Ký hay không ký vào biên bản xử phạt vi phạm giao thông?

Chủ đề   RSS   
  • #537692 26/01/2020

    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Ký hay không ký vào biên bản xử phạt vi phạm giao thông?

    Từ 01/01/2020, khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt có hiệu lực thi hành, hàng loạt lỗi vi phạm giao thông đã bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm với mức phạt khá nặng. Tuy nhiên, hiện nay xảy ra tình trạng người tham gia giao thông vi phạm các lỗi được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị xử lý và lập biên bản thì người vi phạm kiên quyết không ký khi bị lập biên bản xử phạt và tìm cách chống đối lực lượng chức năng. Họ cho rằng nếu mình không ký Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ không có căn cứ để xử phạt.

    Song, theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, xử phạt hành chính có thể lập biên bản hoặc không lập biên bản. Trong đó, có 2 trường hợp có thể xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản, đó là “xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức”. Trường hợp nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính do dùng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

    Bên cạnh đó, cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có hàng loạt lỗi bị phạt tại chỗ, không lập biên bản như: điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h (điểm c Khoản 2 Điều 6); không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (điểm b Khoản 1 Điều 6); chở người ngồi trên xe sử dụng ô (điểm g Khoản 1 Điều 6),…

    Như vậy, trong nhiều trường hợp, lực lượng chức năng vẫn tiến hành xử phạt vi phạm giao thông mà không cần lập biên bản. Nếu phải lập biên bản mà người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan thì theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

    Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    Như vậy, nếu cá nhân vi phạm không ký vào biên bản thì vẫn bị tiến hành xử phạt. Trường hợp này, CSGT có thể yêu cầu đại diện chính quyền hoặc hai người chứng kiến ký vào biên bản, đồng thời phải ghi rõ vào biên bản lý do người vi phạm từ chối ký vào biên bản.

    Bên cạnh đó, hành vi không ký vào biên bản xử phạt cũng có thể được coi là hành vi trái pháp luật. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.

     
    15273 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538213   31/01/2020

    Căn cứ tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
     
    “Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
     
    1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
     
    2. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
     
    3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Trường hợp biên bản gồm nhiều tờ. Thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
    Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01bản”
     
    Bạn vi phạm mà không chịu ký vào biên bản thì bạn vẫn sẽ bị tiến hành xử phạt. Trường hợp này, phía cảnh sát có thể yêu cầu đại diện chính quyền; hoặc hai người chứng kiến ký vào biên bản. Đồng thời, bên phía cảnh sát phải ghi rõ vào biên bản lý do bạn từ chối ký vào biên bản.
     
    Báo quản trị |  
  • #562290   07/11/2020

    phamlecaobinh
    phamlecaobinh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


     Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Nếu như hai người chứng kiến đó khi được mời kí tên vào biên bản thì họ trả lời tôi chỉ chứng kiến việc người vi phạm không ký vào biên bản, còn hành vi vi phạm của anh ta theo như ghi trong biên bản thì tôi không chứng kiến như vậy có xử lý được người vi phạm hay không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamlecaobinh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/11/2020)