Tổng hợp thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh các ngành, nghề

Chủ đề   RSS   
  • #461525 17/07/2017

    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Tổng hợp thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh các ngành, nghề

    Đến nay, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gần như đã có văn bản quy định, chỉ còn khoảng hơn 5 ngành, nghề mới được bổ sung thì chưa có bất kỳ văn bản nào quy định thôi. 
     
    Vì vậy, sau đây, mình sẽ tổng hợp thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh các ngành nghề được xếp vào nhóm kinh doanh có điều kiện phải đăng ký Giấy phép mới được kinh doanh.
     
    Để các bạn dễ tra cứu, mình sẽ tổng hợp điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh theo thứ tự danh mục tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư:
     
    25281 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    myhoa1002 (10/08/2017) KieuNga1109 (18/07/2017) luattoanquoc463 (18/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #461526   17/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    SẢN XUẤT CON DẤU

    1. Phạm vi sản xuất:

    - Con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN;

    - Con dấu có hình biểu tượng;

    - Con dấu không có hình biểu tượng.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

    - Trừ những cơ sở đã hoạt động trước ngày 01/7/2016 thì

    + Chỉ CSKD thuộc Bộ Công an mới được sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN, con dấu có hình Công an hiệu;

    + Chỉ CSKD thuộc Bộ Quốc phòng mới được sản xuất con dấu có hình Quân hiệu.

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT:

    ·      + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    ·      + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

     + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

     + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    + VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    + Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    05 ngày làm việc

    04  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 04 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 05 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN:

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có VB thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề;

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - GCN đối với cơ sở sản xuất con dấu không quy định thời hạn sử dụng.

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại CSKD.

    + Sản xuất con dấu bằng các chất liệu bền vững, có tính ổn định cao.

    + Bảo quản chặt chẽ, chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định, không được trực tiếp giao con dấu cho khách hàng, trừ con dấu của CSKD không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an theo quy định của PL về quản lý và sử dụng con dấu.

    + Không cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền.

    + Thông báo ngay cho cơ quan Công an để xác minh, làm rõ người có nghi vấn làm con dấu sai quy định.

    5. Căn cứ pháp lý

    - Thông tư 218/2016/TT-BTC;

    - Khoản 1 Điều 3, Điều 7, Khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 2 Điều 24, Điều 25, Điều 26 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 18/07/2017 11:23:23 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 17/07/2017 03:27:51 CH Post trùng
     
    Báo quản trị |  
  • #461536   17/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH CÔNG CỤ HỖ TRỢ

    1. Phạm vi:

    - Công cụ hỗ trợ (CCHT) gồm:

    + Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

    + Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    + Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

    + Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

    + Động vật nghiệp vụ.

    - Kinh doanh CCHT bao gồm:

    + Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán CCHT, đạn sử dụng cho CCHT và phụ kiện của CCHT;

    + Sửa chữa CCHT.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

     

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - VB nghiệm thu về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Biên bản kiểm tra về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN ở trong nước

    ·      - Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

    + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

    + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có VB thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    + Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);

    + Sơ đồ khu vực kinh doanh.

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy; không sử dụng người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - CSKD phải có Phương án bảo đảm ANTT gồm các nội dung cơ bản sau đây:

    + Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm ANTT;

    + Biện pháp thực hiện;

    + Lực lượng phục vụ thường xuyên;

    + Phương tiện phục vụ;

    + Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;

    + Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà CSKD hoạt động;

    + Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến ANTT xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Bố trí kho bảo quản CCHT đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

    + Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của kho bảo quản CCHT.

    + Chỉ được mua CCHT, đạn, phụ kiện để sản xuất CCHT có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp và chỉ được bán CCHT, súng bắn sơn, đạn dùng cho CCHT cho các cơ quan, tổ chức được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép.

    + Chỉ được sửa chữa CCHT cho các cơ quan, tổ chức khi có giấy phép của cơ quan Công an.

    + Khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ còn tồn đọng (nếu có) và có VB thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi CSKD hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.

    5. Cơ sở pháp lý

    - Khoản 2 Điều 3, Điều 7, Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 1 Điều 24, Điều 25, Điều 27 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    - Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và CCHT.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 18/07/2017 11:26:09 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 18/07/2017 09:55:09 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 17/07/2017 05:32:48 CH Cập nhật bởi truong_nhu ngày 17/07/2017 04:50:40 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #461545   17/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH CÁC LOẠI PHÁO (TRỪ PHÁO NỔ)

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định.

    - Thuốc pháo (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất) là chất có khả năng gây ra một phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra tiếng nổ;

    - Thuốc pháo hoa là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất để sản xuất pháo hoa, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên phản ứng hóa học tốc độ cao, tỏa nhiệt, phát quang, sinh khí có thể kèm theo tiếng nổ.

    - Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ.

    - Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.

    2. GCN đủ điều kiện về ANTT

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

    - Chỉ CSKD thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh các loại pháo.

     

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của VN; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - VB nghiệm thu về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Biên bản kiểm tra về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN ở trong nước

    ·      - Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

    + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

    + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có VB thông báo kèm theo bản sao GCN gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    + Sơ đồ khu vực kinh doanh;

    - Trường hợp bị mất GCN, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    - Hàng năm, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp quốc phòng về Bộ Tư pháp trước ngày 25 tháng 12 hàng năm;

    - Phối hợp thực hiện các báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - CSKD phải có Phương án bảo đảm ANTT gồm các nội dung cơ bản sau đây:

    + Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm ANTT;

    + Biện pháp thực hiện;

    + Lực lượng phục vụ thường xuyên;

    + Phương tiện phục vụ;

    + Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;

    + Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà CSKD hoạt động;

    + Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến ANTT xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Bố trí kho bảo quản nguyên liệu sản xuất pháo, kho bảo quản pháo thành phẩm theo quy định.

    + Ban hành nội quy đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ, niêm yết nơi dễ thấy, dễ đọc.

    + Chỉ được sản xuất, gia công và bán các loại pháo theo quy định.

    + Sản xuất, bảo quản, vận chuyển pháo phải thực hiện đúng quy định.

    + Nhập khẩu, xuất khẩu pháo, nguyên liệu là thuốc sản xuất pháo phải có giấy phép.

    + Chỉ được bán pháo hoa cho các cơ quan, tổ chức khi có VB cho phép sử dụng.

    + Đối với các loại pháo không còn khả năng sử dụng phải lập hội đồng thanh lý, tiêu hủy.

    + Khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ còn tồn đọng (nếu có) và có VB thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi CSKD hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của PL.

    + Phối hợp thực hiện các báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    - Nếu trong vòng hai năm kể từ khi cấp GCN, tổ chức, cá nhân không thực hiện bất cứ hoạt động công nghiệp quốc phòng nào trong lĩnh vực đăng ký sẽ phải làm lại thủ tục thẩm định để cấp lại GCN nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng;

    5. Cơ sở pháp lý

    - Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng số 02/2008/UBTVQH12

    - Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2009/NĐ-CP;

    - Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP;

    - Khoản 3 Điều 3, Điều 7, Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8, Khoản 5 Điều 13, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 1 Điều 24, Điều 25, Điều 28 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 18/07/2017 11:29:21 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 18/07/2017 10:28:06 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 17/07/2017 05:24:23 CH Cập nhật bởi truong_nhu ngày 17/07/2017 05:18:41 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #461605   18/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH THIẾT BỊ, PHẦN MỀM NGỤY TRANG DÙNG ĐỂ GHI ÂM, GHI HÌNH, ĐỊNH VỊ

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

    - Thiết bị ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình là thiết bị ghi âm, ghi hình được chế tạo giả dạng thiết bị, đồ vật thông thường.

    - Thiết bị ngụy trang dùng để định vị là thiết bị có tính năng xác định vị trí, mục tiêu được chế tạo giả dạng thiết bị, đồ vật thông thường.

    - Phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là phần mềm được tạo ra giả dạng phần mềm hệ thống, ứng dụng, tiện ích, công cụ khác hoặc được lập trình, viết thêm các mã lệnh để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm, xác định vị trí của mục tiêu.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT

    Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày 05/7/2017, CSKD đang kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phải thực hiện thủ tục xin cấp GCN theo quy định. Sau thời hạn nêu trên, nếu không có GCN thì CSKD phải chấm dứt hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

    - Chỉ các CSKD sau đây mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị: CSKD thuộc BCA được cơ quan có thẩm quyền của BCA cấp GCN; CSKD thuộc BQP được cơ quan có thẩm quyền của BQP cấp GCN; CSKD không thuộc BCA, BQP được cơ quan có thẩm quyền của BCA cấp GCN.

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an, quân đội có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an, quân đội có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    - CSKD thuộc BCA được cơ quan có thẩm quyền của BCA cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    - CSKD thuộc BQP được cơ quan có thẩm quyền của BQP cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    - CSKD không thuộc BCA, BQP được cơ quan có thẩm quyền của BCA cấp GCN đủ điều kiện về ANTT.

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị;

    - Bản sao GCN đăng ký CSKD hoặc GCN đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập tổ chức;

    - Thuyết minh hệ thống thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;

    - Phương án kinh doanh, bao gồm: Phạm vi, đối tượng cung cấp, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; phương án kỹ thuật;

    ·      - Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật, người quản lý, nhân viên kỹ thuật.

    - Văn bản đề nghị cấp đổi GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi cửa các thông tin ghi trên GCN đủ điều kiện về ANTT (nếu có);

    - Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật, người quản lý, nhân viên kỹ thuật trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - Bản chính GCN đủ điều kiện về ANTT đã được cấp.

    - Văn bản đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT;

    - Biên lai nộp tiền phạt (nếu có).

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    o Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    o Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án)

    + Thành phần hồ sơ: như cấp mới

    Hình thức nộp

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    20 ngày (có thể gia hạn thêm không quá 20 ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp GCN, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

    Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    Không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: Không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 20 ngày (có thể gia hạn thêm không quá 20 ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp GCN, cơ quan Công an có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT CSKD, người quản lý, nhân viên kỹ thuật của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    +  Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;

    + Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);

    - Trường hợp bị mất GCN, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của BCA.

    - Hàng quý phải gửi báo cáo, kèm theo thống kê danh sách cơ quan đã mua thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gửi cơ quan có thẩm quyền của BCA hoặc cơ quan có thẩm quyền của BQP đã cấp GCN đủ điều kiện về ANTT.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của BCA.

    4. Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Ghi nhận, lưu giữ đầy đủ thông tin về khách hàng; phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD.

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Chỉ được bán thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật theo điều kiện, thẩm quyền, thủ tục về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

    + Thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị như sau:

    o Có ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng: gửi hồ sơ đề nghị qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), gồm:

    > GCN đầu tư hoặc GCN đăng ký kinh doanh, GCN đăng ký CSKD: 1 (một) bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

    > Văn bản đề nghị nhập khẩu của thương nhân nêu rõ tên hàng, mã số HS, số lượng, trị giá của từng mặt hàng: 1 (một) bản chính.

    > Văn bản chấp thuận của BCA hoặc BQP về việc nhập khẩu lô hàng: 1 (một) bản chính.

    Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Công Thương cấp phép nhập khẩu cho thương nhân. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    o Phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng: việc nhập khẩu thực hiện theo quy định của BCA, BQP.

    + Chỉ kinh doanh các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.

    + Bố trí kho bảo quản chặt chẽ, an toàn.

    + Khi thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị bị hư hỏng phải tổ chức tiêu hủy.

    5. Cơ sở pháp lý

    - Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    - Điều 3, Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP;

    - Khoản 4 Điều 9 Nghị định 187/2013/NĐ-CP;

    (Điều 4 Thông tư 04/2014/TT-BCT);

    6. Từ khóa dự kiến

    Thiết bị nghe lén, ghi âm, ghi hình, định vị, bán thiết bị theo dõi, phần mềm nghe lén, phần mềm theo dõi, camera, camera theo dõi, kinh doanh thiết bị theo dõi

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 18/07/2017 02:11:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #461624   18/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH SÚNG BẮN SƠN (TRỪ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỬ DỤNG SÚNG BẮN SƠN)

    KINH DOANH SÚNG BẮN SƠN

    (TRỪ CUNG CẤP DỊCH VỤ SỬ DỤNG SÚNG BẮN SƠN)

     

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

    - Chỉ những CSKD trực thuộc Bộ quốc phòng mới được kinh doanh súng bắn sơn.

     

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - VB nghiệm thu về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Biên bản kiểm tra về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN ở trong nước

    ·      - Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

    + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

    + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - CSKD phải có Phương án bảo đảm ANTT gồm các nội dung cơ bản sau đây:

    + Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm ANTT;

    + Biện pháp thực hiện;

    + Lực lượng phục vụ thường xuyên;

    + Phương tiện phục vụ;

    + Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;

    + Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;

    + Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến ANTT xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Bố trí kho bảo quản súng bắn sơn đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

    + Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc của kho bảo quản súng bắn sơn.

    + Chỉ được mua súng bắn sơn, đạn, phụ kiện để sản xuất súng bắn sơn có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp và chỉ được bán súng bắn sơn, súng bắn sơn, đạn dùng cho súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép.

    + Chỉ được sửa chữa súng bắn sơn cho các cơ quan, tổ chức khi có giấy phép của cơ quan Công an.

    + Khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi CSKD hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.

    5. Cơ sở pháp lý

    Khoản 8 Điều 3, Điều 7, Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 1 Điều 24, Điều 25, Điều 27 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 19/07/2017 09:52:07 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 18/07/2017 11:47:47 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    Thanh241994 (18/07/2017)
  • #461630   18/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Mình nghĩ không biết có mâu thuẫn không khi quy định điều kiện kinh doanh pháo, bởi vì pháo, cho dù không phải pháo hoa cũng là một mặt hàng gây nguy hiểm đến tính mạng, bởi vì đã có khá nhiều sự cố xẩy ra tại các cuộc bắn pháo hoa (được cơ quan có chuyên môn thực hiện) tạo nên những tai nạn đáng tiếc. Vậy nên chưa có một quy trình cụ thể quy định rõ ràng về các sử dụng thì không biết quy định như vậy đã thực sự phù hợp hay chưa.

     
    Báo quản trị |  
  • #461646   18/07/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Mình thấy trong danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theoLuật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư có ngành nghề là Tư vấn du học, không biết là thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh ngành nghề này như thế nào nhỉ

     
    Báo quản trị |  
  • #461683   18/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

    KINH DOANH QUÂN TRANG, QUÂN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG, TRANG THIẾT BỊ, KỸ THUẬT, KHÍ TÀI, PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN DÙNG CHO QUÂN SỰ, CÔNG AN; LINH KIỆN, BỘ PHẬN, PHỤ TÙNG, VẬT TƯ VÀ TRANG THIẾT BỊ ĐẶC CHỦNG, CÔNG NGHỆ CHUYÊN DÙNG CHẾ TẠO CHÚNG

     

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, gồm:

    - Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

    - Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, sửa chữa: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.

    Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, trang thiết bị công nghệ chuyên dùng chế tạo ra: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Chỉ CSKD thuộc BQP, CSKD ngoài Quân đội, Công an được cơ quan có thẩm quyền của Quân đội hoặc Công an theo quy định của BQP, BCA có VB chấp thuận hoặc có hợp đồng theo quy định của pháp luật mới được kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng:

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội BCA

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - VB nghiệm thu về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Biên bản kiểm tra về PCCC kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN ở trong nước

    ·      - Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT là người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

    + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

    + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của BCA. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

     

     

    3. Cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

    - Điều kiện:

    + Phải có hợp đồng mua bán, sản xuất hoặc gia công ký giữa Bên đặt sản xuất, gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài hoặc xác nhận về đơn vị, cơ quan, tổ chức sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam.

    + Trường hợp xuất khẩu sang Hoa Kỳ, khi lần đầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, phải có VB cấp Mã số Nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được Bộ Công Thương cấp.

    + Có ý kiến xác nhận bằng VB của BCA hoặc BQP;

    - Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có VB thông báo kèm theo bản sao GCN gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền VB chấp thuận hoặc hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền của Quân đội hoặc Công an theo quy định của BQP, BCA.

    - Trường hợp bị mất GCN, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của BCA.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có VB thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của BCA.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - CSKD phải có Phương án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây:

    + Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;

    + Biện pháp thực hiện;

    + Lực lượng phục vụ thường xuyên;

    + Phương tiện phục vụ;

    + Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;

    + Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà CSKD hoạt động;

    + Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Bố trí kho bảo quản đúng quy định về bảo quản các chất có nguy cơ cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC.

    + Chỉ nhập khẩu, mua bán nguyên liệu, hàng hóa có tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.

    + Đáp ứng các điều kiện sau khi xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp:

    o Được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

    o Có Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với CSKD nước ngoài và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với CSKD trong nước.

    +Đáp ứng đủ các điều kiện sau khi nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp:

    o Được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

    o Có Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với CSKD nước ngoài và Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với CSKD trong nước;

    o Đối với trường hợp xuất khẩu (tái xuất) vật liệu nổ công nghiệp của các CSKD dầu khí nước ngoài - có Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp từ CSKD nước ngoài và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp cho CSKD nước ngoài khác.

    + Chỉ bán hoặc giao sản phẩm cho những đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có VB đồng ý của cơ quan Quân đội hoặc Công an có thẩm quyền.

    + Những sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng không sử dụng được phải thanh lý và tiêu hủy theo quy định.

    + Khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng còn tồn đọng (nếu có) và có VB thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi CSKD hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.

    5. Cơ sở pháp lý

    - Điều 10, Điều 12, Điều 13 Nghị định 77/2016/NĐ-CP;

    - Khoản 23 Điều 3, Điều 7, Điểm n Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 1 Điều 24, Điều 25, Điều 45 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 19/07/2017 02:23:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #461684   18/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến CSKD dịch vụ cầm đồ để cầm cố.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN)

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD dịch vụ cầm đồ:

    + Là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh;

    + Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi:

    o Chống người thi hành công vụ;

    o Gây rối trật tự công cộng;

    o Cố ý gây thương tích,

    o Cho vay lãi nặng;

    o Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;

    o Trộm cắp tài sản;

    o Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

    o Chiếm giữ trái phép tài sản.

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT:

    ·      + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    ·      + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

     + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

     + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    + Sơ đồ khu vực kinh doanh;

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    +  Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy CMND hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại CSKD.

    + Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.

    + Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có GCN quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và CSKD phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.

    + Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.

    + Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.

    + Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.

    + Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố.

    5. Căn cứ pháp lý

    Khoản 4 Điều 3, Điều 7, Điều 9, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 19/07/2017 02:23:20 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #461691   18/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ XOA BÓP

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN)

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

     

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT:

    ·      + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    ·      + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

     + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

     + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    + Sơ đồ khu vực kinh doanh;

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.

    + Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

    5. Căn cứ pháp lý

    Khoản 4 Điều 3, Điều 7, Điều 9, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 19/07/2017 02:22:38 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #461789   19/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH THIẾT BỊ PHÁT TÍN HIỆU CỦA XE ĐƯỢC QUYỀN ƯU TIÊN

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới.

    2. Giấy phép:

    GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN)

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT:

    ·      + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    ·      + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

     + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

     + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Không được nhập khẩu, sản xuất các loại thiết bị vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn được quy định.

    + Bán đúng số lượng, chủng loại thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

    5. Căn cứ pháp lý

    Nghị định 109/2009/NĐ-CP;

    - Khoản 19 Điều 3, Điều 7, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 31 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

     
    Báo quản trị |  
  • #461791   19/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÒI NỢ

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh dịch vụ đòi nợ, gồm: Các hoạt động dịch vụ đòi nợ tiền, tài sản hợp pháp cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo hợp đồng ủy quyền.

    2. Điều kiện:

    2.1. GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN)

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    - Đủ điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của PL về PCCC.

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD dịch vụ đòi nợ:

    + Phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh;

    + Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm ĐKKD không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi:

    o Chống người thi hành công vụ;

    o Gây rối trật tự công cộng;

    o Cố ý gây thương tích;

    o Cho vay lãi nặng;

    o Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;

    o Làm nhục người khác.

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT:

    ·      + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    ·      + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

     + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

     + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    2.2. Các điều kiện khác:

    - Vốn pháp định: 2.000.000.000 đồng. CSKD phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Điều kiện tiêu chuẩn của người quản lý và giám đốc chi nhánh của CSKD:

    + Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

    + Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

    + Không có tiền án.

    + Những người đã làm việc cho CSKD kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi GCN ĐKKD phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý CSKD kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi GCN ĐKKD dịch vụ đòi nợ.

    - Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ:

    + Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên.

    + Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

    + Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

    + Không có tiền án.

    - Hồ sơ ĐKKD:

    Ngoài những quy định về hồ sơ ĐKKD theo quy định của pháp luật, CSKD phải có:

    + Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:

    o Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu CSKD đối với CSKD tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;

    o Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải toả sau khi CSKD được cấp GCN ĐKKD dịch vụ đòi nợ;

    o Đối với số vốn góp bằng tài sản, phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan ĐKKD có thẩm quyền.

    + Hồ sơ chứng minh điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của CSKD, gồm:

    o Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học thuộc một trong các ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.. Trường hợp bằng tốt nghiệp do nước ngoài cấp, thì phải được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng;

    o Phiếu lý lịch tư pháp.

    o Giấy chứng thực của chính quyền nước sở tại của cá nhân là người nước ngoài về việc cá nhân đó không có tiền án ở nước đó (được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng)

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng ngành, nghề quy định;

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong CSKD từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải:

    + Không được tiến hành đòi nợ khi chưa có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ; chưa có văn bản thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ trước khi thực hiện đòi nợ.

    + Thực hiện hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi pháp luật cho phép và được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền; không được giao hoặc ủy quyền lại cho cá nhân ngoài CSKD hoặc tổ chức khác thực hiện các hoạt động này; trừ trường hợp tổ chức đó cũng là CSKD kinh doanh dịch vụ đòi nợ và việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nợ hoặc khách nợ (bên ký hợp đồng uỷ quyền với CSKD kinh doanh dịch vụ đòi nợ).

    + Thông báo cho chủ nợ hoặc khách nợ và các tổ chức, cá nhân khác liên quan về việc CSKD kinh doanh dịch vụ đòi nợ được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền xử lý nợ.

    + Bảo quản và giao lại cho chủ nợ hoặc khách nợ các tài liệu và tài sản được giao để thực hiện dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.

    + Thông báo đầy đủ, thường xuyên cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc thực hiện các nội dung đã ủy quyền theo hợp đồng.

    + Bồi thường thiệt hại cho chủ nợ hoặc khách nợ do vi phạm hợp đồng, làm mất, hư hỏng tài liệu, tài sản được giao và tài sản thu được từ khoản nợ.

    + Thu nợ, giao lại các tài sản thu được từ khoản nợ cho chủ nợ theo hợp đồng đã ký kết.

    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vi phạm các hành vi bị cấm và các hành vi vượt quá phạm vi được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền.

    + Cấp giấy giới thiệu cho người lao động được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ.

    + Cấp thẻ nhân viên cho người lao động có đủ tiêu chuẩn thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ. Trên thẻ phải có ảnh, ghi rõ họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ và có dấu của CSKD.

    + Yêu cầu chủ nợ hoặc khách nợ cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản cần thiết liên quan đến khoản nợ.

    + Được chủ nợ hoặc khách nợ thanh toán phí dịch vụ, các chi phí khác theo thoả thuận đã ký kết.

    + Không chịu trách nhiệm đối với chủ nợ hoặc khách nợ về những vấn đề phát sinh ngoài các nội dung đã được ủy quyền.

    + Khi thay đổi người quản lý, giám đốc chi nhánh của CSKD, mức vốn điều lệ, CSKD kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD và phải đáp ứng đủ các điều kiện về vốn, về người quản lý và giám đốc chi nhánh của CSKD.

    5. Căn cứ pháp lý

    - Khoản 10 Điều 3, Khoản 7 Điều 6, Điều 7, Điều 10, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Điểm a Khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 34 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    - Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 19/07/2017 04:09:41 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #462263   24/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ

    (TRỪ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ CÁC ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU THUỘC DANH MỤC NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH DO CÔNG AN NHÂN DÂN, QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN CÓ TRÁCH NHIỆM VŨ TRANG CANH GÁC, BẢO VỆ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP)

    1. Phạm vi:

    Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    2. Điều kiện:

    GCN đủ điều kiện về ANTT (GCN)

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Do bị mất

    Do bị thu hồi

    Điều kiện

    -  Được đăng ký, cấp phép, thành lập theo quy định của PL VN.

    -  Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    Đối với người VN:

    + Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của VN hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    + Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quyết định của Tòa án.

    + Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    Đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Chưa được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp phép cư trú.

    + Phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn GCN đủ điều kiện về ANTT (trừ bị thu hồi theo trường hợp 2).

    - Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

    - CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ của VN chỉ được liên doanh với CSKD nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức CSKD nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.

    - CSKD nước ngoài đầu tư góp vốn với CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ của VN:

    + Đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;

    + Người đại diện cho phần vốn góp của CSKD nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;

    + Phần vốn góp của CSKD nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của CSKD nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.

    - GCN bị hư hỏng, sai thông tin;

    - Có thay đổi nội dung thông tin ghi trên GCN

    GCN bị mất;

     

    Bị thu hồi GCN đủ điều kiện về ANTT do:

    1. Bị cơ quan Công an có thẩm quyền phát hiện không đủ điều kiện quy định sau khi đã được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT, mà trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày cơ quan Công an có VB kết luận CSKD không đủ điều kiện nhưng vẫn không khắc phục được các điều kiện đó; hoặc sau 06 tháng kể từ ngày được cấp GCN đủ điều kiện về ANTT mà CSKD không hoạt động; và CSKD đã đáp ứng đủ điều kiện, có nhu cầu tiếp tục hoạt động kinh doanh.

    2. Sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế làm sai lệch bản chất của tài liệu để đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT hoặc cho mượn, cho thuê, mua, bán GCN đủ điều kiện về ANTT;

    3. Lợi dụng hoạt động của CSKD để xâm hại đến ANTT bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi không có thời hạn;

    CQ cấp phép

    - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an: CSKD dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài và CSKD dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;

    - Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: đối với các CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có vốn đầu tư nước ngoài.

    Hồ sơ

    - VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT của CSKD;

    - GCN ĐKKD; GCN đăng ký DN; GCN đăng ký đầu tư; GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc DN; GCN đăng ký HTX, liên hiệp HTX; GCN đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của HTX, liên hiệp HTX; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của VN; GCN đăng ký hộ kinh doanh; VB thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo VB thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; trong các VB trên không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì CSKD phải bổ sung tài liệu chứng minh và đề nghị ghi trong GCN đã được cơ quan ĐKKD hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

    - Bản sao hợp lệ hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC nếu CSKD không có kho chứa nguyên liệu, sản phẩm

    - Người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT:

    ·      + Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    ·      + Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài

    - Đối với CSKD dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài, phải có tài liệu chứng minh đủ điều kiện về người đại diện phần vốn góp và phần vốn góp của CSKD nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao VN ở quốc gia, vùng lãnh thổ nơi CSKD nước ngoài đặt trụ sở chính.

    ·      - Đối với CSKD dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ, phải có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.

    + VB đề nghị cấp đổi GCN;

     + Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi của các thông tin ghi trên GCN (nếu có);

     + Trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong GCN của CSKD:

    o Bản khai lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người VN ở trong nước:

    o Bản khai nhân sự và Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại VN đối với người VN định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

    + Bản chính GCN đã được cấp.

    VB đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện về ANTT

    Biên lai nộp tiền phạt

    (nếu có)

     

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1:

    + Thời hạn nộp: không quá 06 tháng kể từ ngày bị thu hồi.

    + Thành phần hồ sơ:

    o VB đề nghị cấp GCN đủ điều kiện về ANTT;

    o Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3:

    + Thời hạn nộp:

    o Sau khi thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT; hoặc

    o Nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về ANTT:

    > Trường hợp 2: sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi;

    > Trường hợp 3: sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi

    (trừ trường hợp có quyết định khác với Tòa án)

    + Thành phần: như cấp mới

    Hình thức nộp hồ sơ

    + Nộp trực tiếp;

    + Nộp qua đường bưu chính;

    + Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT của Bộ Công an. Khi nhận GCN đủ điều kiện về ANTT, CSKD phải chuyển cho cơ quan Công an có thẩm quyền các VB, tài liệu theo quy định.

    Phí thẩm định

    300.000 đồng

    Thời hạn giải quyết

    5 ngày làm việc

    4  ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo trường hợp 1: 4 ngày làm việc

    - Bị thu hồi theo các trường hợp 2, 3: 5 ngày làm việc

    Trường hợp không cấp GCN đủ điều kiện về ANTT: trong 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an có VB thông báo và nêu rõ lý do;

    2.2. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ: là văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.

    Phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ: 20.000 đồng/lần

    2.3. Điều kiện đào tạo nhân viên bảo vệ:

    - CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ:

    + CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình:

    o Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;

    o Có ít nhất 03 năm hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;

    o Có số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;

    o Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật);

    o Có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ, cấp cứu người bị nạn; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tượng; một số nội dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày.

    + CSKD kinh doanh dịch vụ bảo vệ chỉ được kinh doanh dịch vụ đào tạo nhân viên bảo vệ cho CSKD dịch vụ bảo vệ khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. CSKD phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền tài liệu chứng minh về chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.

    - Các cơ sở chỉ được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo. Sau khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.

    3. Những việc phải làm sau khi được cấp GCN

    - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, CSKD phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao GCN đủ điều kiện về ANTT gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.

    - Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, CSKD có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

    + Danh sách những người làm việc trong CSKD;

    + Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về ANTT của CSKD, trừ người đứng tên trong GCN đủ điều kiện về ANTT;

    + Các tài liệu chứng minh CSKD đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định;

    + Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có)

    + Đối với CSKD có vốn đầu tư nước ngoài: bản thống kê danh mục máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ do CSKD nước ngoài đầu tư, kèm theo tài liệu định giá đối với máy móc, phương tiện kỹ thuật của cơ quan quản lý giá từ cấp tỉnh trở lên.

    - Trường hợp bị mất GCN đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình ANTT theo hướng dẫn của Bộ Công an.

    - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, CSKD phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

    - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.

    4) Lưu ý:

    - Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về ANTT theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

    - Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến ANTT tại CSKD;

    - Chỉ sử dụng nhân viên từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy; không là người đang bị điều tra, truy tố, xét xử; đang được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang được tha tù trước thời hạn có điều kiện; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

    - Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo ANTT cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong CSKD theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.

    - Trong quá trình hoạt động, CSKD phải đảm bảo:

    + Nhân viên bảo vệ đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

    o Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu;

    o Có lý lịch rõ ràng được UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận;

    o Có giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khỏe để lao động;

    o Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

    o Không sử dụng người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về ANTT hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.

    + Đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.

    + Có hợp đồng lao động với nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.

    + Chỉ thực hiện việc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi cơ quan Công an có thẩm quyền có văn bản thẩm duyệt nội dung giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.

    + Cấp biển hiệu, trang phục (có logo gắn trên áo đã đăng ký với cơ quan Công an có thẩm quyền) cho nhân viên bảo vệ thuộc quyền quản lý.

    + Ký hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ bảo vệ trước khi triển khai công tác bảo vệ.

    + Không thực hiện dịch vụ bảo vệ cho các đối tượng, mục tiêu, hoạt động trái pháp luật.

    + Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi CSKD đặt trụ sở, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao hợp lệ GCN đủ điều kiện về ANTT; danh sách nhân viên dịch vụ bảo vệ và số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ (nếu có) tại mục tiêu bảo vệ đó gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ.

    5. Căn cứ pháp lý

    - Khoản 7 Điều 3, Khoản 7 Điều 4, Điều 7, Điều 11, Điều 12, Điều 14, Điều 18, từ Điều 19 đến Điều 23, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24, Điều 25, Điều 32 Nghị định 96/2016/NĐ-CP;

    - Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 24/07/2017 03:00:59 CH Cập nhật bởi truong_nhu ngày 24/07/2017 11:12:52 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #462300   24/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

    1. Phạm vi

    Kinh doanh dịch vụ PCCC là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:

    - Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống PCCC; tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC;

    - Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC;

    - Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC.

    2. Điều kiện:

    2.1. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC:

     

    Cấp mới

    Cấp đổi, cấp lại

    Điều kiện chung

    - Người đứng đầu CSKD và người đại diện theo pháp luật của CSKD dịch vụ PCCC phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;

    - Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

    Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC bị mất, hỏng; CSKD, CSKD có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ PCCC thì CSKD

    Hồ sơ

    - Văn bản đề nghị.

    - Bản sao GCN ĐKKD hoặc GCN đăng ký hoạt động của CSKD.

    - Danh sách cá nhân có chứng chỉ về PCCC; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.

    - Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.

    - Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị.

    -Văn bản đề nghị;

    -Khi CSKD có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ về PCCC: bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu GCN ĐKKD hoặc GCN đăng ký hoạt động của CSKD, cơ sở sau khi thay đổi.

    Thẩm quyền

    - Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ: CSKD, cơ sở thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương, CSKD có vốn đầu tư nước ngoài;

    - Giám đốc Cảnh sát PCCC cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh: CSKD, cơ sở ở địa phương và những trường hợp do Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.

    Thời hạn giải quyết

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

    + Hoàn thành việc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ PCCC cho CSKD, cơ sở.

    + Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan Cảnh sát PCCC phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

    05 ngày làm việc,  kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

     

     

    2.2. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC: có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc và có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

     

    Cấp mới

    Cấp đổi

    Cấp lại

    Điều kiện

    - Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng.

    - Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC phải đáp ứng yêu cầu sau:

    - Có trình độ đại học về PCCC hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC;

    - Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC và đã tham gia thực hiện thiết kế ít nhất 05 công trình.

    - Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về PCCC phải đáp ứng yêu cầu sau:

    - Có trình độ trung cấp về PCCC trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn giám sát; đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC;

    - Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống PCCC, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.

    - Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về PCCC phải đáp ứng yêu cầu sau:

    - Có trình độ trung cấp về PCCC trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC;

    - Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.

    Khi chứng chỉ bị hỏng hoặc cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới

    Khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng hoặc bị mất

    Hồ sơ

    02 bộ, cụ thể:

    - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC kèm theo bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn (mẫu số PC23);

    - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC.

    - 2 ảnh màu 3x4

    - Khi chứng chỉ bị hỏng:

    + Đơn đề nghị cấp đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC;

    + Chứng chỉ cũ đã cấp;

    - Khi cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới

    + Đơn đề nghị cấp đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC;

    + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn.

    Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn về PCCC;

     

    Thẩm quyến

    Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ

    Thời hạn giải quyết

    35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Do bị hỏng: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị;

    - Do cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới: 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị;

    2.3. Điều kiện đối với CSKD về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC

    - Người đứng đầu CSKD và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC.

    - CSKD phải:

    + Có ít nhất 01 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về PCCC; Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về PCCC.

    + Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC:

    o Có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế hoặc thẩm định, kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật;

    o Đã tư vấn thiết kế, thẩm định, kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật ít nhất 03 công trình.

    - Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC.

    2.4. Điều kiện đối với CSKD về hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC

    - Người đứng đầu CSKD và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC.

    - Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC hoặc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng.

    - Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC.

    2.5. Điều kiện đối với CSKD, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống PCCC

    - Người đứng đầu CSKD và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC.

    - Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về PCCC.

    - Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.

    2.6. Điều kiện đối với CSKD, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC

    - Người đứng đầu CSKD và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC.

    - Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về PCCC hoặc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC ít nhất 06 tháng.

    - Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC.

    2.7. Điều kiện đối với CSKD, CSKD phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC

    - Người đứng đầu CSKD và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC.

    - Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC phù hợp với hoạt động.

    - Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC.

    2.8. Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ PCCC

    Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ PCCC khi đáp ứng các điều kiện sau:

    - Có văn bằng, chứng chỉ hành nghề về PCCC phù hợp với hoạt động kinh doanh.

    - Hoạt động cho một CSKD, CSKD dịch vụ PCCC.

    3. Những lưu ý trong quá trình hoạt động

    - Về phương tiện PCCC:

    + Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho PCCC;

    + Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

    + Được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

    + Nếu được lắp ráp, hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

    - Chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ PCCC sau khi được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

    - Không được sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC.

     - Nếu CSKD tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC đã cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

    - Nếu CSKD ngừng hoạt động, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ngừng hoạt động, phải nộp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC cho cơ quan Cảnh sát PCCC đã cấp.

    -Sau 36 tháng, kể từ ngày 15/9/2014, nếu CSKD, cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC theo quy định thì phải chấm dứt kinh doanh về lĩnh vực này.

    4. Cơ sở pháp lý:

    - Khoản 6 Điều 1 Luật PCCC sửa đổi năm 2013;

    - Chương VI Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

     
    Báo quản trị |  
  • #462405   25/07/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

    1. Phạm vi

    Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

    - Văn phòng luật sư:

    - Công ty luật:

    + Công ty luật hợp danh;

    + Công ty luật TNHH.

    - Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

    2. Hành nghề luật sư

    2.1. Luật sư trong nước

     

    Người không được miễn đào tạo, tập sự nghề luật sư

    Người được miễn đào tạo, tập sự nghề luật sư

    Đối tượng

    - Đào tạo nghề luật sư:

    + Đối tượng: người có bằng cử nhân luật;

    + Nơi đào tạo:

    o Học viện tư pháp thuộc Bộ Tư pháp;

    o Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư

    + Thời gian đào tạo: 12 tháng

    + Kết quả: Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư

    - Tập sự nghề luật sư

    + Đối tượng và thời gian tập sự (tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư):

    o Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư: 12 tháng;

    o Điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật: 4 tháng

    o Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên: 6 tháng;

    + Nơi tập sự: tổ chức hành nghề luật sư

    + Quy trình:

    o Người tập sự đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;

    o Tổ chức nhận tập sự phân công luật sư hướng dẫn tập sự:

    + Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề;

    + Không đang bị xử lý kỉ luật;

    + Một luật sư chỉ được hướng dẫn tối đa 03 người tập sự.

    + Phạm vi tập sự:

    o Gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên khi được người đó đồng ý;

    o Giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác;

    o Được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.

    o Khi người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, lập danh sách những người đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;

    o Liên đoàn luật sư Việt Nam (Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư) tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

    + Kết quả: Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

    - Miễn đào tạo nghề luật sư:

    + Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

    + Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

    + Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

    + Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

    - Miễn tập sự nghề luật sư:

    + Thẩm phán;

    + Kiểm sát viên;

    + Điều tra viên cao cấp;

    + Điều tra viên trung cấp;

    + Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

    + Thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án;

    + Kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát;

    + Chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật

    Cấp mới

    Điều kiện

    - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

    - Có phẩm chất đạo đức tốt;

    - Có bằng cử nhân luật;

    - Đã được đào tạo nghề luật sư;

    - Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;

    - Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư

    - Không thuộc các trường hợp sau:

    + Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; hoặc thuộc các đối tượng trên bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

    + Không thường trú tại Việt Nam;

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;

    + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

    + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    Hồ sơ

    - Nơi nhận: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

    - Thành phần hồ sơ:

    + Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

    + Phiếu lý lịch tư pháp;

    + Giấy chứng nhận sức khỏe;

    + Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

    + Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

    - Nơi nhận : Sở Tư pháp nơi người đó thường trú

    - Thành phần hồ sơ:

    + Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

    + Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;

    +Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư;

    Quy trình

    - Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư;

     

    - Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.

    - Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định

    Lệ phí

    100.000 đồng

    Kết quả

    - Chứng chỉ hành nghề luật sư; hoặc

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do do Bộ Tư pháp gửi người đề nghị và Sở Tư pháp đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.

    Cấp lại

    - Điều kiện:

    + Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn luật sư và lý do bị thu hồi Chứng chỉ không còn khi bị thu hồi Chứng chỉ do:

    o Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư;

    o Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    o Không còn thường trú tại Việt Nam;

    + Có đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư khi bị thu hồi do:

    o Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

    o Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;

    + Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;

    + Thời hạn tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư đã hết hoặc đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

    + Đã được xóa án tích trừ trường hợp bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý

    - Thủ tục: như cấp mới

    Gia nhập Đoàn luật sư

    - Đối tượng: Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư

    - Nơi nhận: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư

    - Thành phần hồ sơ:

    + Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;

    + Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

    + Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.

    - Quy trình:

    + Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, ra quyết định về việc gia nhập Đoàn luật sư; nếu người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư thuộc các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại.

    +  Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn luật sư. Thời hạn cấp Thẻ luật sư không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luật sư. Thẻ luật sư có giá trị không thời hạn, được đổi khi luật sư chuyển Đoàn luật sư hoặc khi bị mất, hỏng.

    Rút tên ra khỏi Đoàn luật sư

    - Điều kiện: Luật sư chuyển Đoàn luật sư

    - Nơi nhận: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư mà Luật sư đó đang là thành viên

    - Hồ sơ: giấy đề nghị rút tên ra khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư

    - Thời hạn giải quyết: năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị

    - Kết quả: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định xóa tên đối với luật sư rút khỏi danh sách luật sư của Đoàn, đồng thời gửi giấy giới thiệu của Đoàn kèm theo hồ sơ của luật sư đó đến Đoàn luật sư nơi luật sư dự định gia nhập.

    2.1.2. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư, công ty luật)

    - Luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật luật sư;

    - Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

    2.1.3. Điều kiện luật sư hành nghề với tư cách cá nhân

    - Phải là luật sư;

    - Có hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

    2.2. Luật sư nước ngoài

    2.2.1. Điều kiện

    - Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

    - Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

    - Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

    - Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

    2.2.2. Cấp mới, gia hạn

    - Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư pháp

    - Thành phần hồ sơ:

    + Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam;

    + Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;

    + Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.

    - Lệ phí:

    - Thời hạn giải quyết: ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí

    - Kết quả:

    + Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài;

    + Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do của Bộ Tư pháp

    - Giá trị:

    + Thời hạn: 5 năm

    + Gia hạn: mỗi lần gia hạn không quá 5 năm

    + Thay thế Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    3. Điều kiện và cấp phép

     

    Văn phòng luật sư

    Công ty luật

    Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài

    Điều kiện

    - Do một luật sư thành lập;

    - Tổ chức dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân;

    - Chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên;

    - Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    - Chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.

    - Thành viên công ty phải là luật sư;

    - Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập;  không có thành viên góp vốn.

    - Công ty luật TNHH:

    + Công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu;

    + Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.

    -  Tên của công ty luật:

    + Do thành viên thoả thuận lựa chọn theo quy định của Luật doanh nghiệp;

    + Phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”;

    + Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động;

    + Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    - Chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà các luật sư đó là thành viên. Nếu luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

    - Đã được  thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài;

    - Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;

    - Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.”

    - Hình thức hành nghề:

    + Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;

    + Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, liên doanh; công ty luật hợp danh với công ty luật hợp danh Việt Nam.

    Cấp phép thành lập

     

    - Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư pháp;

    - Hồ sơ:

    + Thành lập chi nhánh:

    o Đơn đề nghị;

    o Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

    o Bản giới thiệu về hoạt động;

    o Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại chi nhánh;

    o Quyết định cử luật sư làm Trưởng chi nhánh.

    + Thành lập công ty luật:

    o Đơn đề nghị;

    o Bản sao giấy tờ chứng minh việc thành lập hợp pháp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp; bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;

    o Bản giới thiệu về hoạt động; bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam đối với hình thức liên doanh;

    o Danh sách luật sư nước ngoài dự kiến làm việc tại công ty; danh sách luật sư Việt Nam dự kiến làm việc tại công ty kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư;

    o Dự thảo Điều lệ; hợp đồng liên doanh đối với hình thức liên doanh.

    - Thời hạn giải quyết: sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí;

    - Kết quả:

    + Được cấp Giấy phép thành lập;

    + Bị từ chối và được Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản.

    Đăng ký hoạt động

    - Văn phòng luật sư, công ty luật:

    + Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

    + Hồ sơ:

    o Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

    o Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

    o Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

    o Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

    + Lệ phí: 200.000 đồng

    + Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc

    + Kết quả:

    o  Được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    o Bị từ chối, được Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định.

    - Chi nhánh:

    + Thẩm quyền: Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh;

    + Hồ sơ:

    o Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;

    o Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh;

    o Quyết định thành lập chi nhánh;

    o Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của Trưởng chi nhánh;

    o Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.

    + Lệ phí: 100.000 đồng

    + Thời hạn giải quyết: bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

    + Kết quả:

    o Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh;

    o Sở Tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định.

    - Văn phòng giao dịch:

    + Thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động

    + Hồ sơ:

    o Bản chính Văn bản thông báo thành lập văn phòng giao dịch;

    o Bản chính Quyết định thành lập văn phòng giao dịch, trong đó ghi rõ người được tổ chức hành nghề luật sư phân công thường trực tại văn phòng giao dịch để tiếp nhận yêu cầu về vụ, việc của khách hàng, kèm theo bản sao chứng minh nhân dân của người đó;

    o Bản chính Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;

    o Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Giấy tờ chứng minh trụ sở của văn phòng giao dịch.

    + Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

    + Lệ phí: 100.000 đồng/lần cấp

    + Kết quả: Giấy đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư có ghi địa chỉ văn phòng giao dịch hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

    - Chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam:

    + Thời hạn thực hiện: 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.

    + Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi chi nhánh công ty luật đặt trụ sở

    + Hồ sơ:

    o Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài;

    o Giấy tờ chứng minh về trụ sở.

    + Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

    + Kết quả: được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

    - Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam:

    + Thẩm quyền: Sở Tư pháp

    + Hồ sơ:

    o Giấy đề nghị đăng ký hoạt động;

    o Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

    o Giấy tờ chứng minh trụ sở của chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

    + Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    + Kết quả:

    o Doanh nghiệp được cấp GCN đăng ký hoạt động;

    o Doanh nghiệp bị từ chối và được Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản.

    - Lệ phí: 400.000 đồng

    Thay đổi nội dung giấy phép

    - Văn phòng luật sư, công ty luật:

    + Điều kiện: có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động;

    + Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động

    + Thời hạn thực hiện: 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi;

    + Thay đổi người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư, công ty luật TNHH MTV:

    o Hồ sơ:

    > Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;

    > Giấy đăng ký hoạt động;

    > Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư, công ty luật;

    > Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.

    o Lệ phí: 200.000 đồng/lần

    o Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

    o Kết quả:

    > Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, trong đó ghi rõ nội dung thay đổi người đại diện theo pháp luật;

    > Bị từ chối và được Sở tư pháp thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do;

    + Kết quả: Nếu có thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động, bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, tổ chức hành nghề luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

    - Chi nhánh:

    + Thời hạn thực hiện: mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi;

    + Thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.

    + Hồ sơ: Văn bản thông báo nội dung thay đổi.

    - Điều kiện:

    + Thay đổi một trong các nội dung sau đây của Giấy phép thành lập:

    o Tên chi nhánh, công ty luật nước ngoài;

    o Chuyển trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác;

    o Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài;

    oLĩnh vực hành nghề.

    + Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động

    - Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư pháp

    - Hồ sơ: Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép

    - Thời hạn giải quyết; ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi;

    - Kết quả:

    + Bộ Tư pháp xem xét và ra văn bản chấp thuận;

    + Bộ Tư pháp từ chối và thông báo bằng văn bản.

    Hợp nhất

    - Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn mới. Hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới.

    - Thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi công ty luật hợp nhất đăng ký hoạt động.

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị hợp nhất công ty luật;

    + Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị hợp nhất;

    + Giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị hợp nhất;

    + Điều lệ của công ty luật hợp nhất.

    - Lệ phí: 200.000 đồng

    - Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Kết quả:

    +  Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh;

    + Sở Tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    - Hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài mới; hai hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh mới; hai hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận hợp nhất thành một công ty luật hợp danh mới giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.

    - Thẩm quyền: Bộ Tư pháp

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị hợp nhất;

    + Hợp đồng hợp nhất, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị hợp nhất;

    + Giấy phép thành lập của các công ty luật bị hợp nhất;

    + Điều lệ công ty luật hợp nhất.

    - Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Kết quả:

    +  Bộ Tư pháp quyết định chấp thuận việc hợp nhất dưới hình thức cấp Giấy phép thành lập công ty luật nước ngoài hợp nhất;

    + Bộ Tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    Sáp nhập

    - Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn khác. Một hoặc nhiều công ty luật hợp danh có thể sáp nhập vào một công ty luật hợp danh khác.

    - Thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi công ty luật nhận sáp nhập đăng ký hoạt động

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;

    + Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật bị sáp nhập;

    + Giấy đăng ký hoạt động của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.

    - Lệ phí: 200.000 đồng/lần

    - Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Kết quả:

    +  Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh;

    + Sở Tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    - Một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài khác; một hoặc nhiều công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh có thể sáp nhập vào một công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh khác; một hoặc nhiều công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam có thể thỏa thuận sáp nhập vào một công ty luật hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam khác.

    - Thẩm quyền: Bộ Tư pháp

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị sáp nhập công ty luật;

    + Hợp đồng sáp nhập công ty luật, trong đó phải quy định rõ về thủ tục, thời hạn và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các công ty luật bị sáp nhập;

    + Giấy phép thành lập của các công ty luật bị sáp nhập và công ty luật nhận sáp nhập.

    - Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Kết quả:

    +  Bộ Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh;

    + Bộ Tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    - Công ty luật nước ngoài nhận sáp nhập không phải đăng ký hoạt động mà chỉ làm thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập

     

    Chuyển đổi

    - Thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi công ty luật chuyển đổi đăng ký hoạt động

    - Hồ sơ:

    + Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh có thể chuyển đổi sang hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

    o Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty luật được chuyển đổi;

    o Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;

    o Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật được chuyển đổi;

    o Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của các luật sư thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật chuyển đổi;

    o Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

    + Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh

    o Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư được chuyển đổi;

    o Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;

    o Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được chuyển đổi;

    o Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật chuyển đổi;

    o Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

    - Lệ phí: 200.000 đồng/lần cấp.

    - Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Kết quả:

    o  Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    o Sở Tư pháp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    - Thẩm quyền: Bộ Tư pháp

    - Chuyển đổi chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:

    + Hồ sơ

    o Giấy đề nghị chuyển đổi của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, trong đó nêu rõ cam kết của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của các chi nhánh được chuyển đổi;

    o Dự thảo Điều lệ của công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;

    o Bản sao Giấy phép thành lập và Giấy đăng ký hoạt động của các chi nhánh được chuyển đổi;

    o Danh sách luật sư dự kiến làm việc tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài;

    o Bản sao giấy tờ chúng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.

    + Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    + Kết quả:

    o Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép thành lập

    o Bộ Tư pháp từ chối và thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do;

    - Chuyển đổi công ty luật nước ngoài thành công ty luật Việt Nam

    + Hồ sơ:

    o Giấy đề nghị chuyển đổi của công ty luật nước ngoài;

    o Thỏa thuận chuyển đổi giữa công ty luật nước ngoài và bên Việt Nam, trong đó nêu rõ cam kết của bên Việt Nam về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi;

    o Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam;

    o Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của công ty luật Việt Nam; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật Việt Nam;

    o Giấy phép thành lập của công ty luật nước ngoài được chuyển đổi.

    + Lệ phí: 200.000 đồng

    + Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    + Kết quả:

    o Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận việc chuyển đổi;

    o Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    + Đăng ký việc chuyển đổi:

     o Thời hạn thực hiện: 15 ngày, kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp

    o Thẩm quyền: Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty luật nước ngoài đăng ký hoạt động.

    o Hồ sơ:

    >Giấy đề nghị chuyển đổi;

    > Văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp;

    > Dự thảo Điều lệ của công ty luật Việt Nam.

    o Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    o Kết quả: Sở Tư pháp thực hiện cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật Việt Nam chuyển đổi.

    + Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật Việt Nam chuyển đổi được thực hiện như trên.

    Tạm ngừng hoạt động

    - Thời hạn thực hiện: chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động

    - Nơi nhận: Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh

    - Cách thức hoạt động: báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động.

    - Thời hạn tạm ngừng: không quá hai năm;

    - Nội dung:

    + Tên tổ chức hành nghề luật sư;

    + Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    + Địa chỉ trụ sở;

    + Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;

    + Lý do tạm ngừng hoạt động;

    + Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.

    - Thời hạn thực hiện: chậm nhất là 30 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động

    - Nơi nhận: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.

    - Cách thức hoạt động: báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động.

    - Thời hạn tạm ngừng: không quá hai năm;

    - Nội dung:

    + Tên tổ chức hành nghề luật sư;

    + Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    + Địa chỉ trụ sở;

    + Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;

    + Lý do tạm ngừng hoạt động;

    + Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.

     

    Chấm dứt

    - Thời hạn thực hiện: chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, chi nhánh

    - Nơi nhận: Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh

    - Cách thức:

    + Thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động;

    + Báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục:

    o Nộp đủ số thuế còn nợ;

    o Thanh toán xong các khoản nợ khác;

    o Thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác;

    o Giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    + Nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp;

    + Nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu

    - Thời hạn thực hiện: chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, chi nhánh

    - Nơi nhận: Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.

    - Cách thức:

    + Thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động;

    + Báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục:

    o Nộp đủ số thuế còn nợ;

    o Thanh toán xong các khoản nợ khác;

    o Thực hiện xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, người lao động khác;

    o Giải quyết xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    + Nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp;

    + Nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp và đăng ký việc sử dụng con dấu

    - Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo bằng văn bản của chi nhánh, công ty luật nước ngoài

    - Kết quả: Bộ Tư pháp quyết định chấm dứt hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

    4. Những việc cần làm sau khi thực hiện thủ tục

    - Tổ chức hành nghề luật sư trong nước

    + Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động

    o Thời hạn thực hiện: bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động

    o Chủ thể thực hiện: Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật

    o Nơi nhận: Đoàn luật sư nơi Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên

    o Hồ sơ:

    > Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động;

    > Bản sao Giấy đăng ký hoạt động.

    + Sau khi thay đổi hoặc được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

    o Thời hạn thực hiện: mười ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi hoặc được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

    o Nơi nhận: Đoàn luật sư nơi Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên

    o Hồ sơ:

    > Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động;

    > Bản sao Giấy đăng ký hoạt động.

    + Công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư:

    o Điều kiện: Khi thay đổi hoặc được cấp Giấy đăng ký hoạt động

    o Thời hạn thực hiện: ba mươi ngày, kể từ ngày thay đổi hoặc được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    o Cách thức: đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp

    o Nội dung công bố:

    > Tên tổ chức hành nghề luật sư;

    > Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;

    > Lĩnh vực hành nghề;

    > Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;

    > Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.

    + Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư.

    + Thông báo hoạt động của chi nhánh:

    o Thời hạn thực hiện: bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh

    o Nơi nhận: Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh.

    o Hồ sơ:

    > Văn bản thông báo bắt đầu hoạt động của chi nhánh;

    > Bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.

    + Thông báo hoạt động của văn phòng giao dịch

    o Nơi nhận: Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động

    o Thời hạn thực hiện: năm ngày làm việc, kể từ ngày thành lập văn phòng giao dịch

    o Hồ sơ: Văn bản thông báo về địa chỉ của văn phòng giao dịch

    + Thông báo hoạt động của cơ sở hành  nghề ở nước ngoài:

    o Nơi nhận: Sở Tư pháp, cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.

    o Thời hạn thực hiện: mười ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài

    o Hồ sơ: Văn bản thông báo

    - Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài:

    + Đăng báo, thông báo về việc thành lập:

    o Cách thức:

    > Đăng báo địa phương hoặc báo Trung ương trong ba số liên tiếp;

    > Thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế của địa phương nơi đặt trụ sở.

    o Nội dung:

    > Tên gọi, địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

    > Lĩnh vực hành nghề;

    > Họ tên của Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài.

    + Phạm vi hành nghề:

    o Được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác,

    o Không được cử luật sư nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam;

    o Được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam, tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cho khách hàng trước Toà án Việt Nam đối với các vụ, việc mà chi nhánh, công ty luật nước ngoài thực hiện tư vấn pháp luật, trừ vụ án hình sự.

    4. Cơ sở pháp lý

    - Mục 1, Mục 3 Chương VI Luật luật sư 2006;

    - Khoản 15, Khoản 18, Khoản 25, Khoản 26, Khoản 27, Khoản 28 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012;

    - Chương 2, Chương 5 Nghị định 123/2013/NĐ-CP

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 26/07/2017 02:29:01 CH Cập nhật bởi truong_nhu ngày 25/07/2017 05:25:16 CH Cập nhật bởi truong_nhu ngày 25/07/2017 03:08:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #463482   02/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG

    1. Phạm vi

    - Công chứng viên (CCV) là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp (BTP) bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

    - Tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC):

    + Phòng Công chứng, do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập;

    + Văn phòng công chứng (VPCC).

    2. Công chứng viên

    2.1. Đào tạo

     

    Khóa đào tạo

    Khóa bồi dưỡng

    Đối tượng

    Người có bằng cử nhân luật

    - Người đã làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

    - Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;

    - Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;

    - Thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

    Nơi đào tạo

    Học viện Tư pháp

    Thời gian

    12 tháng

    3 tháng

    Kết quả

    GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng

    GCN hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng

    Thủ tục

    - Tên thủ tục: công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài;

    - Đối tượng: Có văn bằng đào tạo nghề công chứng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phù hợp với pháp luật nước ngoài.

    - Thành phần hồ sơ:

    + Giấy đề nghị;

    + Bản dịch có công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề công chứng.

    - Cơ quan có thẩm quyền: BTP;

    - Thời hạn giải quyết: 30 ngày;

    - Kết quả:

    + Quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài;

    + Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do.

    - Tên thủ tục: Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

    - Đối tượng: Người được miễn đào tạo nghề công chứng;

    - Thành phần hồ sơ:

    + Giấy đăng ký tham gia;

    + Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).

    - Cơ quan có thẩm quyền: Học viện Tư pháp

    - Thời hạn giải quyết: chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng;

    - Kết quả:

    + Danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng;

    + Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do.

    2.2. Tập sự

    2.2.1. Các thủ tục

     

    Đăng ký

    Thay đổi nơi tập sự

    Tạm ngừng

    Chấm dứt

    Điều kiện

    - Người có GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc GCN bồi dưỡng nghề công chứng

    - Không thuộc các trường hợp sau:

    +  Là người không được bổ nhiệm CCV;

    + Đang là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

    - Thời gian tập sự: (tính từ ngày đăng ký tập sự; thời gian tập sự tại mỗi TCHNCC ít nhất là 03 tháng.)

    + 12 tháng đối với người có GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng

    + 06 tháng đối với người có GCN bồi dưỡng nghề công chứng.

    - CCV hướng dẫn tập sự:

    + Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng.

    + Sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

    + Tại cùng một thời điểm, một CCV không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự.

    - TCHNCC nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi, giải thể;

    - TCHNCC nhận tập sự không còn đủ các điều kiện nhận tập sự

    - CCV hướng dẫn tập sự chết, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hoặc CCV hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và TCHNCC không có CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự

    Có lý do chính đáng

    Người tập sự:

    1. Tự chấm dứt tập sự;

    2. Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    3. Không còn thường trú tại Việt Nam;

    4. Bị kết án và bản án đã có hiệu lực;

    5. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    6. Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự mà không tiếp tục tập sự;

    7. Bị xóa tên khỏi Danh sách Người tập sự của Sở Tư pháp do vi phạm quy định, đã được TCHNCC nhận tập sự nhắc nhở, yêu cầu sửa chữa mà vẫn tiếp tục vi phạm;

    8. Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm đăng ký tập sự.

    Chủ thể thực hiện

    Người yêu cầu tập sự

    Người tập sự

    TCHNCC nhận tập sự

    Hồ sơ

    -Giấy đăng ký tập sự;

    - GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc GCN hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).

    Giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự

    VB thông báo

    VB báo cáo

    Quy trình

    thực hiện thủ tục

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đăng ký tập sự vào Danh sách người tập sự hành nghề công chứng của Sở Tư pháp, đồng thời thông báo bằng VB cho người đăng ký tập sự và TCHNCC nhận tập sự; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.

    - Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang TCHNCC khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    + Gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự

    + Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp:

    o Thông báo bằng VB cho Người tập sự, TCHNCC nhận tập sự và TCHNCC mà Người tập sự xin chuyển đến

    + Từ chối thì phải thông báo bằng VB có nêu rõ lý do.

    - Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang TCHNCC tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác:

    + Gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

    + Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp:

    o Thông báo bằng VB cho TCHNCC nhận tập sự và Người tập sự về việc rút tên Người tập sự khỏi Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp, đồng thời xác nhận thời gian tập sự, nơi tập sự và số lần tạm ngừng tập sự (nếu có) của Người tập sự tại địa phương mình;

    + Từ chối thì phải thông báo bằng VB có nêu rõ lý do.

    Hồ sơ đăng ký tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi có TCHNCC mà người tập sự chuyển đến phải kèm theo thông báo bằng VB của Sở Tư pháp nơi Người tập sự đã đăng ký tập sự trước đó.

    Người tập sự phải thông báo bằng VB với TCHNCC nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự.

    TCHNCC nhận tập sự  thông báo bằng VB cho Sở Tư pháp chậm nhất là 05 ngày sau ngày Người tập sự tạm ngừng tập sự.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Người tập sự chấm dứt tập sự trong các trường hợp quy định tại các trường hợp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 8, TCHNCC nhận tập sự phải báo cáo Sở Tư pháp bằng VB. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của TCHNCC, Sở Tư pháp ra quyết định chấm dứt tập sự, đồng thời xóa tên Người tập sự khỏi Danh sách người tập sự của Sở Tư pháp.

    2.2.2. Trong quá trình tập sự

    a) Từ chối hướng dẫn tập sự

    - Điều kiện: CCV được phân công hướng dẫn tập sự không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự hoặc có lý do chính đáng khác.

    - Quy trình:

    + CCV từ chối hướng dẫn tập sự thông báo bằng VB cho TCHNCC nhận tập sự

    + TCHNCC nhận tập sự:

    o Phân công một CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự

    o Nếu không có CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải thông báo bằng VB cho Sở Tư pháp.

    + Sở Tư pháp:

    o Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC nhận tập sự;

    o Chỉ định một TCHNCC khác nhận tập sự và cử CCV hướng dẫn tập sự.

    b) Thay đổi CCV hướng dẫn tập sự

    - Điều kiện:

    + CCV hướng dẫn tập sự chết, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự;

    + CCV hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm sau:

    o Hướng dẫn Người tập sự các nội dung tập sự;

    o Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của Người tập sự do mình phân công.

    o Nhận xét về quá trình tập sự hành nghề công chứng của Người tập sự

    - Quy trình:

    + Người tập sự đề nghị thay đổi CCV hướng dẫn tập sự;

    + TCHNCC nhận tập sự:

    o Phân công một CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự

    o Nếu không có CCV khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải có VB thông báo gửi Sở Tư pháp.

    + Sở Tư pháp:

    o Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC nhận tập sự;

    o Chỉ định một TCHNCC khác nhận tập sự và cử CCV hướng dẫn tập sự.

    + Trong trường hợp TCHNCC nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc bị chuyển đổi, giải thể:

    o Người tập sự

    >  Thỏa thuận với một TCHNCC khác để tập sự;

    > Nếu không thỏa thuận được thì đề nghị Sở Tư pháp chỉ định một TCHNCC để tập sự.

    o Sở Tư pháp:

    > Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC nhận tập sự;

    > Chỉ định một TCHNCC khác nhận tập sự và cử CCV hướng dẫn tập sự.

    c) Báo cáo

    - TCHNCC có nhận tập sự phải báo cáo bằng VB cho Sở Tư pháp về việc nhận và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo định kỳ hàng năm.

    - Người tập sự:

    + Thời hạn thực hiện: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự

    + Nơi nhận: Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự

    + Thành phần tài liệu gửi đi: Báo cáo kết quả tập sự, có nhận xét của CCV hướng dẫn tập sự và xác nhận bằng VB của TCHNCC nhận tập sự..

    + Kết quả:

    o Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự và đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự thì Sở Tư pháp thực hiện đăng ký tham dự kiểm tra cho Người tập sự;

    o Người tập sự chưa có yêu cầu tham dự kiểm tra thì Sở Tư pháp ghi nhận việc hoàn thành thời gian và các nghĩa vụ của Người tập sự vào Sổ theo dõi tập sự.

    2.2.3. Kiểm tra kết quả tập sự

    a) Thủ tục:

    - Đối tượng:

    + Người đã hoàn thành thời gian tập sự và các nghĩa vụ của Người tập sự theo quy định;

    + Người không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước. (Nếu người không đạt yêu cầu trong ba kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước thì không được đăng ký tham dự kiểm tra và phải tập sự lại)

    - Thành phần hồ sơ:

    + Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

    + Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng.

    - Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

    - Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Kết quả:

    + VB thông báo cho người đăng ký về việc ghi tên người đó vào danh sách đề nghị gửi BTP cho tham dự kiểm tra kết quả tập sự;

    + Hoặc VB từ chối có nêu rõ lý do.

    b) Kiểm tra

    - Thời gian kiểm tra:

    + Không quá 02 lần/năm;

    + Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý 1 và quý 3, Sở Tư pháp gửi BTP VB đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ của người đăng ký tham dự kiểm tra của quý đó và danh sách người dự kiến đăng ký tham dự kiểm tra của quý tiếp theo.

    + Thời gian và kế hoạch kiểm tra cụ thể được thông báo cho các Sở Tư pháp chậm nhất là một tháng trước ngày tổ chức kiểm tra.

    - Cơ quan có thẩm quyền: BTP (Hội đồng kiểm tra gồm 9 thành viên, Ban giám sát gồm Trưởng ban và 1-2 thành viên)

    - Chấm điểm kiểm tra:

    + Thang điểm: 100

    + Thí sinh đạt yêu cầu phải đạt ít nhất từ 50 điểm trở lên;

    + Trong 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc chấm điểm kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra:

    o Thông báo kết quả kiểm tra cho Sở Tư pháp và Hội CCV (ở những nơi đã thành lập) của địa phương nơi có người tham dự kỳ kiểm tra;

    o Gửi kết quả kiểm tra cho Cục Bổ trợ tư pháp để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của BTP.

    c) Phúc tra bài kiểm tra:

    - Thời hạn thực hiện: 15 ngày, kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của BTP;

    - Điều kiện:

    + Thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra của mình;

    + Không phúc tra bài kiểm tra vấn đáp.

    - Thành phần hồ sơ: Đơn phúc tra

    - Nơi nhận: Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;

    - Quy trình:

    + Trong 15 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn để thí sinh thực hiện phúc tra bài kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra, gồm Trưởng ban và ít nhất 02 (hai) thành viên (các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc tra)

    + Chấm điểm phúc tra được thực hiện như quy định chấm điểm kiểm tra.

    + Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.

    2.3. Bổ nhiệm

     

    Người có GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng

    Người có GCN bồi dưỡng nghề công chứng

    Điều kiện

    - Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có đạo đức tốt;

    - Có bằng cử nhân luật;

    - Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật;

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

    - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

    - Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

    - Không thuộc các trường hợp sau:

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc tội phạm do cố ý.

    + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    + Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    + Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

    + Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

    Thành phần hồ sơ

    - Đơn đề nghị bổ nhiệm CCV;

    - Phiếu lý lịch tư pháp;

    - Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;

    - Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;

    - Bản sao GCN kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;

    - GCN sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

    Bản sao GCN tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng

    - Bản sao GCN hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

    - Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng:

    + Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, GCN điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;

    + Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng tiến sĩ luật;

    +  Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

    + Giấy xác nhận của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư về thời gian hành nghề luật sư;

    + Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định của pháp luật.

    Quy trình

    - Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp có VB đề nghị Bộ trưởng BTP bổ nhiệm CCV kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; nếu từ chối thì phải thông báo bằng VB, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp.

    - Trong 30 ngày kể từ ngày nhận được VB và hồ sơ đề nghị, Bộ trưởng BTP xem xét, quyết định bổ nhiệm CCV; nếu từ chối bổ nhiệm phải thông báo bằng VB, trong đó nêu rõ lý do, gửi cho Sở Tư pháp và người đề nghị bổ nhiệm.

    Phí

    Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng đối với trường hợp tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng: 3,5 triệu đồng

    2.4. Thẻ CCV

     

    Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ CCV

    Thu hồi Thẻ CCV

    Cấp lại Thẻ CCV

    Điều kiện

     

    - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Bộ trưởng BTP quyết định miễn nhiệm CCV;

    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TCHNCC khi CCV không còn làm việc tài TCHNCC đó.

    Thẻ CCV bị mất, bị hỏng

    Chủ thể thực hiện

    TCHNCC nơi CCV làm việc

    Sở Tư pháp nơi CCV đăng ký hành nghề

    CCV

    Hồ sơ

    - Giấy đề nghị;

    - Quyết định bổ nhiệm của CCV (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu);

    - 01 ảnh chân dung 2cmx 3cm của mỗi CCV (chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh);

    - Thẻ Hội viên hoặc giấy tờ khác chứng minh CCV đã là Hội viên của Hội CCV (ở những nơi đã thành lập Hội CCV);

    - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của CCV tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi TCHNCC có trụ sở;

    - Giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề đối với người đang hành nghề luật sư, đấu giá, thừa phát lại hoặc công việc thường xuyên khác.

     

    - Giấy đề nghị cấp lại Thẻ CCV;

    - 01 ảnh chân dung cỡ 2 cm x 3 cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh);

    - Thẻ CCV đang sử dụng (trong trường hợp Thẻ bị hỏng).

    Quy trình

    - Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách CCV hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ CCV; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.

    -Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách CCV, Sở Tư pháp phải đăng tải Danh sách này trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp, đồng thời gửi BTP để lập danh sách theo dõi chung.

    Sở Tư pháp có thẩm quyền:

    - Xóa đăng ký hành nghề;

    - Ra quyết định thu hồi Thẻ CCV và gửi quyết định này cho người bị thu hồi Thẻ, TCHNCC nơi người đó hành nghề và BTP;

    - Đăng tải thông tin về việc thu hồi Thẻ trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho CCV; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.

    Lệ phí

    100.000 đồng

     

    100.000 đồng

    2.5. Miễn nhiệm

    2.5.1. Miễn nhiệm theo đề nghị:

    - Điều kiện:

    + CCV có nguyện vọng được miễn nhiệm;

    + CCV chuyển làm công việc khác.

    - Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị miễn nhiệm

    - Nơi nhận: Sở Tư pháp ở nơi CCV đăng ký hành nghề.

    - Quy trình:

    + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm, Sở Tư pháp có VB đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của CCV gửi Bộ trưởng BTP.

    + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm CCV, Bộ trưởng BTP xem xét, quyết định việc miễn nhiệm CCV.

    2.5.2. Bị miễn nhiệm

    - Điều kiện: CCV thuộc một trong các trường hợp sau

    + Không còn đủ tiêu chuẩn CCV theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

    + Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    + Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

    + Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm CCV hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

    + Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

    + Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

    + Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm CCV quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.

    - Quy trình:

    + Khi có căn cứ cho rằng CCV thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy, Sở Tư pháp có VB đề nghị miễn nhiệm CCV kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng BTP.

    + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm CCV, Bộ trưởng BTP xem xét, quyết định việc miễn nhiệm CCV.

    2.6. Bổ nhiệm lại

    - Điều kiện:

    +  Người được miễn nhiệm theo đề nghị được xem xét bổ nhiệm lại CCV khi có đề nghị bổ nhiệm lại.

    + Người bị miễn nhiệm CCV được xem xét bổ nhiệm lại CCV khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn CCV và lý do miễn nhiệm không còn (trừ người bị miễn nhiệm CCV do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại CCV.)

    - Thành phần hồ sơ:

    + Đơn đề nghị bổ nhiệm lại CCV;

    + Phiếu lý lịch tư pháp;

    + GCN sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

    + Bản sao quyết định miễn nhiệm CCV;

    + Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn (đối với người bị miễn nhiệm)

    - Quy trình, thủ tục: như bổ nhiệm mới

    - Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng: 500.000 đồng

    2.7. Một số lưu ý khác

    Trong quá trình hành nghề, CCV cần chú ý bốn vấn đề sau:

    Thứ nhất, CCV được quyền từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

    Thứ hai, CCV phải giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng VB hoặc pháp luật có quy định khác;

    Thứ ba, CCV phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm:

    - Cơ sở đào tạo:

    + Hội CCV; trường hợp địa phương chưa thành lập Hội CCV thì Sở Tư pháp thực hiện bồi dưỡng.

    + Học viện Tư pháp.

    - Thời gian đào tạo: tối thiểu là 03 ngày làm việc/năm (24 giờ/năm)

    - CCV được miễn tham gia đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Đã tham gia giảng dạy tại Học viện Tư pháp;

    + Đã tham gia giảng dạy tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

    + Đã tham gia một khóa bồi dưỡng nghề công chứng ở nước ngoài trong năm đó.

    Thứ tư, CCV phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về VB công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của VPCC mà mình là CCV hợp danh.

    3. VPCC

    3.1. Điều kiện

    - Loại hình: Công ty hợp danh

    - Thành viên: có từ hai CCV hợp danh trở lên; không có thành viên góp vốn.

    - Trưởng văn phòng:

    + Là CCV hợp danh;

    + Đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên.

    - Tên văn phòng:

    + Phải bao gồm cụm từ “VPCC” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một CCV hợp danh khác của VPCC do các CCV hợp danh thỏa thuận;

    + Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của TCHNCC khác;

    + Không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    - Trụ sở:

    + Có địa chỉ cụ thể

    + Có nơi làm việc cho CCV và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp (xem Quyết định 260/2006/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 147/1999/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành);

    + Có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

    3.2. Thủ tục

     

    Thành lập

    Đăng ký hoạt động

    Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

    Hợp nhất

    Sáp nhập

    Chuyển nhượng

    Chấm dứt hoạt động

    Điều kiện

     

    Phải được thực hiện trong 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập

    Có thay đổi một trong các nội dung sau:

    - Tên gọi của VPCC;

    + Họ tên Trưởng VPCC;

    + Địa chỉ trụ sở;

    + Danh sách CCV hợp danh, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng của VPCC (nếu có).

    Hai hoặc một số VPCC có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể hợp nhất thành một VPCC mới, chấm dứt hoạt động của VPCC bị hợp nhất

    Một hoặc một số VPCC có thể sáp nhập vào một VPCC khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chấm dứt hoạt động của VPCC bị sáp nhập

    - VPCC chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.

    - CCV đã chuyển nhượng VPCC không được phép tham gia thành lập VPCC mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.

    - CCV nhận chuyển nhượng VPCC phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng VPCC;

    + Cam kết hành nghề tại VPCC mà mình nhận chuyển nhượng;

    + Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của VPCC được chuyển nhượng.

    - VPCC tự chấm dứt hoạt động;

    - VPCC bị thu hồi quyết định cho phép thành lập:

    + Không đăng ký hoạt động;

    + Hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động mà chưa bắt đầu hoạt động;

    + Không hoạt động liên tục từ 03 tháng trở lên, trừ trường hợp toàn bộ các CCV hợp danh bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng;

    + Chỉ còn một CCV hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh mới trong 06 tháng kể từ ngày thiếu CCV hợp danh;

    + Toàn bộ CCV hợp danh bị miễn nhiệm, chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;

    + Không bảo đảm duy trì điều kiện hoạt động theo quy định;

    - VPCC bị hợp nhất, bị sáp nhập.

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị thành lập VPCC

    - Đề án thành lập VPCC

    - Đơn đăng ký hoạt động;

    - Giấy tờ chứng minh trụ sở;

    - Hồ sơ đăng ký hành nghề của các CCV hợp danh, CCV làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có)

    - Danh sách CCV hợp danh

    - Danh sách CCV làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có).

    - Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;

    - Giấy đăng ký hoạt động (bản chính)

    - Một hoặc một số giấy tờ sau đây tùy thuộc vào nội dung được đề nghị thay đổi:

    - Hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho CCV được bổ sung;

    + VB thỏa thuận về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của CCV;

    + VB thanh lý hợp đồng lao động với CCV làm việc theo chế độ hợp đồng;

    + Giấy tờ chứng minh CCV của VPCC bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết trong trường hợp thay đổi danh sách CCV;

    + Giấy tờ chứng minh CCV dự kiến là Trưởng Văn phòng đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên trong trường hợp thay đổi Trưởng VPCC;

    - Giấy tờ chứng minh về trụ sở nếu thay đổi trụ sở; VB chấp thuận của UBND cấp tỉnh nếu chuyển sang địa bàn cấp huyện khác;

    - Hợp đồng hợp nhất;

    - Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các VPCC được hợp nhất tính đến ngày đề nghị hợp nhất;

    - Biên bản kiểm kê các hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các VPCC được hợp nhất;

    - Danh sách các CCV hợp danh và CCV làm việc theo chế độ hợp đồng tại các VPCC được hợp nhất;

    - Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các VPCC được hợp nhất.

    - Hợp đồng sáp nhập;

    - Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của các VPCC tính đến ngày đề nghị sáp nhập;

    - Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng và biên bản kiểm kê tài sản hiện có của các VPCC;

    - Danh sách các CCV hợp danh và CCV làm việc theo chế độ hợp đồng tại các VPCC;

    - Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của các VPCC.

    - Hợp đồng chuyển nhượng;

    - VB cam kết của các CCV nhận chuyển nhượng;

    - Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của VPCC được chuyển nhượng;

    - Bản sao Quyết định bổ nhiệm CCV của các CCV nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với CCV nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng VPCC;

    - Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của VPCC được chuyển nhượng;

    - Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của VPCC được chuyển nhượng.

    Nếu VPCC tự chấm dứt hoạt động thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, VPCC phải có báo cáo bằng VB gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động.

     

    Cơ quan có thẩm quyền

    UBND cấp tỉnh

    Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố đã ra quyết định cho phép thành lập.

    Sở Tư pháp nơi VPCC đăng ký hoạt động

    - Trong 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của Hội CCV, trình UBND cấp tỉnh.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hợp nhất VPCC; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép hợp nhất, VPCC hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm:

    + Đơn đăng ký hoạt động,

    + Quyết định cho phép hợp nhất VPCC,

    + Giấy tờ chứng minh về trụ sở của VPCC

    + Giấy đăng ký hành nghề của các CCV.

    Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho VPCC hợp nhất, đồng thời xóa tên các VPCC được hợp nhất khỏi danh sách đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.

    - Trong 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của Hội CCV, trình UBND cấp tỉnh.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép sáp nhập VPCC; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép sáp nhập, VPCC hợp nhất phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Hồ sơ gồm:

    + Đơn đề nghị,

    + Quyết định cho phép sáp nhập,

    + Giấy tờ chứng minh về trụ sở của VPCC nhận sáp nhập;

    + Giấy đăng ký hành nghề của các CCV đang hành nghề tại các VPCC bị sáp nhập.

    - Trong 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp lấy ý kiến của Hội CCV, trình UBND cấp tỉnh.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được VB đề nghị của Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng VPCC; trường hợp từ chối phải thông báo bằng VB và nêu rõ lý do.

    - Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động:

    + Chủ thể thực hiện: Các CCV nhận chuyển nhượng

    + Hồ sơ:

    o Đơn đề nghị,

    o Quyết định cho phép chuyển nhượng,

    o Giấy tờ chứng minh về trụ sở của VPCC được chuyển nhượng

    o Giấy đăng ký hành nghề của các CCV.

    + Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi cho phép chuyển nhượng

    + Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

    + Kết quả:

    o Giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi tên, trụ sở, trưởng VPCC);

    o Hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi nội dung khác);

    o Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do

    Thời hạn giải quyết

    20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

    10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động

    07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

    Kết quả

    - Quyết định cho phép thành lập VPCC;

    - Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do

    - Giấy đăng ký hoạt động;

    - Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do

    - Giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi tên, trụ sở, trưởng VPCC);

    - Hoặc ghi nhận nội dung thay đổi vào giấy đăng ký hoạt động (nếu thay đổi nội dung khác);

    - Hoặc VB từ chối, có nêu rõ lý do

    Phí thẩm định

     

    1 triệu đồng

    500.000 đồng (nếu cấp lại)

     

     

     

     

    Các việc cần làm sau đó

     

    Trong 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, VPCC phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về:

    - Tên gọi, địa chỉ trụ sở của VPCC;

    - Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của CCV hành nghề tại VPCC;

    - Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.

    - VPCC tự chấm dứt hoạt động hoặc VPCC được hợp nhất, nhận sáp nhập phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của VPCC đó hoặc VPCC bị hợp nhất, sáp nhập.

    - Trong 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, VPCC có nghĩa vụ:

    + Nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác;

    + Làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với CCV, nhân viên của tổ chức mình;

    + Trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng cho người yêu cầu công chứng.

    Hết thời hạn này mà VPCC chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp VPCC chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ CCV hợp danh của VPCC chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của VPCC, của CCV hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của VPCC theo quy định của pháp luật về dân sự.

    3.3. Một số lưu ý khác:

    Trong quá trình hoạt động, VPCC cần chú ý các vấn đề sau:

    Thứ nhất, VPCC có các quyền sau:

    - Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.

    - Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

    - Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng.

    Thứ hai, VPCC có các nghĩa vụ sau:

    - Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.

    - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho CCV của tổ chức mình và bồi thường thiệt hại theo quy định.

    - Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.

    - Tạo điều kiện cho CCV của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

    - Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.

    - Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

    - Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do CCV của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng.

    4. Cơ sở pháp lý

    - Luật công chứng 2014;

    - Nghị định 29/2015/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 03/08/2017 08:03:31 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 02/08/2017 05:35:17 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #463580   03/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    HÀNH NGHỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG CÁC LĨNH VỰC TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG, XÂY DỰNG, CỔ VẬT, DI VẬT, BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

    1. Phạm vi:

    - GĐTP là việc NGĐTP sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

    - Cá nhân, TCGĐTP bao gồm:

    + Giám định viên tư pháp (GĐVTP);

    + Người GĐTP (NGĐTP) theo vụ việc;

    + Tổ chức GĐTP (TCGĐTP) công lập;

    + TCGĐTP ngoài công lập;

    + TCGĐTP theo vụ việc.

    2. GĐVTP

     

    Bổ nhiệm

    Miễn nhiệm

    Điều kiện

    - Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

    - Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

    - Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

    - Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    - Không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm GĐVTP;

    - Thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

    - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về GĐTP;

    - Thực hiện một trong các hành vi sau:

    + Từ chối đưa ra kết luận GĐTP mà không có lý do chính đáng.

    + Cố ý đưa ra kết luận GĐTP sai sự thật.

    + Cố ý kéo dài thời gian thực hiện GĐTP.

    + Lợi dụng việc thực hiện GĐTP để trục lợi.

    + Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành GĐTP.

    + Xúi giục, ép buộc NGĐTP đưa ra kết luận GĐTP sai sự thật.

    + Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của NGĐTP.

    - Theo đề nghị của GĐVTP là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.

    Hồ sơ

    - Văn bản đề nghị bổ nhiệm GĐVTP.

    - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.

    - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.

    - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.

    - Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.

    - Văn bản đề nghị miễn nhiệm của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;

    - Văn bản, giấy tờ chứng minh GĐVTP thuộc một trong các trường hợp được liệt kê trong phần điều kiện.

    Thẩm quyền

    Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi GĐVTP hành nghề

    Thời hạn giải quyết

    20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    Quy trình

    Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh quản lý lĩnh vực GĐTP:

    - Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn;

    - Tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm GĐVTP;

    - Đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm GĐVTP ở địa phương.

    Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND:

    + Thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp;

    + Đề nghị Chủ tịch UBND miễn nhiệm GĐVTP

     

    Kết quả

    - Quyết định bổ nhiệm GĐVTP;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

    Quyết định miễn nhiệm GĐVTP

    Các việc cần thực hiện sau đó

    UBND cấp tỉnh lập, đăng tải Danh sách GĐVTP trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về GĐVTP.

    UBND điều chỉnh danh sách GĐVTP trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về GĐVTP.

    3. Văn phòng GĐTP (VPGĐTP)

    3.1. Điều kiện

    - Điều kiện GĐVTP được thành lập VPGĐTP:

    + Có từ đủ 05 năm trở lên là GĐVTP trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;

    + Có Đề án thành lập.

    + Không phải là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.

    - Loại hình:

    + Do 01 GĐVTP thành lập: doanh nghiệp tư nhân;

    + Do 02 GĐVTP trở lên thành lập: công ty hợp danh.

    - Trưởng Văn phòng: là GĐVTP.

    - Điều kiện năng lực đối với VPGĐTP trong lĩnh vực xây dựng

    + Được thành lập và được cấp giấy đăng ký hoạt động;

    + Đáp ứng các yêu cầu về năng lực của TCGĐTP xây dựng theo vụ việc phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng.

    3.2. Cấp phép thành lập

    - Hồ sơ:

    + Đơn xin phép thành lập;

    + Bản sao Quyết định bổ nhiệm GĐVTP;

    + Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của VPGĐTP;

    + Đề án thành lập VPGĐTP.

    - Quy trình:

    + Trong 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh quản lý lĩnh vực GĐTP, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

    + Trong 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập VPGĐTP. Trường hợp không cho phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    3.3. Đăng ký hoạt động

     

    Đăng ký hoạt động

    Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

    Cấp lại

    Thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định

    Chuyển đổi loại hình

    Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động

    Chấm dứt hoạt động

    Điều kiện

    Đã được quyết định cho phép thành lập

    Có thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng, danh sách thành viên hợp danh

    Giấy đăng ký hoạt động bị mất, hư hỏng

    Có thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định

    VPGĐTP có nhu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại

    Thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Không còn đủ GĐVTP theo quy định;

    - Thực hiện GĐTP không đúng lĩnh vực đã đăng ký;

    - Vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai mà còn tái phạm;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    VPGĐTP tự chấm dứt hoạt động;

    hoặc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động

    Thời hạn thực hiện

    01 năm, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập

    05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi

     

     

     

     

    30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động đối với VPGĐTP tự chấm dứt hoạt động

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;

    - Quy chế tổ chức, hoạt động;

    - Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động theo Đề án thành lập;

    - Bản sao quyết định cho phép thành lập.

    - Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động;

    - Giấy đăng ký hoạt động cũ

    - Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động;

    - Tài liệu khác chứng minh Giấy đăng ký hoạt động bị mất, hư hỏng

    - Đơn xin phép;

    - Đề án về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

    - Bản sao quyết định bổ nhiệm GĐVTP phù hợp với việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

    - Quyết định cho phép thành lập.

    - Đơn đề nghị;

    - Đề án chuyển đổi loại hình hoạt động;

    - Bản sao quyết định bổ nhiệm GĐVTP là thành viên hợp danh của Văn phòng;

    - Quyết định cho phép thành lập Văn phòng;

    - Dự thảo Quy chế mới về tổ chức, hoạt động.

     

    Văn bản báo cáo (đối với VPGĐTP tự chấm dứt hoạt động)

    Thẩm quyền

    Sở Tư pháp tỉnh/ thành phố cho phép thành lập

    Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động

    - Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh; nếu  từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    - Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của VPGĐTP; nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     

     

    Thời hạn giải quyết

    30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    05 ngày làm việc, kể từ nhận được hồ sơ hợp lệ

    - Trong 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh quản lý lĩnh vực GĐTP, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định . Nếu không cho phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    7 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện

     

    Quy trình

    - Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực GĐTP kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập và cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    - Nếu  từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập.

     

     

     

     

     

    Kết quả

    - Giấy đăng ký hoạt động;

    - Hoặc văn bản thông báo từ chối, có nêu rõ lý do

    - Giấy đăng ký hoạt động (cấp lại)

    - Hoặc văn bản thông báo từ chối, có nêu rõ lý do

    - Quyết định thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định;

    - Hoặc văn bản thông báo từ chối, có nêu rõ lý do

    - Quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của VPGĐTP;

    - Hoặc văn bản thông báo từ chối, có nêu rõ lý do

    Quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của VPGĐTP

     

    Các việc cần thực hiện sau đó

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi VPGĐTP đặt trụ sở.

    - Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, VPGĐTP phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:

    +Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng;

    + Họ và tên người đại diện theo pháp luật của Văn phòng;

    + Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi VPGĐTP đặt trụ sở.

    - Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, VPGĐTP phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung thay đổi trong Giấy đăng ký hoạt động

     

     Trong 01 năm, kể từ ngày được cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định, VPGĐTP thực hiện đăng ký nội dung thay đổi, bổ sung tại Sở Tư pháp; quá thời hạn nêu trên mà không thực hiện thì quyết định cho phép thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định hết hiệu lực.

    Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép chuyển đổi, VPGĐTP phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp (đơn đăng ký hoạt động, bản sao quyết định cho phép chuyển đổi loại hình Văn phòng và giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động theo đề án)

    - Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho VPGĐTP chuyển đổi; nếu từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi VPGĐTP đặt trụ sở.

    - Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi VPGĐTP đặt trụ sở (nếu VPGĐTP bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động thì phải thực hiện trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày bị thu hồi)

    - Sở Tư pháp đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập VPGĐTP

                       

    4. GĐTP theo vụ việc

    4.1. NGĐTP theo vụ việc

    - Tiêu chuẩn chung:

    + Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

    + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

    + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

    + Người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm NGĐTP theo vụ việc.

    - Tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng:

    + Đối với GĐTP về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng: Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.

    + Đối với GĐTP về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:

    o Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: Thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng;

    o Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;

    o Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;

    o Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.

    + Đối với GĐTP về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:

    o Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng;

    o Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.

    4.2. TCGĐTP theo vụ việc

    - Điều kiện chung:

    + Có tư cách pháp nhân;

    + Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;

    + Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện GĐTP.

    - Điều kiện năng lực đối với tổ chứng giám định theo vụ việc trong lĩnh vực xây dựng:

    + Là tổ chức tư vấn xây dựng:

    + Đối với GĐTP về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:

    o Có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng, giám sát thi công xây dựng phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng;

    o Cá nhân chủ trì giám định phải đáp ứng điều kiện như đối với GĐVTP xây dựng, NGĐTP xây dựng theo vụ việc thực hiện giám định về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng.

    + Đối với GĐTP về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:

    o Trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: kiểm định xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng;

    o Trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giám sát thi công xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng;

    o Trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng;

    o Cá nhân chủ trì thực hiện giám định phải đáp ứng điều kiện tương ứng.

    + Đối với GĐTP về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:

    o Có năng lực thực hiện một trong các công việc kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định phù hợp với nội dung GĐTP xây dựng;

    o Cá nhân chủ trì thực hiện giám định phải đáp ứng tiêu chuẩn đổi với NGĐTP theo vụ việc trong lĩnh vực xây dựng.

    5. Cơ sở pháp lý

    - Luật giám định tư pháp 2012;

    - Nghị định 85/2013/NĐ-CP;

    - Nghị định 62/2016/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 03/08/2017 05:42:35 CH Cập nhật bởi truong_nhu ngày 03/08/2017 05:14:43 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #463661   04/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    HÀNH NGHỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

    1. Phạm vi

    - Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định.

    - Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:

    + Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đấu giá viên.

    + Doanh nghiệp đấu giá tài sản.

    2. Đấu giá viên

     

    Chứng chỉ hành nghề đấu giá

    Thẻ đấu giá viên

    Tiêu chuẩn

    - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá;

    - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

    - Không thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Không đủ tiêu chuẩn;

    + Đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.

    + Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

    + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

     

    Điều kiện

    Đào tạo nghề đấu giá

    - Đối tượng: Người đủ tiêu chuẩn, có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên.

    - Đối tượng được miễn tham gia đào tạo:

    + Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.

    + Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.

    - Thời gian: 6 tháng

    - Kết quả: Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá

    Người có chứng chỉ hành nghề đấu giá

    Tập sự

    - Đối tượng:

    + Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;

    + Người được miễn đào tạo nghề đấu giá.

    - Thời gian: 6 tháng (tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở)

    - Quy trình:

    + Đối tượng nêu trên lựa chọn một tổ chức đấu giá tài sản để tập sự hành nghề đấu giá.

    + Tổ chức đấu giá tài sản:

    o Không được từ chối nhận tập sự, trừ khi có lý do chính đáng;

    o Phân công đấu giá viên hướng dẫn tập sự (Tại cùng một thời điểm, một đấu giá viên không được hướng dẫn nhiều hơn hai người tập sự);

    o Thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở về việc nhận tập sự và đấu giá viên hướng dẫn tập sự trong 07 ngày, kể từ ngày nhận tập sự.

    + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của tổ chức đấu giá tài sản nhận tập sự, Sở Tư pháp ghi tên người tập sự vào danh sách người tập sự hành nghề đấu giá và đăng tải danh sách này trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

    - Các thủ tục:

    + Thay đổi nơi tập sự:

    o Chủ thể thực hiện: Tổ chức đấu giá tài sản nơi người tập sự chuyển đến

    o Hồ sơ:

    > Thông báo gửi Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản đặt trụ sở;

    > Văn bản xác nhận của tổ chức đấu giá tài sản đã nhận tập sự về thời gian và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tập sự tại tổ chức;

    o Kết quả:

    > Thay đổi nơi tập sự sang tổ chức đấu giá tài sản khác có trụ sở trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Sở Tư pháp điều chỉnh thông tin về việc tập sự của người tập sự trong danh sách người tập sự hành nghề đấu giá.

    > Thay đổi nơi tập sự sang tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác: Tổ chức đấu giá tài sản nơi người tập sự đã tập sự thông báo cho Sở Tư pháp để xóa tên người tập sự khỏi danh sách người tập sự của Sở Tư pháp.

    + Thay đổi người hướng dẫn tập sự:

    o Người đề nghị: người tập sự;

    o Điều kiện:

    > Đấu giá viên hướng dẫn tập sự không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác;

    > Đấu giá viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm

    o Kết quả: Tổ chức đấu giá tài sản nhận tập sự phân công đấu giá viên khác hướng dẫn tập sự

    + Tạm ngừng tập sự: Trường hợp có lý do chính đáng, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài sản nơi mình đang tập sự. Thời gian tạm ngừng không quá 02 tháng và không được tính vào thời gian tập sự.

    + Chấm dứt tập sự:

    o Điều kiện:

    > Tự chấm dứt tập sự;

    > Đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự mà không tiếp tục tập sự;

    > Thuộc một trong các trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;

    > Bị xóa tên khỏi danh sách người tập sự do vi phạm nghĩa vụ của người tập sự đã được tổ chức đấu giá nhận tập sự nhắc nhở, yêu cầu sửa chữa mà vẫn tiếp tục vi phạm.

    o Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày người tập sự chấm dứt tập sự, tổ chức đấu giá tài sản thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt tập sự.

    o Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức đấu giá tài sản, Sở Tư pháp xóa tên người tập sự khỏi danh sách người tập sự.

    Kiểm tra

    - Thủ tục:

    + Đối tượng:

    o Người đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản và Thông tư này;

    o Người không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra kết quả tập sự trước.

    + Thành phần hồ sơ:

    o Giấy đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;

    o Báo cáo kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

    + Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

    + Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    + Kết quả: Sở Tư pháp lập danh sách người đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở và gửi Bộ Tư pháp; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

    - Kiểm tra

    + Thời gian kiểm tra: Thời gian và kế hoạch kiểm tra cụ thể được thông báo cho các Sở Tư pháp chậm nhất là một tháng trước ngày tổ chức kiểm tra.

    + Cơ quan có thẩm quyền: BTP (Hội đồng kiểm tra gồm từ 5 thành viên, Ban giám sát gồm Trưởng ban và 1-2 thành viên)

    - Phúc tra bài kiểm tra:

    + Thời hạn thực hiện: 15 ngày kể từ ngày kết quả kiểm tra được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;

    + Điều kiện:

    o Thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra của mình;

    o Không phúc tra bài kiểm tra vấn đáp.

    + Thành phần hồ sơ: Đơn phúc tra

    + Nơi nhận: Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;

    + Quy trình:

    o Trong 15 ngày kể từ khi kết thúc thời hạn để thí sinh thực hiện phúc tra bài kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban Phúc tra, gồm Trưởng ban và ít nhất 02 (hai) thành viên (các thành viên trong Ban Chấm thi không được là thành viên của Ban Phúc tra)

    o Kết quả phúc tra phải được Chủ tịch Hội đồng kiểm tra phê duyệt và là kết quả cuối cùng.

    Cấp mới

    - Đối tượng: Người đủ tiêu chuẩn, đã hoàn thành đào tạo và tập sự

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;

    + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

    + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;

    + Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;

    + Phiếu lý lịch tư pháp;

    + Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.

    - Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề: 800.000 đồng

    - Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư pháp

    - Kết quả:

    + Chứng chỉ hành nghề đấu giá;

    + Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

    - Chủ thể thực hiện: Tổ chức đấu giá tài sản;

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị cấp Thẻ đấu giá viên;

    + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề đấu giá của đấu giá viên được đề nghị cấp Thẻ;

    +  01 ảnh màu cỡ 2 cm x 3 cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh).

    - Quy trình:

    + Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Thẻ đấu giá viên; nếu từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.

    Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Thẻ đấu giá viên, Sở Tư pháp đăng tải danh sách đấu giá viên trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp, đồng thời gửi Bộ Tư pháp.

    Thu hồi

    - Điều kiện:

    + Thuộc một trong các trường hợp không đủ tiêu chuẩn cấp Chứng chỉ;

    + Không hành nghề đấu giá tài sản trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng;

    + Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;

    + Thôi hành nghề theo nguyện vọng;

    + Bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết.

    - Quy trình:

    + Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông tin về người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá thuộc trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của tổ chức mà người đó đang hành nghề hoặc Sở Tư pháp nơi thường trú trong trường hợp người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nhưng chưa hành nghề có trách nhiệm tiến hành xem xét, xác minh;

    + Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ khẳng định người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp;

    + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ, tổ chức nơi người đó hành nghề, Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị. Trường hợp không đủ căn cứ thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá thì Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    - Điều kiện: bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá

    - Quy trình:

    + Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Sở Tư pháp nơi đã cấp Thẻ đấu giá viên quyết định thu hồi Thẻ đấu giá viên của người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Quyết định thu hồi Thẻ đấu giá viên được gửi cho người bị thu hồi Thẻ, tổ chức nơi người đó hành nghề, Bộ Tư pháp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

    + Thẻ đấu giá viên không còn giá trị sử dụng kể từ thời điểm Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá.

    Cấp lại

    - Đối tượng:

    + Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá thuộc một trong các trường hợp không đủ tiêu chuẩn cấp Chứng chỉ được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và lý do thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá không còn.

    + Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá do không hành nghề đấu giá tài sản trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá sau 01 năm kể từ ngày bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá.

    + Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá do thôi hành nghề theo nguyện vọng được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi có đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá.

    + Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nếu bị mất Chứng chỉ hành nghề đấu giá hoặc Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị hư hỏng không thể sử dụng được.

    + Không thuộc các đối tượng sau:

    o Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá do bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;

    o Bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá;

    + Giấy tờ chứng minh lý do thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá không còn (đối với đối tượng đầu tiên);

    + Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.

    - Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tư pháp

    - Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    - Kết quả:

    + Chứng chỉ hành nghề đấu giá (cấp lại)

    + Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do

    - Điều kiện: bị mất Thẻ đấu giá viên, Thẻ đấu giá viên bị hư hỏng không thể sử dụng được;

    - Chủ thể thực hiện: tổ chức đấu giá tài sản;

    - Hồ sơ:

    + Giấy đề nghị cấp lại Thẻ đấu giá viên;

    + 01 ảnh màu cỡ 2 cm x 3 cm (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp ảnh).

    - Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị.

    - Cơ quan có thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi cấp thẻ;

    - Kết quả:

    + Thẻ đấu giá viên (cấp lại)

    + Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

     

    3. Tổ chức hành nghề đấu giá

     

    Đăng ký hoạt động

    Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

    Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

    Chi nhánh và văn phòng đại diện

    Thu hồi

    Chấm dứt

    Điều kiện

    - Loại hình và tên:

    + Doanh nghiệp tư nhân, trong tên doanh nghiệp có cụm từ “Doanh nghiệp đấu giá tư nhân”

    + Công ty hợp danh, trong tên doanh nghiệp phải có cụm từ “Công ty đấu giá hợp danh”

    - Điều kiện:

    + Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp;

    + Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;

    + Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.

    - Có thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật

    - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi

    Giấy đăng ký hoạt động do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới các hình thức khác

    - Chi nhánh: phải được thành lập trong nước, Trưởng chi nhánh là đấu giá viên;

    - Văn phòng đại diện không được thực hiện việc đấu giá tài sản.

    - Không đáp ứng điều kiện đăng ký hoạt động;

    - Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động là giả mạo;

    - Ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động;

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không gửi báo cáo mà tái phạm;

    - Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án.

    Doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    - Giải thể;

    - Hợp nhất, bị sáp nhập;

    - Phá sản;

    - Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động

    Hồ sơ

    - Giấy đề nghị đăng ký hoạt động;

    - Điều lệ của doanh nghiệp đối với công ty đấu giá hợp danh;

    - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân, Chứng chỉ hành nghề đấu giá của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh;

    - Giấy tờ chứng minh về trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, cam kết bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đấu giá tài sản.

    Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

    Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động

    - Chi nhánh

    + Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;

    + Quyết định thành lập chi nhánh;

    + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp;

    + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề đấu giá của Trưởng chi nhánh;

    + Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.

    - Đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có văn bản yêu cầu doanh nghiệp trong 30 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu; hết thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp vẫn không đáp ứng các điều kiện thì Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp;

    - Đối với trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động là giả mạo, Sở Tư pháp ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp;

    - Đối với trường hợp ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp gửi thông báo bằng văn bản và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Sở Tư pháp để giải trình; sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trong thông báo mà người được yêu cầu không đến thì Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp;

    - Đối với trường hợp theo quyết định của Tòa án, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp.

     

    Thẩm quyền

    Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

    Sở Tư pháp nơi chi nhánh/văn phòng đại diện đặt trụ sở

     

    Thời hạn giải quyết

    10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị thay đổi

    07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị

    07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh hợp lệ

    07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động

    Kết quả

    - Giấy đăng ký hoạt động

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    - Quyết định thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

    - Văn bản từ chối, nêu rõ lý do

    - Giấy đăng ký hoạt động (cấp lại)

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do

     

    Các công việc cần thực hiện sau đó

    - Thời gian thực hiện: 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    - Chủ thể thực hiện: Doanh nghiệp đấu giá tài sản;

    - Việc cần làm: đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp

    - Nội dung:

    + Tên doanh nghiệp đấu giá tài sản;

    + Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh, văn phòng đại diện;

    + Số, ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động;

    + Họ, tên, số Chứng chỉ hành nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân; họ, tên, số Chứng chỉ hành nghề đấu giá của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh.

     

    - Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về địa chỉ của văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở và Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.

    Sở Tư pháp công bố thông tin về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp; thông báo bằng văn bản đến cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động và báo cáo Bộ Tư pháp.

    Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

    4. Cơ sở pháp lý:

    - Luật đấu giá tài sản 2016;

    - Nghị định 62/2017/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 04/08/2017 06:25:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #463719   05/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Hoạt động của Trung tâm Trọng tài thương mại

    1. Phạm vi

    Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.

    Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.

    Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.

    2. Trung tâm trọng tài

     

    Thành lập

    Đăng ký hoạt động

    Thay đổi

    Cấp lại

    Thu hồi

    Chấm dứt

    Chấm dứt hoạt động chi nhánh

    Chấm dứt văn phòng đại diện

    Điều kiện

    - Có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên đề nghị thành lập;

    - Tên Trung tâm trọng tài phải gồm cụm từ “Trung tâm trọng tài”.

    Đã được cấp Giấy phép thành lập

    Nếu hết thời hạn thực hiện mà vẫn không đăng ký hoạt động, Giấy phép thành lập sẽ hết hiệu lực

    - Hồ sơ thay đổi về tên gọi, lĩnh vực hoạt động gửi Bộ Tư pháp:

    + Đơn xin thay đổi nội dung Giấy phép thành lập;

    +Bản chính Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài và giấy tờ liên quan đến việc thay đổi (nếu có).

    Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp có văn bản trả lời chấp thuận hay không chấp thuận (nêu rõ lý do) nội dung đề nghị thay đổi.

    - Trong 15 ngày kể từ ngày văn bản chấp thuận thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động hoặc trong 07 ngày kể từ ngày thay đổi người đại diện theo pháp luật, địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm trọng tài phải gửi hồ sơ  đề nghị đăng ký nội dung thay đổi đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động:

    + Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động;

    + Bản chính Giấy đăng ký hoạt động;

    + Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.

    Sở Tư pháp nơi đăng ký làm việc thay đổi thực hiện ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.

    - Nếu thay đổi địa điểm trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Trung tâm trọng tài gửi thông báo chuyển địa điểm trụ sở cho Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động và gửi hồ sơ đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở mới.

    Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động bị mất, rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy

    -Có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm;

    - Không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Điều lệ, Giấy phép thành lập trong 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

    + Trong 30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập, không tiến hành đăng ký hoạt động

    - Không sửa đổi, bổ sung điều lệ, quy tắc tố tụng trọng tài cho phù hợp với Luật Trọng tài thương mại trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/01/2011

    Các trường hợp được quy định tại điều lệ của Trung tâm trọng tài

    - Theo quyết định của Trung tâm trọng tài;

    - Tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập;

    - Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

    Theo quyết định của Trung tâm trọng tài

    Thời gian thực hiện

     

    30 ngày, kể từ ngày nhận được Giấy phép thành lập

     

    - Giấy phép thành lập:

    + Tổ chức, cá nhân phát hiện thì thông báo cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài. Sở Tư pháp có trách nhiệm tiến hành xem xét, xác minh.

    + Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Tư pháp phát hiện, Sở Tư pháp phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập (nêu rõ lý do kèm theo các giấy tờ chứng minh, nếu có).

    + Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài. Trong 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp.

    + Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực, Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động.

    - Nếu phát hiện Trung tâm trọng tài thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, trong 15 ngày làm việc, Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài thực hiện việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thu hồi hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thì Trung tâm trọng tài phải phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của mình cho Sở Tư pháp nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động.

    -Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động,trung tâm trọng tài phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động; đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động. Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    -Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục trên, Trung tâm trọng tài báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.

    -Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm trọng tài, Bộ Tư pháp ra Quyết định về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm. Trung tâm trọng tài nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động và nộp lại con dấu.

    Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh

    Chậm nhất 10 ngày làm việc trước thời điểm chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị thành lập;

    - Dự thảo điều lệ;

    - Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện là Trọng tài viên

    - Đơn đăng ký hoạt động;

    - Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập hoặc  bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

    - Bản sao có chứng thực Điều lệ hoặc  bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;;

    -Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.

    - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;

    - Giấy xác nhận về việc bị mất Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của công an cấp xã nơi mất giấy tờ.

    - Trung tâm trọng tài thành lập Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài và Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

    -Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc Chi nhánh đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trong 30 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Chi nhánh; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.

    Trung tâm trọng tài phải thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt Văn phòng đại diện.

    Hình thức

    Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính

     

     

    Thẩm quyền

    Bộ Tư pháp

    Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở

    - Bộ Tư pháp: Giấy phép thành lập;

    - Sở Tư pháp nơi ĐKHĐ: Giấy ĐKHĐ

     

    Thời gian giải quyết

    30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

    15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    - Giấy phép thành lập: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

    - Giấy ĐKHĐ: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại

    Kết quả

    - Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài;

    - Văn bản từ chối, nêu rõ lý do

    Giấy đăng ký hoạt động

    - Giấy phép thành lập;

    - Giấy đăng ký hoạt động

     

    Các công việc cần thực hiện sau đó

     

    - Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp.

    - Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về:

    - Tên, địa chỉ trụ sở;

    - Lĩnh vực hoạt động;

    - Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;

    - Thời điểm bắt đầu.

    - Trung tâm trọng tài phải niêm yết những nội dung trên và danh sách Trọng tài viên.

     

     

    - Trong 60 ngày, kể từ ngày có Quyết định về việc thu hồi Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trong 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động.

    - Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục trên, Trung tâm trọng tài báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục nói trên cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.

     

     

     

    3. Các lưu ý trong quá trình kinh doanh

    - Xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với quy định.

    - Xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình.

    - Gửi danh sách Trọng tài viên và những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài cho Bộ Tư pháp để công bố.

    - Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định.

    - Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.

    - Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp.

    - Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài.

    - Trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.

    - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.

    - Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.

    - Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    4. Cơ sở pháp lý

    - Luật trọng tài thương mại 2010;

    - Nghị định 63/2011/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 05/08/2017 05:00:13 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #463801   07/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    HÀNH NGHỀ THỪA PHÁT LẠI

    1. Phạm vi

    Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định pháp luật.

    2. Thừa phát lại

     

    Bổ nhiệm

    Miễn nhiệm

    Miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân Thừa phát lại.

    Bị miễn nhiệm

    Điều kiện

    - Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

    - Không có tiền án;

    - Có bằng cử nhân luật;

    - Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

    - Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

    - Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

     

    + Không còn đủ tiêu chuẩn thừa phát lại.

    + Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    + Không hành nghề Thừa phát lại kể từ ngày được bổ nhiệm từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm bằng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;

    + Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Thẩm quyền

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp

    Hồ sơ

    - Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;

    - Giấy chứng nhận sức khỏe;

    - Lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;

    - Bản sao các văn bằng, chứng chỉ

    - Các giấy tờ cần thiết khác.

    - Đơn xin miễn nhiệm của Thừa phát lại

    - Đơn đề nghị của Sở Tư pháp;

    Tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc miễn nhiệm

    Quy trình

    - Trong không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; hoặc từ chối thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn xin làm Thừa phát lại.

    - Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

    - Thừa phát lại gửi đơn xin miễn nhiệm đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

     

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.

    - Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại và quyết định thu hồi thẻ Thừa phát lại.

     

     

    3. Văn phòng thừa phát lại

     

    Thành lập

    Đăng ký

    hoạt động

    Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

    Điều kiện

    - Trụ sở có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.

    - Tổ chức bộ máy:

    + Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

    + Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại.

    + Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định, có tiêu chuẩn:

    o Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

    o Không có tiền án;

    o Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

    o Có trình độ từ trung cấp Luật trở lên.

    + Nhân viên kế toán;

    + Nhân viên hành chính khác (nếu có).

    - Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;

    - Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

    - Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của Văn phòng thừa phát lại.

    Khi thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách Thừa phát lại

    Thời hạn thực hiện

     

    30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập

     

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;

    - Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

    Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại.

    - Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.

    - Đơn đăng ký hoạt động;

    - Giấy tờ chứng minh điều kiện đăng ký hoạt động văn phòng Thừa phát lại.

    Văn bản thông báo

    Thẩm quyền

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động

    Thời hạn giải quyết

    15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

    10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động

     

    Quy trình

    - Văn phòng thừa phát lại gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    - Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng Thừa phát lại hoặc từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

    - Văn phòng thừa phát lại gửi hồ sơ đăng ký hoạt dộng đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    - Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại hoặc từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

    - Văn phòng thừa phát lại gửi văn bản thông báo đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động;

    - Sở Tư pháp cấp lại giấy đăng ký hoạt động nếu có thay đổi về tên gọi, trụ sở.

    Lệ phí

     

    100.000 đồng/lần đăng ký.

     

    Các công việc cần thực hiện sau đó

    - Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Cục thuế, Cơ quan thống kê, Công an cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

    - Trong ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về:

    + Tên gọi, địa chỉ trụ sở của văn phòng Thừa phát lại;

    + Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại hành nghề trong văn phòng Thừa phát lại;

    + Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.

     

    - Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phải thông báo bằng văn bản cho Cục thuế, Cơ quan thống kê, Công an cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở nếu cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng thừa phát lại.

    - - Trong ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp lại giấy đăng ký hoạt động, văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về nội dung được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

    4. Cơ sở pháp lý.

    - Nghị định 61/2009/NĐ-CP;

    - Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 07/08/2017 10:45:22 SA
     
    Báo quản trị |