Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

Chủ đề   RSS   
  • #577194 22/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

    Tuy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết nhưng kẻ thủ ác có chạy trốn được tòa án lương tâm của chính mình?

    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt - Minh họa

    Vụ án giết người (mà Pháp Luật TP.HCM đã thông tin trên các số báo ra ngày 18, 19 và 20-11) xảy ra ngày 31-7-1980 tại tỉnh Thuận Hải cũ (nay là tỉnh Bình Thuận). Thời điểm đó ở miền Nam vẫn còn áp dụng quy định của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành, cụ thể là Sắc luật 03/SL ngày 15-3-1976.

    Sắc luật 03/SL này không quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với các tội phạm xảy ra sau ngày 30-4-1975. Điều đó cũng có nghĩa là thời hiệu truy cứu TNHS lúc này là vô thời hạn, tức không tính thời hiệu truy cứu TNHS.

    Khi vụ án xảy ra, các cơ quan chức năng lúc đó chưa có quyết định khởi tố bị can và có thông báo tìm kiếm đối với ông Lê Minh Sơn (tên khác là Trương Đình Chi - một người bị tình nghi là hung thủ). Từ đó đến nay cũng không có lệnh truy nã đối với ông Sơn. Do đó, về mặt pháp lý, cho đến thời điểm hiện nay chưa có cơ sở kết luận ông Sơn là người thực hiện tội phạm.

    Hành vi phạm tội giết người và cướp tài sản xảy ra năm 1980 và từ đó đến nay đã trải qua BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và hiện nay là BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    Điều 45 BLHS năm 1985 quy định thời hiệu truy cứu TNHS dài nhất là 15 năm; Điều 23 BLHS năm 1999 quy định thời hiệu truy cứu TNHS dài nhất là 20 năm; Điều 27 BLHS hiện hành quy định thời hiệu truy cứu TNHS dài nhất là 20 năm.

    Do đó, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo thì chúng ta phải lấy thời hiệu truy cứu TNHS là 15 năm theo quy định của BLHS năm 1985, đây là quy định có lợi nhất cho người phạm tội. Cần lưu ý, nếu người phạm tội phạm hai tội: Giết người và cướp tài sản thì thời hiệu của cả hai tội này chạy song song với nhau.

    Pháp luật hình sự cũng quy định: “Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ”. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng do chưa có lệnh truy nã đối với ông Lê Minh Sơn nên không thể áp dụng quy định này.

    Như vậy, tính từ thời điểm vụ án xảy ra ngày 31-7-1980 thì thời điểm hết thời hiệu truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong vụ án này là 0 giờ ngày 1-8-1995. Do đó, đến thời điểm hiện nay (năm 2021) thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với người thực hiện hành vi phạm tội cũng đã hết, kể cả có phạm tội mới như làm giả giấy tờ để trốn tránh (nếu có)

    Trong vụ án này, nỗi đau mất người thân là không gì đo đếm được. Một thầy thuốc Nam lương thiện vì bị tình nghi mà đã ôm nỗi oan khuất đến cuối đời dù may mắn không bị kết án oan. Còn người con trai của nạn nhân đã phải bỏ ra 41 năm để bôn ba khắp nơi, đến nỗi không màng lập gia đình mà đơn độc đi tìm hung thủ giết mẹ.

    Với những mất mát ấy, người thực hiện hành vi phạm tội chịu TNHS là lẽ công bằng, cũng là cách xoa dịu một phần nỗi đau cho người mất lẫn người còn sống, đồng thời trả lại sự trong sạch cho người bị hàm oan.

    Theo Tiến sĩ Phan Anh Tuấn - ĐH Luật TPHCM 

    Nội dung cụ thể của vụ việc: Cái chết oan khuất và nỗi oan của ông thầy thuốc Nam

    Ngày 31-7-1980, một vụ án giết người, cướp của xảy ra tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, Thuận Hải (nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận).

    Nạn nhân là bà Phan Thị Khanh (sinh năm 1954, lúc đó 26 tuổi) bị sát hại bởi nhiều nhát dao; số nữ trang 1,6 lượng vàng 24K đựng trong túi vải mà bà luôn mang theo bên người bị mất.

    Năm đó anh Đỗ Thanh An, con của nạn nhân, mới chỉ 7 tuổi. Từ đó đến nay, anh An đã làm nhiều nghề khác nhau để theo dấu kẻ tình nghi. Ông đã hai lần phát hiện ra kẻ tình nghi và báo cơ quan chức năng, song do nhiều lý do khác nhau, người đó vẫn chưa sa lưới pháp luật.

    Đến nay, sau 41 năm, khi hung thủ thật sự vẫn chưa được cơ quan pháp luật xác định. Trong khi đó, thời hiệu truy cứu TNHS người phạm tội đã không còn, tức nếu bắt được người biết chắc đó là hung thủ thì vẫn... không làm gì được họ.

    Khi vụ án xảy ra, cơ quan công an còn bắt giam oan một ông thầy thuốc Nam, đó là Đó là ông Võ Tê, sinh năm 1932, lúc đó 48 tuổi. Ông Tê được trả tự do sau gần năm tháng bị bắt giam nhưng đến nay, khi ông khuất núi đã 27 năm, vẫn chưa được cơ quan tố tụng nào xin lỗi, bồi thường oan và phục hồi danh dự cho ông.

    Tuy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết nhưng kẻ thủ ác có chạy trốn được tòa án lương tâm của chính mình?

    Cả cuộc đời hơn 40 năm chạy trốn có phải là hình phạt của cuộc đời áp cho họ hay không? Và cho dù đến nay người phạm tội không cần trốn chạy vì pháp luật đã không thể trừng phạt họ nhưng liệu họ có chạy trốn được tòa án lương tâm của mình và sự phán xét của xã hội và người thân?!

    Thôi thì đành coi đây như là hình phạt còn nặng nề hơn cả những mức án của pháp luật mà người phạm tội phải ăn năn với chính mình, với những nạn nhân và thân nhân của họ đến suốt đời.

    (Tác giả: TS Phan Anh Tuấn - ĐH Luật TP. HCM.)

    Theo PLO

     

     
    3383 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591432   25/09/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

    Cảm ơn chia sẻ bài viết của bạn. Với những vụ án không tìm ra hung thủ thật sự là quá bất công đối với nạn nhân, nỗi oan uất vẫn chưa được giải quyết, sự mất mát của người thân vẫn chưa thể nào xoa dịu đi được và người chịu hàm oan vẫn chưa được trả lại trong sạch. Pháp luật, cơ quan điều tra cần có những biện pháp nghiệp vụ tiến hành tìm ra hung thủ để trả lại trong sạch cho nạn nhân, người thân của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #596949   09/01/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

    Những tình huống xảy ra như kỳ án này cũng đã xảy ra nhiều trên thực tế, nhiều vụ án thương tâm không tìm ra hung thủ do vô cùng phức tạp đã gây ra rất nhiều oan ức cho nạn nhân và người thân của họ.Ví dụ như vụ án sát hại chủ cơ sở cà phê Hữu Khánh ở Tiền Giang đến nay chưa tìm ra hung thủ.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Special29 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/01/2023)
  • #597253   23/01/2023

    concobebee
    concobebee
    Top 500
    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 980
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

    Bài viết của bạn đã tổng hợp được khá nhiều thông tin bổ ích và lý thú. Thật sự trong đời sống trước đây và hiện nay, tôi đã đọc được rất nhiều những trường hợp "án oan" khi xử phạt sai người, sai tội, khiến những người vô tội lại phải chịu những hình phạt "trên trời rơi xuống". Do đó, tôi nghĩ nhà nước ta cần đề ra những quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt, cụ thể hơn, và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng nên tiến hành điều tra một cách khách quan và chính xác nhất để xác định đúng người, đúng tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #597279   24/01/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

    Theo tôi được biết thì từ nội dung xin lỗi, cải chính công khai, Công an đã tiến hành xác định nguyên nhân dẫn đến việc khởi tố, tạm giam oan với cụ ông Võ Tê, do cán bộ điều tra chưa thông qua đào tạo cơ bản và trong quá trình xác minh, điều tra chỉ căn cứ vào một lời khai nhận tội một phía từ ông Võ Tê, chưa đánh giá khách quan và toàn diện vụ án, chưa thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ liên quan của vụ án. Đồng thời, công cụ, phương tiện phục vụ công tác điều tra còn lạc hậu, chưa được trang bị đầy đủ, còn thiếu thốn nhiều mặt; việc thu thập tài liệu, chứng cứ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cụ thể là sử dụng Sắc luật 02/SL năm 1976. Dẫn đến hậu quả ông Võ Tê bị khởi tố, tạm giam oan.

     
    Báo quản trị |  
  • #597294   24/01/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật hình sự quy định thời hiệu truy cứu bên cạnh mục đích để các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương truy tìm, điều tra tội phạm và người phạm tội thì còn có ý nghĩa nhân đạo đối với người đã thực hiện tội phạm. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm mục đích chủ yếu là để cải tạo giáo dục đối với người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Tuy nhiên, nếu trong một khoảng thời gian dài theo quy định kể từ ngày phạm tội mà cơ quan pháp luật chưa bắt được người đó, chưa khởi tố và ra lệnh truy nã họ và họ không phạm tội mới nữa thì không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ - vì mục đích của trách nhiệm hình sự đã đạt được.

     
    Báo quản trị |  
  • #598102   31/01/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Kỳ án giết người 41 năm: Thời hiệu, tội ác và hình phạt

    Cũng như thông tin bài viết đã cung cấp thì sự việc đã trải qua quá lâu và đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên sự việc có thể xem đã gác lại. Thứ còn tiếp diễn có lẽ chỉ là bản án về tâm hồn của hung thủ mà thôi. Tuy nhiên, đứng trên góc độ ban hành văn bản thì mình thấy quy định về thời hiệu như vậy là phù hợp, tránh trường hợp tồn đọng hồ sơ các vụ việc không thể giải quyết trong thời gian nhiều năm. Nhưng cũng vì vậy mà nhà nước cần có biện pháp nâng cao trình độ, nghiệp vụ của lực lượng điều tra, tố tụng nhằm giải quyết các vụ việc khó khăn, hóc búa.

     
    Báo quản trị |