó, khi vợ chồng ly hôn mà không thỏa thuận được ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào: quyền lợi về mọi mặt của con, tuổi và nguyện vọng của con. Như vậy để giành được quyền nuôi con, bạn nên thực hiện một số công việc sau:

    1. Chứng minh bên kia là người có lỗi dẫn đến ly hôn

    Người muốn giành quyền nuôi con nên thu thập chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ như: hành vi bạo lực, đánh bạc, phá tán tài sản, không chung thủy…

    Chứng minh được lỗi của bên kia dẫn đến ly hôn sẽ là lợi thế khi giành quyền nuôi con. Bởi vì, lỗi trong việc dẫn đến ly hôn góp phần phản ánh đạo đức, nhân phẩm của một người. Mà người nuôi con sẽ là người có nhiều cơ hội để chăm sóc, dạy dỗ, ảnh hưởng đến sự phát triển của con nhất nên nhân phẩm đạo đức của người đó là yếu tố quan trọng để quyết định người nuôi con.

    2. Chứng minh thu nhập đảm bảo việc nuôi con

    Để giành được quyền nuôi con bạn nên chứng minh được mình có đủ điều kiện kinh tế để cung cấp cho con những nhu cầu vật chất tối thiểu cho sự phát triển như: cung cấp cho con chỗ ở ổn định, tạo điều kiện cho con được học tập, ăn uống đầy đủ đảm bảo dinh dưỡng,...

    Có thể chứng minh thu nhập qua bảng lương, sổ đóng bảo hiểm xã hội, doanh thu của cơ sở kinh doanh…

    Thu nhập ổn định sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét người được giao nuôi con. Tuy nhiên, không phải ai có tài chính tốt hơn sẽ giành được quyền nuôi con, nhưng nếu muốn được nuôi con bạn phải chứng minh được khả năng tài chính của mình thì sẽ là bất lợi khi giành quyền nuôi con.

    3. Chứng minh có thời gian chăm lo cho đời sống tinh thần của con

    Việc có nhiều thời gian dành cho con sẽ là lợi thế để giành quyền nuôi con. Bên cạnh việc có đủ điều kiện tài chính đảm bảo đời sống vật chất của con thì người nuôi con cần có thời gian để chăm lo cho đời sống tinh thần của con.

    Thời gian dạy dỗ, giáo dục, quan tâm con… được chứng minh thông qua thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, công việc làm ở nơi cố định hay thường xuyên đi xa nhà hay không…

    4. Chứng minh bên kia không thực hiện tốt nghĩa vụ với con trong thời gian chung sống

    Để được trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có trách nhiệm với con, yêu thương con… nên nếu bên nào có hành vi bạo lực, không quan tâm chăm sóc cho con trong thời gian chung sống trước ly hôn sẽ là căn cứ để quyết định người được nuôi con.

    5. Thuyết phục con đồng ý để mình nuôi sau khi ly hôn

    Nguyện vọng của con cũng là một trong những căn cứ quan trọng quyết định người nuôi con.

    Theo quy định của pháp luật, phải xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên khi quyết định người nuôi con.

    5. Chứng minh ngoài những điều kiện tài chính, thời gian còn có điều kiện khác tốt hơn dành cho con

    Đó có thể là cung cấp môi trường sống tốt cho, khi không có thời dành cho con thì sẽ có những người thân đáng tin cậy khác trong gia đình như ông bà, cô, dì... chăm sóc, yêu thương con.

    Đây sẽ là lợi thế cho bạn khi Tòa án quyết định người được quyền nuôi con.

    Như vậy, bạn có thể thực hiện những điều trên để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn.

     
    3767 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shinichi45 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524461   31/07/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Bài viết của bạn thật hữu ích. Ngoài ra, mình xin được bổ sung thêm:

    - Chứng minh về môi trường sống: Chứng minh môi trường sống của con khi ở cùng mình sẽ tốt hơn.

    - Chứng minh hành vi cư xử, lối sống lành mạnh sẽ ảnh hưởng tốt đến con, giúp con phát triển tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #529332   29/09/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Bài viết rất hữu ích. Nhưng cho mình hỏi trong trường hợp cả hai đều bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh thần, cả hai bên đều có lỗi trong việc ly hôn thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào nếu đứa con không thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #529333   29/09/2019

    hoangthai090895
    hoangthai090895
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 838
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 42 lần


    Bài viết rất hữu ích. Nhưng cho mình hỏi trong trường hợp cả hai đều bảo đảm các điều kiện về vật chất và tinh thần, cả hai bên đều có lỗi trong việc ly hôn thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào nếu đứa con không thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #590048   26/08/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

    Khi ly hôn thì pháp luật cho phép vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn. Chỉ trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được thì Tòa án mới quyết định căn cứ  vào quyền lợi về mọi mặt của con. Do đó, để giành quyền nuôi con phải chứng minh được đủ khả năng nuôi con và tốt cho sự phát triển của con về kinh tế, giáo dục...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #590055   26/08/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

    Khi ly hôn thì pháp luật cho phép vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn. Chỉ trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được thì Tòa án mới quyết định căn cứ  vào quyền lợi về mọi mặt của con. Do đó, để giành quyền nuôi con phải chứng minh được đủ khả năng nuôi con và tốt cho sự phát triển của con về kinh tế, giáo dục...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #598897   21/02/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Nếu vợ chồng thỏa thuận được vấn đề trực tiếp nuôi con thì tranh chấp giành quyền nuôi con sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì hai bên phải chứng minh được ai mới chăm sóc tốt nhất cho con, tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển để được trực tiếp nuôi con.

     
    Báo quản trị |