Là lao động chính trong nhà, có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Chủ đề   RSS   
  • #559963 05/10/2020

    Nguyenbac222

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Là lao động chính trong nhà, có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

    Tình hình là mẹ em mất bố em đi biệt tích và có một người chị đã lấy chồng và đang ở chung với em vậy theo luật nghĩa vụ quân sự em có phải đi không ạ mong giải đáp giúp em với ạ

     
    21508 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nguyenbac222 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/10/2020) hoamattroi9297 (05/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<678
Thảo luận
  • #568141   26/02/2021

    triennui
    triennui

    Female
    Sơ sinh


    Tham gia:22/02/2017
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 6 lần


    Căn cứ để được miễn Nghĩa vụ Quân sự

    Cho em hỏi: Em đã 2 năm đi khám sức khỏe NVQS tại hội đồng khám sức khỏe cấp huyện và không trúng tuyển do em mắc bệnh viêm da cơ địa( xếp sức khỏe loại 6). Bác sĩ khuyên em nên làm đơn xin miễn NVQS để những năm sau không phải đi khám nữa. Nhưng khi đọc điều 41 luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì em không thấy có căn cứ phù hợp để bản thân làm đơn xin miễn như khoản 2 điều 41 của Luật.

    Xin Luật sư tư vấn cho em, căn cứ pháp lý và thủ tục xin miễn nghĩa vụ quân sự. Em chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn triennui vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/02/2021)
  • #568167   26/02/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    triennui viết:

    Cho em hỏi: Em đã 2 năm đi khám sức khỏe NVQS tại hội đồng khám sức khỏe cấp huyện và không trúng tuyển do em mắc bệnh viêm da cơ địa( xếp sức khỏe loại 6). Bác sĩ khuyên em nên làm đơn xin miễn NVQS để những năm sau không phải đi khám nữa. Nhưng khi đọc điều 41 luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì em không thấy có căn cứ phù hợp để bản thân làm đơn xin miễn như khoản 2 điều 41 của Luật.

    Xin Luật sư tư vấn cho em, căn cứ pháp lý và thủ tục xin miễn nghĩa vụ quân sự. Em chân thành cảm ơn.

    Theo Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định như sau:
     
    2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
     
    a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
     
    b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
     
    c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
     
    d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
     
    đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
     
    Và căn cứ tại Khoản 1 Điều này nếu chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe thì sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự.
     
    Căn cứ quy định trên thì bạn thuộc trường hợp tạm hoãn mà thôi. Do đó, không đủ điều kiện để được miễn gọi nhập ngũ bạn nhé. Nên hàng năm nếu có lệnh gọi khám nghĩa vụ sức khỏe thì bạn vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành đến hết độ tuổi gọi nhập ngũ.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuongtg98 vì bài viết hữu ích
    triennui (27/02/2021)
  • #568348   27/02/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    triennui viết:

    Cho em hỏi: Em đã 2 năm đi khám sức khỏe NVQS tại hội đồng khám sức khỏe cấp huyện và không trúng tuyển do em mắc bệnh viêm da cơ địa( xếp sức khỏe loại 6). Bác sĩ khuyên em nên làm đơn xin miễn NVQS để những năm sau không phải đi khám nữa. Nhưng khi đọc điều 41 luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì em không thấy có căn cứ phù hợp để bản thân làm đơn xin miễn như khoản 2 điều 41 của Luật.

    Xin Luật sư tư vấn cho em, căn cứ pháp lý và thủ tục xin miễn nghĩa vụ quân sự. Em chân thành cảm ơn.

    Trường hợp của anh nêu là không đủ sức khỏe thì chỉ thuộc trường hợp được tạm hoãn theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, không thuộc trường hợp được miễn anh nhé. Nên việc bác sĩ nói là chưa đúng anh nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #568270   27/02/2021

    triennui
    triennui

    Female
    Sơ sinh


    Tham gia:22/02/2017
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 6 lần


    Em có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 41 để làm đơn xin hoãn và nộp kèm theo toa thuốc cho Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét ra lệnh tạm hoãn từng năm cho em trước khi có lệnh gọi đi khám sức khỏe của Ban chỉ huy quân sự được không ạ. Tại vì em làm việc tại Tp.HCM, mỗi năm phải về quê khám 2 lần (sơ tuyển, và tại HĐ khám cấp huyện) bất tiện vô cùng; dẫu biết chắc chắc sẽ không trúng tuyển rồi nhưng tốn kém thời gian và ảnh hưởng đến công việc.

    Cập nhật bởi triennui ngày 27/02/2021 03:38:35 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn triennui vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/02/2021)
  • #568350   27/02/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    triennui viết:

    Em có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 41 để làm đơn xin hoãn và nộp kèm theo toa thuốc cho Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét ra lệnh tạm hoãn từng năm cho em trước khi có lệnh gọi đi khám sức khỏe của Ban chỉ huy quân sự được không ạ. Tại vì em làm việc tại Tp.HCM, mỗi năm phải về quê khám 2 lần (sơ tuyển, và tại HĐ khám cấp huyện) bất tiện vô cùng; dẫu biết chắc chắc sẽ không trúng tuyển rồi nhưng tốn kém thời gian và ảnh hưởng đến công việc.

    Hiện không có trường hợp như bạn nói đâu, nhưng khi bạn làm đơn tạm hoãn bạn có thể hỏi thêm bên Hội đồng nghĩa vụ quân sự để xem xét trường hợp của mình, thực tế theo mình thấy là không được đâu vì ở đây là hoãn theo trường hợp không đủ sức khỏe mà qua mỗi năm sức khỏe sẽ khác nên rất khó để chấp nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #577229   23/11/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


     

    triennui viết:

     

    Em có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 41 để làm đơn xin hoãn và nộp kèm theo toa thuốc cho Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét ra lệnh tạm hoãn từng năm cho em trước khi có lệnh gọi đi khám sức khỏe của Ban chỉ huy quân sự được không ạ. Tại vì em làm việc tại Tp.HCM, mỗi năm phải về quê khám 2 lần (sơ tuyển, và tại HĐ khám cấp huyện) bất tiện vô cùng; dẫu biết chắc chắc sẽ không trúng tuyển rồi nhưng tốn kém thời gian và ảnh hưởng đến công việc.

    Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì độ tuổi gọi nhập ngũ quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
     
    Như vậy, trường hợp của bạn đã tham gia khám nghĩa vụ quân sự 2 lần vào những năm trước nhưng không đủ sức khỏe thì chỉ thuộc trường hợp tạm hoãn. Do đó, nếu vẫn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì Ban chỉ huy quân sự vẫn sẽ gửi lệnh gọi khám NVQS đến khi bạn hết tuổi luật định.
     
    Nên việc nộp đơn thuốc không là căn cứ để anh không phải tham gia khám nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, trong đó:
     
    Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
     
    Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự;
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongphuongtg98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/11/2021)
  • #568278   27/02/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các đối tượng được tạm hoãn nghĩa vu quân sự như sau:
     
    - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
     
    - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
     
    - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
     
    - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
     
    - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
     
    - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
     
    - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo;
     
    - Dân quân thường trực.
     
    Trên đây là 8 trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Trường hợp em chưa thỏa mãn điều kiện nên phải đi.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #578828   30/12/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2020)
    Số điểm: 14690
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 321 lần


    Là lao động chính trong nhà, có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

    Tại Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành:
     
    "Điều 5. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
     
    Việc tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau:
     
    1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
     
    ...
    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận."
     
    Theo đó, chỉ trong trường hợp nêu trên thì mới được tạm hoãn anh nhé. Phải có xác nhận của UBND cấp xã.
     
    Báo quản trị |  
  • #578860   30/12/2021

    Là lao động chính trong nhà, có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định trường hợp sau đây được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau:

    a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

    c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

    d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

    đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

    e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

    g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

    Như vậy trong trường hợp bạn là lao động chính trong nhà và phải nuôi dưỡng thân nhân không có khả năng lao động thì có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. trong trường hợp này nếu mẹ bạn không còn khả năng lao động và bắt buộc bạn phải nuôi dưỡng thì bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. nếu mẹ bạn còn khả năng lao động và có thể tự nuôi dưỡng bản thân thì bạn không được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

     

     
    Báo quản trị |