Làm cách nào để chia tiền khi tôi bỏ công sức nhiều hơn cho mảnh đất mua chung?

Chủ đề   RSS   
  • #532708 08/11/2019

    hoanglam1491

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Làm cách nào để chia tiền khi tôi bỏ công sức nhiều hơn cho mảnh đất mua chung?

    Bạn tôi và tôi đã mua cùng một mảnh đất với ý định đầu tư sinh lời nhưng mối quan hệ không được tốt.
    Trên sổ đỏ, tôi là người đứng tên chính, bạn tôi là người đứng tên phụ. Số tiền tôi đã chi gần gấp 3 lần số tiền của bạn tôi. Việc tìm kiếm đất cũng như tất cả các giao dịch được thực hiện bởi tôi.
    Hiện tại, mối quan hệ của chúng tôi không được tốt lắm vì tôi phát hiện ra rằng cô ấy có ý xấu với tôi và hành động không đúng mực. Đất chúng tôi mua thì lại đang lên giá, vì vậy chúng tôi không muốn bán ngay.
    Vậy Luật sư cho tôi hỏi, theo Luật đất đai 2013 thì sau này phân chia sẽ như thế nào? Tôi có thể nhận được gấp 3 lần so với bạn của tôi không? Tôi xin cảm ơn!

     

    Cập nhật bởi hoanglam1491 ngày 08/11/2019 04:15:16 CH
     
    1175 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoanglam1491 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532714   08/11/2019

    Linhngo99
    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Tham khảo:

    >>>> Cách nhận biết Giấy tờ nhà đất giả;

    >>>> Hướng dẫn cách xử lý khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sai sót;

    Chào bạn, theo nội dung bạn cung cấp, do mối quan hệ thân thiết nên hai bạn đã thống nhất và cùng nhau đứng tên chung một mảnh đất với mục đích đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, tới nay do mâu thuẫn nên muốn chia đôi và bạn không biết phải chia như thế nào theo Luật đất đai 2013? và có được nhận hơn 3 phần so với người còn lại hay không, khi số tiền bạn góp gấp ba lần người còn lại?

    Mình tư vấn cho bạn trong trường hợp này như sau:

    Về việc bạn nói trên sổ đổ ghi "tôi là người đứng tên chính, bạn tôi là người đứng tên phụ".

    Theo mình, thì bạn đã hiểu sai trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì đối với trường hợp hai người cùng đứng tên trên sổ đỏ như sau:

    "2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện"

    Do đó, thông tin trên sổ đỏ ghi rõ thông tin những người cùng đứng chung sổ đỏ và cấp cho mỗi người một sổ theo yêu cầu. Theo đó, Luật đất đai không phân định người nào đứng tên chính, tên phụ trên sổ đỏ mà hai bên có quyền lợi bình đẳng ngang nhau về việc sử dụng chung thửa đất đó, trừ khi hai bạn có thỏa thuận khác (mình sẽ nếu sau).

    Căn cứ thêm quy định tại Điều 210 Bộ luật dân sự 2015 trong trường hợp này là hai chủ sở hữu cũng đứng tên sở hữu hợp nhất như sau:

    "1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

    Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

    2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung".

    Do đó, trong trường hợp đứng tên chung hợp nhất thì hai bên có quyền lợi đối với thửa đất là ngang nhau, tức 50/50 mà không phân định người này nhiều hơn hay người kia ít hơn. Việc quản lý, sử dụng, định đoạt đối với thửa đất đó phải do hai bên cùng thỏa thuận đồng ý.

    Vậy nên, trong trường hợp này cần căn cứ thêm các thỏa thuận khác từ hai bạn, nếu không có thỏa thuận khác thì thửa đất sử dụng chung hợp nhất đó khi phát sinh tranh chấp rất có thể sẽ được giải quyết là chia đôi cho mỗi người một nửa.

    Thỏa thuận khác ở đây là gì?

    - Là Biên bản thỏa thuận về tỉ lệ góp vốn do hai bạn lập khi thỏa thuận đứng tên chung (có công chứng hoặc chứng thực) 

    - Hoặc có lập Vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại thực hiện để chứng minh giữa hai bạn có thỏa thuận thực tế về tỉ lệ vốn góp là như thế nào? 

    Theo đó, các văn bản này có thể lập trước hoặc sau khi các đồng sở hữu đã được cấp sổ đỏ. 

    Vậy nên, dựa vào những cơ sở pháp lý trên đây mới được xem là nguồn chứng cứ để giải quyết nếu có tranh chấp trong việc phân định tỉ lệ sở hữu cũng như các quyền và nghĩa vụ khác của các đồng sở hữu. Còn nếu trường hợp hai bạn không thỏa thuận, thì thửa đất đó sẽ được chia 50/50 cho mỗi người một nửa.

    Trên đây là nội dung tư vấn của mình. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn.

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 08/11/2019 05:11:42 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/11/2019)