Cảm ơn bài viết của tác giả. Đối với chủ đề bảo vệ người lao động khỏi tình trạng bị đuổi việc cuối năm. Mình xin chia sẻ góc nhìn theo Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
Để không bị người sử dụng lao động đuổi việc trái luật, người lao động nên:
- Nắm rõ các quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động, để biết mình có bị chấm dứt trái luật không.
-Nắm được cách khiếu nại, khởi kiện người sử dụng lao động nếu người lao động cho rằng mình bị đuổi việc trái luật.
1. Về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
- Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật khi chấm dứt theo một trong các căn cứ quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 và tuân thủ đúng thủ tục pháp luật quy định. Một số trường hợp chấm dứt người sử dụng lao động thường căn cứ như:
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Người sử dụng lao động phải chấm dứt theo một trong các căn cứ nêu tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 và phải tuân thủ thời gian báo trước nêu tại Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
+ Sa thải người lao động: Người sử dụng lao động phải sa thải theo một trong các căn cứ nêu tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 và phải tuân thủ thủ tục xử lý kỷ luật tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
2. Cách khiếu nại, khởi kiện người sử dụng lao động khi người lao động cho rằng mình bị đuổi việc trái luật (bị sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật)
- Thủ tục khiếu nại
+ Khiếu nại lần đầu: Khiếu nại với người sử dụng lao động. Nếu người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động khiếu nại lần hai.
+ Khiếu nại lần hai: Khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
- Thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
+ Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019.
+ Hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.