Tổng hợp thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh các ngành, nghề

Chủ đề   RSS   
  • #461525 17/07/2017

    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Tổng hợp thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh các ngành, nghề

    Đến nay, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện gần như đã có văn bản quy định, chỉ còn khoảng hơn 5 ngành, nghề mới được bổ sung thì chưa có bất kỳ văn bản nào quy định thôi. 
     
    Vì vậy, sau đây, mình sẽ tổng hợp thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh các ngành nghề được xếp vào nhóm kinh doanh có điều kiện phải đăng ký Giấy phép mới được kinh doanh.
     
    Để các bạn dễ tra cứu, mình sẽ tổng hợp điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh theo thứ tự danh mục tại Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư:
     
    26362 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    myhoa1002 (10/08/2017) KieuNga1109 (18/07/2017) luattoanquoc463 (18/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #463972   08/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN

    1. Phạm vi

    Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

    Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản.

    2. Quản tài viên

     

    Cấp Chứng chỉ hành nghề

    Cấp lại Chứng chỉ hành nghề

    Thu hồi Chứng chỉ hành nghề

    Đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân

    Thay đổi thông tin đăng ký hành nghề

    Đối tượng

    - Luật sư;

    - Kiểm toán viên;

    - Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo

    - Luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;

    - Kiểm toán viên là người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

    Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề quản tài viên

     

    Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

    Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân

    Điều kiện

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    - Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

    - Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

    - Không thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.

    + Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

    + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    + Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    Bị mất chứng chỉ hoặc chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được

    Thuộc một trong trường hợp sau:

    - Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

    - Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

    - Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;

    - Bị thay đổi trong hai vụ việc phá sản trở lên do:

    + Vi phạm nghĩa vụ;

    + Có căn cứ chứng minh Quản tài viên không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.

    - Có địa chỉ giao dịch;

    - Không thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên;

    + Thuộc một trong các trường hợp không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

    + Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.

    Có thay đổi về địa chỉ giao dịch

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên;

    - Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng (xuất trình bản chính nếu nộp trực tiếp hoặc khi có yêu cầu nếu nộp qua đường bưu chính);

    - Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;

    - 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

    - Phiếu lý lịch tư pháp (nếu Bộ Tư pháp yêu cầu)

    - Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên;

    - Bản chụp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam đối với luật sư nước ngoài do Bộ Tư pháp cấp; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên là người nước ngoài do Bộ Tài chính cấp (xuất trình bản chính nếu nộp trực tiếp hoặc khi có yêu cầu nếu nộp qua đường bưu chính);

    - Bản tóm tắt lý lịch (tự khai);

    - 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

    - Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề Quản tài viên;

    - 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

    Khi phát hiện hoặc có căn cứ cho rằng người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của người đó.

    - Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này;

    - Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên (xuất trình bản chính nếu nộp trực tiếp hoặc khi có yêu cầu nếu nộp qua đường bưu chính);

    - Phiếu lý lịch tư pháp (nếu Sở Tư pháp có yêu cầu)

    Văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

    Hình thức nộp

    - Trực tiếp;

    - Gửi qua đường bưu chính.

     

     

    - Trực tiếp;

    - Gửi qua đường bưu chính.

    Thẩm quyền

    Bộ Tư pháp

    Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú

    Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên đăng ký hành nghề.

    Lệ phí

     

     

     

     

     

    Thời hạn giải quyết

    20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

    07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

    Kết quả

    - Chứng chỉ hành nghề quản tài viên;

    -Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do

    Chứng chỉ hành nghề quản tài viên (cấp lại)

    Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

    - Sở Tư pháp quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên và thông báo bằng văn bản cho người đó;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do

    Sở Tư pháp thay đổi thông tin về địa chỉ giao dịch của Quản tài viên trong danh sách Quản tài viên

    Các công việc sau đó

     

     

    Sở Tư pháp gửi Quyết định thu hồi cho người bị thu hồi chứng chỉ, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề có trụ sở và được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp.

     

    3. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

     

    Thành lập

    Đăng ký hành nghề

    Thay đổi thông tin đăng ký hành nghề

    Điều kiện

    - Loại hình: Công ty hợp danh hoặc Doanh nghiệp tư nhân

    - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh quản lý, thanh lý tài sản là Quản tài viên không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh hành nghề quản lý, thanh lý tài sản khác để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

    - Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử ít nhất 01 Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp mình hành nghề tại chi nhánh.

    - Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

    - Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên;

    - Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.

    - Khi thay đổi thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân thì chậm nhất là 10 ngày sau khi thực hiện việc thay đổi, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho thành viên hợp danh mới hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân mới.

    Khi có thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh, người đại diện theo pháp luật, danh sách Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp

    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

    Hồ sơ

     

    - Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

    - Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    - Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong công ty hợp danh (nếu có); bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của chủ doanh nghiệp tư nhân; bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của những người khác hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong doanh nghiệp tư nhân (nếu có) (xuất trình bản chính nếu nộp trực tiếp hoặc khi có yêu cầu nếu nộp qua đường bưu chính)

    - Phiếu lý lịch tư pháp của các đối tượng trên (nếu Sở Tư Pháp có yêu cầu)

    Văn bản đề nghị điều chỉnh thông tin đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

    Hình thức nộp

     

    - Trực tiếp;

    - Nộp qua đường bưu chính;

     

    Thẩm quyền

     

    Sở Tư pháp nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở

    Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hành nghề

    Lệ phí

     

     

     

    Thời hạn giải quyết

     

    07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp

    Kết quả

     

    - Sở Tư pháp quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp đó;

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    Sở Tư pháp thay đổi thông tin về tên, địa chỉ trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh, người đại diện theo pháp luật, danh sách Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp trong danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

     

     

    - Sở Tư pháp: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên doanh nghiệp vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp lập, công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi báo cáo Bộ Tư pháp.

    - Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên phạm vi toàn quốc, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

    - Nếu doanh nghiệp bổ sung Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đăng ký hành nghề cho người được bổ sung;

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi thông tin đăng ký hành nghề, Sở Tư pháp gửi báo cáo Bộ Tư pháp về việc thay đổi đó.

    4. Các thủ tục trong quá trình hoạt động

     

    Thông báo tham gia vụ việc phá sản

    Báo cáo với Chấp hành viên,

    Tạm đình chỉ hành nghề

    Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

    Từ chối thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản

    Chấm dứt hoạt động

    Điều kiện

     

    Trong các trường hợp sau đây:

    1. Việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản để ký hợp đồng định giá tài sản, ký hợp đồng bán đấu giá tài sản;

    2. Việc thay đổi tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản;

    3. Không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản;

    4. Bán đấu giá tài sản không thành.

    - Quản tài viên:

    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

    + Quản tài viên là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư;

    + Quản tài viên là kiểm toán viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán; là kiểm toán viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên.

    - Doanh nghiệp thay đổi thành viên hợp danh hoặc thành viên hợp danh, chủ DNTN bị đình chỉ hành nghề dẫn đến không còn đáp ứng điều kiện đăng ký hành nghề

    - Thẩm phán quyết định khi:

    + Vi phạm nghĩa vụ;

    + Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;

    + Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.

    + Chấp hành viên phát hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và có đề xuất.

    - Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản bị tạm đình chỉ hành nghề;

    Khi quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

    - Là người có liên quan với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

    - Khi có căn cứ cho rằng Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật, nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.

    - Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Khi quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chấm dứt hoạt động

    Thời hạn thực hiện

    07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

    Khi nhận được báo cáo việc lựa chọn, thay đổi tổ chức thẩm định giá trong trường hợp 1 và 2 nêu trên, nếu phát hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản, Chấp hành viên yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc định giá lại tài sản, trừ trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đó bị thay đổi.

    - Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo trong trường hợp 3 nêu trên, Chấp hành viên quyết định việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản.

    - Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo trong trường hợp 4 nêu trên, Chấp hành viên quyết định việc thanh lý tài sản.

     

    - Tối đa 12 tháng;

    - Nếu hết thời hạn trên mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn thì thời gian tạm đình chỉ tiếp tục được kéo dài, mỗi lần không quá 12 tháng.

     

     

     

    Thẩm quyền

    Thẩm phán

    Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề

     

     

    Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề

    Hồ sơ

    - Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân: văn bản thông báo tham gia vụ việc phá sản;

    - Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản: văn bản cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp của mình đại diện cho doanh nghiệp tham gia vụ việc phá sản;

    - Nếu  từ chối tham gia vụ việc phá sản thì phải thông báo bằng văn bản

    Trong trường hợp Quản tài viên được doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử bị tạm đình chỉ hành nghề thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quản tài viên được cử bị tạm đình chỉ hành nghề, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cử Quản tài viên khác hành nghề trong doanh nghiệp thay thế.

    Trường hợp doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thể cử Quản tài viên hành nghề trong doanh nghiệp thay thế thì thông báo bằng văn bản cho Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để chỉ định Quản tài viên khác hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khác.

     

     

     

    Văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động

    Kết quả

     

     

     

    Sở Tư pháp quyết định xóa tên doanh nghiệp đó khỏi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và báo cáo Bộ Tư pháp.

    5. Cơ sở pháp lý

    - Luật phá sản 2014;

    - Nghị định 22/2015/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 08/08/2017 05:27:26 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #464318   12/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ KẾ TOÁN

    1. Phạm vi

    - Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

    - KTV (KTV) hành nghề là người được cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán (GCNĐKHN) theo quy định.

    - Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán.

    - Các chủ thể hành nghề kinh doanh dịch vụ kế toán:

    + KTV hành nghề;

    + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được tổ chức theo các loại hình:

    o Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

    o Công ty hợp danh;

    o Doanh nghiệp tư nhân

    + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

    o Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;

    o Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;

    + Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;

    + Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định thì được kinh doanh dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì doanh nghiệp kiểm toán không được kinh doanh dịch vụ kế toán.

    + Kiểm toán viên có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định thì được hành nghề dịch vụ kế toán. Khi không còn đủ điều kiện hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập thì kiểm toán viên hành nghề không được hành nghề dịch vụ kế toán.

    + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.

    2. Chứng chỉ hành nghề kế toán

    - Tiêu chuẩn:

    + Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    + Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

    +Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ KTV.

    - Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn trên thì được cấp chứng chỉ KTV.

    3. GCNĐKHN đối với KTV

    3.1. Các thủ tục

     

    Đăng ký GCNĐKHN

    Thay đổi nội dung GCNĐKHN

    Cấp lại GCNĐKHN

    Đình chỉ hành nghề kế toán

    Thu hồi GCNĐKHN

    Điều kiện

    - Đối tượng:

    + Người có chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên

    + Không thuộc các trường hợp sau:

    o Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.

    o Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    + Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

    + Người bị xử phạt vi phạm hành chính về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (nếu bị phạt cảnh cáo) hoặc chưa hết 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;

    + Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

    - Điều kiện:

    + Có năng lực hành vi dân sự;

    + Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;

    + Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

    GCNĐKHN hết thời hạn.

    KTV hành nghề thay đổi nơi làm việc hoặc nơi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

    Thay đổi tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nơi KTV đăng ký hành nghề

    GCNĐKHN bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng

    - Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;

    - Không còn đủ điều kiện đăng ký hành nghề;

    - Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kế toán;

    - KTV hành nghề không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm;

    - KTV hành nghề:

    + Không gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm.

    + Sử dụng GCNĐKHN đã bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.

    + Không thông báo về việc đồng thời hành nghề và kiêm nhiệm chức vụ theo quy định.

    + Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

    + Không chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra việc đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính.

    + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    – Gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp GCNĐKHN;

    – Bị thu hồi chứng chỉ KTV;

    – Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục 01/ĐKHN Thông tư 296/2016/TT-BTC.

    - Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (trừ trường hợp người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động theo pháp luật về lao động).

    - Bản sao chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên.

    - Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán theo Phụ lục số 04/ĐKHN Thông tư 296/2016/ TT-BTC hoặc các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán.

    - Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

    - Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).

    - Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động.

    - Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.

    - Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục 01/ĐKHN Thông tư  296/2016/TT-BTC.

    - 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

    - Các tài liệu sau (nếu có thay đổi so với lần đăng ký hành nghề gần nhất):

    - Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động).

    - Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).

    - Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam (đối với người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động)

    - Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục số 01/ĐKHN Thông tư 296/2016/ TT-BTC

    - 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

    - Các tài liệu sau (nếu có thay đổi so với lần đăng ký hành nghề gần nhất):

    - Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động).

    - Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).

    - Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động.

    -GCNĐKHN cũ.

     

    - Đơn đề nghị cấp GCNĐKHN theo Phụ lục 01/ĐKHN Thông tư 296/2016/ TT-BTC

    - 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

    -GCNĐKHN cũ

    - Đơn đề nghị cấp lại GCNĐKHN theo Phụ lục số 02/ĐKHN Thông tư 296/2016/TT-BTC.

    - 02 ảnh màu 3x4cm (nền trắng) chụp trong không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

    - GCNĐKHN cũ đối với các trường hợp bị hỏng.

       

    Phí thẩm định

    1.200.000 đồng/lần thẩm định

    800.000 đồng/lần thẩm định

       

    Thời hạn giải quyết

    15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và nộp đủ phí

    15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và nộp đủ phí

       

    Thẩm quyền

    Bộ Tài chính

    Quy trình

    - Người đăng ký hành nghề lập hồ sơ;

    - Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nộp hồ sơ lên Bộ Tài chính

    - Bộ Tài chính xem xét, quyết định

    - KTV hành nghề lập hồ sơ, nộp hồ sơ và lệ phí cho Bộ Tài chính;

    - Bộ Tài chính, xem xét, quyết định

    - KTV hành nghề nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và phải nộp phí theo quy định

    - Bộ Tài chính xem xét, quyết định

       

    Kết quả

    GCNĐKHN

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    - GCNĐKHN (thay đổi)

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    - GCNĐKHN (cấp lại)

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    - Trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, KTV hành nghề không được tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán.

    - Khi hết thời gian đình chỉ hành nghề, nếu KTV hành nghề bảo đảm các điều kiện theo quy định và GCNĐKHN đã được cấp còn thời hạn thì được tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính sẽ bổ sung tên KTV hành nghề vào danh sách công khai KTV đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ngay khi hết thời gian đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

    Người bị thu hồi Giấy chứng nhận:

    - Không được tiếp tục kinh doanh dịch vụ kế toán;

    - Nộp lại GCNĐKHN cho Bộ Tài chính;

    - Không được đề nghị cấp GCNĐKHN trong 12 tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực.

                     

    3.1 Các việc KTV hành nghề cần làm và lưu ý sau khi được cấp GCNĐKHN

    Thứ nhất, các công việc cần thực hiện trong quá trình hoạt động:

    Công việc cần làm

    Gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm

    Thông báo không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán

    Thông báo về việc GCNĐKHN hết hiệu lực hoặc không còn giá trị

    Nộp lại GCNĐKHN cũ

    Thông báo về việc kiêm nhiệm công tác

    Thời hạn

    Chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm

    Chậm nhất là 10 ngày trước ngày không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán

    Chậm nhất là 10 ngày trước khi GCNĐKHN hết hiệu lực hoặc không còn giá trị

    Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc không còn giá trị

    Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoặc ngừng tham gia các công việc hoặc có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị công tác.

    Điều kiện

     

     

     

    - Không thuộc trường hợp GCNĐKHN dịch vụ kế toán đã được nộp lại khi đề nghị cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán do KTV hành nghề thay đổi nơi làm việc, nơi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hoặc thay đổi tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nơi KTV đăng ký hành nghề

    - GCNĐKHN bị thu hồi;

    KTV hành nghề đang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán mà còn đồng thời làm người đại diện theo pháp luật, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác

     

     

    GCNĐKHN hết hiệu lực hoặc không còn giá trị do:

    + KTV hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên GCNĐKHN dịch vụ kế toán.

    + Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.

    + Giấy phép lao động tại Việt Nam của KTV hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.

    + KTV hành nghề không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.

    + Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi KTV hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.

    Chủ thể thực hiện

    KTV hành nghề thông qua doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

    KTV hành nghề

    Hồ sơ

    Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán hàng năm

    Văn bản thông báo không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán

    Thông báo theo Phụ lục 06/ĐKHN Thông tư 296/2016/TT/BTC

    GCNĐKHN cũ

    Văn bản thông báo

    Nơi nhận

    Bộ Tài chính

    Doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

    Bộ Tài chính

    Thứ hai, phải tham gia cập nhật kiến thức hàng năm:

    - Đối tượng:

    + KTV hành nghề;

    + Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;

    - Nội dung:

    + Các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.

    + Các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm toán; Kỹ năng quản lý, kinh nghiệm thực hành kế toán; Chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; Các kiến thức và thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp.

    - Thời gian:

    + Tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức về các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.

    + Người không hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 24 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký phải có tối thiểu 80 giờ cập nhật kiến thức trong hai năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức về các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán.

    + Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của KTV được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.

    + Cách thức tính và tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức đối với các đối tượng khác nhau:

    Đối tượng

    KTV

    Điều kiện

    Có tham gia học cập nhật kiến thức

    Có tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức

    Tham gia học tại các lớp học do tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán tổ chức

    Có trực tiếp tham gia các buổi thảo luận, rà soát hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và có xác nhận của cơ quan, tổ chức chủ trì (trừ thời gian tham gia các cuộc hội thảo về chuẩn mực kế toán Việt Nam).

    Có tên trong Quyết định kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính và trực tiếp tham gia đoàn kiểm tra.

    Có tham gia khóa tập huấn về quy trình, thủ tục, nghiệp vụ kiểm tra do Bộ Tài chính tổ chức

    Tỷ lệ giờ

    1 giờ học = 1,5 giờ cập nhật kiến thức

    1 giờ giảng = 1,5 giờ cập nhật kiến thức

     

    1 giờ tham gia thảo luận=1 giờ cập nhật kiến thức

    1 buổi đi kiểm tra = 4 giờ cập nhật kiến thức

    1 ngày đi kiểm tra = 8 giờ cập nhật kiến thức

    1 giờ tham gia tập huấn = 1 giờ cập nhật kiến thức

    Thời lượng

    Không quá 04 giờ/buổi học và không quá 08 giờ/ngày học

    Không quá 04 giờ/buổi giảng và không quá 08 giờ/ngày giảng

    Tối đa là 20 giờ/1 năm

    Không quá 04 giờ/buổi thảo luận và không quá 08 giờ/ngày thảo luận.

    Không quá 04 giờ/buổi tập huấn và không quá 08 giờ/ngày tập huấn.

    Tài liệu chứng minh

    Giấy chứng nhận tham dự cập nhật kiến thức trong đó ghi rõ tên đơn vị tổ chức lớp học, tên người học, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề học, thời gian tổ chức lớp học, số lượng giờ học thực tế.

    Giấy xác nhận của đơn vị tổ chức lớp học, ghi rõ họ tên giảng viên, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề đã giảng, thời gian giảng, số lượng giờ giảng theo từng chuyên đề giảng dạy.

     

    Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức chủ trì việc thảo luận, rà soát chuẩn mực.

    Giấy xác nhận của cơ quan ra quyết định kiểm tra, trong đó ghi rõ họ và tên, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, thời gian tham gia khóa tập huấn hoặc trực tiếp đi kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán.

    - Nơi đào tạo:

    + Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo được tổ chức cập nhật kiến thức chung;

    + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được tổ chức cập nhật kiến thức cho các KTV của doanh nghiệp đó.

    + Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với KTV là thành viên của tổ chức đó.

    - Hoãn giờ cập nhật kiến thức:

    + Đối tượng: KTV hành nghề không có đủ thời gian cập nhật kiến thức theo quy định vì những lý do đặc biệt (thai sản, tai nạn, ốm đau kéo dài trên 02 tháng; hoặc ốm đau đột xuất vào đúng thời gian tổ chức lớp học cập nhật kiến thức cuối cùng về nội dung có số giờ cập nhật kiến thức bị thiếu).

    + Điều kiện:

    o Đã cập nhật kiến thức ít nhất 20 giờ;

    o Có đơn xin hoãn giờ cập nhật kiến thức theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05/CNKT ban hành kèm theo Thông tư này và gửi Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm.

    o Có tài liệu chứng minh cho những lý do nêu trên.

    4. Tổ chức hành nghề kế toán

    4.1. Tổ chức trong nước

    4.1.1. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

    - Điều kiện:

    + Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

    + Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là KTV hành nghề.

    + Không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    - Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán: khi hộ kinh doanh có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.

    - Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán: trong các trường hợp sau

    + Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;

    + Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm dẫn đến bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;

    +Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;

    + Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;

    + Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

    + Tất cả KTV hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi GCNĐKHN dịch vụ kế toán.

    4.1.2. Thủ tục đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

     

    Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

    Công ty hợp danh

    Doanh nghiệp tư nhân

    Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam

    Điều kiện

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

    - Có ít nhất hai thành viên góp vốn là KTV hành nghề. KTV hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian;

    - Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là KTV hành nghề;

    - Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của KTV hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức:

    + Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ; nếu có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ.

    + Vốn góp của các KTV hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ.

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

    - Có ít nhất hai thành viên hợp danh là KTV hành nghề;

    - Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là KTV hành nghề.

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

    - Có ít nhất hai KTV hành nghề;

    - Chủ doanh nghiệp tư nhân là KTV hành nghề và đồng thời là giám đốc.

    - Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi đặt trụ sở chính;

    - Có ít nhất hai KTV hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh (không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam);

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.

    - Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.

    - Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.

    - Tài liệu chứng minh về vốn góp.

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.

    - Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.

    - Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.

    - Điều lệ công ty.

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.

    - Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán của các KTV hành nghề.

    - Hợp đồng lao động với chi nhánh của các KTV hành nghề.

    - Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài

    Phí thẩm định

    4.000.000 đồng/lần thẩm định

    Thẩm quyền

    Bộ Tài chính

    Thời hạn giải quyết

    15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    Nếu Bộ Tài chính có yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình thì thời hạn giải quyết được tính từ ngày nhận tài liệu giải trình bổ sung.

    Kết quả

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

    4.1.3. Các thủ tục khác trong quá trình hoạt động

     

    Điều chỉnh/Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

    Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán

    Chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán

    Đình chỉ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

    Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

    Điều kiện

    + Có sự thay đổi về tên, người đại diện theo pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam;

    + Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán bị mất hoặc bị hư hỏng.

    Doanh nghiệp quyết định tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán

    Doanh nghiệp quyết định chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán

    + Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện để được cấp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong 03 tháng liên tục;

    + Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.

    + Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ để đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;

    + Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;

    + Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm dẫn đến bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán trong 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;

    + Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;

    + Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;

    + Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;

    + Giả mạo, tẩy xoá, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    Thời hạn thực hiện

     

    10 ngày, kể từ ngày quyết định tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán

    10 ngày, kể từ ngày quyết định chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán

       

    Hồ sơ

    + Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;

    + Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã được cấp, trừ trường hợp giấy bị mất hoặc hư hỏng

    + Các tài liệu khác liên quan đến việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (nếu có).

    Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh  dịch vụ kế toán theo Phụ lục 8 Thông tư 297/2016/TT-BTC

    Thông báo về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán

       

    Phí thẩm định

    2.000.000 đồng/lần thẩm định

     

     

       

    Thẩm quyền

    Bộ Tài chính

    Thời hạn giải quyết

    15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

     

     

       

    Kết quả

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán (cấp lại)

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải công bố nội dung sau của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp:

    + Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán; Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính;

    + Họ và tên người đại diện theo pháp luật, họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;

    + Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán. Khi hoạt động trở lại, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải nộp trả lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính trong 10 ngày kể từ ngày chấm dứt kinh doanh;

    thông báo cho khách hàng và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán chậm nhất là 30 ngày trước ngày chính thức chấm dứt kinh doanh;

    không được kinh doanh dịch vụ kế toán kể từ ngày chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời hạn bị đình chỉ. Hết thời hạn bị đình chỉ, nếu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định thì Bộ Tài chính bổ sung tên doanh nghiệp vào danh sách công khai các doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành và phải nộp trả Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính trong 10 ngày kể từ ngày có quyết định bị thu hồi Giấy chứng nhận.

    4.1.4. Các việc cần làm sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và lưu ý trong quá trình hoạt động

    Thứ nhất, thực hiện các trách nhiệm sau:

    -  Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho KTV hành nghề tại tổ chức mình chậm nhất 60 ngày, kể từ ngày KTV hành nghề được cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán tại đơn vị.

    - Không được sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    - Không được cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán hoặc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

    - Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, phải đề nghị Bộ Tài chính.

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:

    +Danh sách KTV hành nghề tại doanh nghiệp;

    +Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;

    +Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

    +Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;

    +Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;

    +Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kế toán;

    +Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể

    - Trước ngày 31/10 hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 297/2016/TT-BTC cho Bộ Tài chính đồng thời gửi kèm theo những tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán nếu có thay đổi so với lần nộp gần nhất:

    - Trước ngày 10/4 hàng năm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải gửi báo cáo tình hình hoạt động năm trước liền kề bằng văn bản và dữ liệu điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 297/2016/TT-BTC cho Bộ Tài chính.

    Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc các trường hợp sau đây:

    - Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;

    - Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

    - Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;

    - Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

    - Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Thứ ba, nếu Doanh nghiệp tự tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề kế toán hàng năm cho KTV hành nghề tại tổ chức mình thì phải đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức lần đầu:

    - Điều kiện:

    + Có kế hoạch, chương trình cập nhật kiến thức hàng năm phù hợp với nội dung cập nhật kiến thức theo quy định;

    + Có đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy đảm bảo một trong các điều kiện sau:

    o Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hành nghề dịch vụ kế toán.

    o Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới nội dung cập nhật kiến thức theo quy định;

    o Đang hoặc đã từng là thành viên của ban soạn thảo chuẩn mực kế toán.

    + Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng đào tạo như phòng học, bàn ghế, bảng viết, giáo cụ và các trang thiết bị đào tạo khác (tự có hoặc đi thuê);

    + Có từ 10 nhân viên chuyên nghiệp trở lên (gồm KTV và nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán) tại thời điểm đăng ký;

    + Có bộ phận chuyên trách đào tạo về cập nhật kiến thức trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;

    + Có quy chế đào tạo, cập nhật kiến thức cho KTV của doanh nghiệp.

    - Hồ sơ:

    + Bản đăng ký tổ chức cập nhật kiến thức cho KTV theo Phụ lục số 01/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC;

    + Danh sách tối thiểu 10 nhân viên chuyên nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;

    + Tài liệu chứng minh về việc có bộ phận đào tạo chuyên trách về cập nhật kiến thức trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và có quy chế đào tạo về cập nhật kiến thức của doanh nghiệp.

    - Quy trình:

    + Trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét, ra Quyết định chấp thuận cho các đơn vị được tổ chức cập nhật kiến thức cho KTV.

    + Trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính có văn bản hoặc thư điện tử đề nghị bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp các đơn vị không bổ sung hồ sơ hoặc tài liệu giải trình theo yêu cầu thì Bộ Tài chính có quyền từ chối hoặc không chấp thuận. Trường hợp từ chối, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    - Trách nhiệm:

    + Hàng năm, chậm nhất ngày 31/7, thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về kế hoạch, chương trình cập nhật kiến thức cho năm sau theo Phụ lục số 06/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC;

    + Nếu có thay đổi về việc tổ chức lớp học so với kế hoạch, chương trình đã gửi cho Bộ tài chính thì phải thông báo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Bộ Tài chính chậm nhất là 03 ngày trước ngày tổ chức lớp học.

    + Tổ chức các lớp học với số lượng không quá 200 học viên/ lớp và theo dõi, điểm danh đầy đủ đối với các học viên tham gia lớp học.

    +Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau mỗi lớp học cập nhật, phải gửi “Báo cáo kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức KTV” theo Phụ lục số 03/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Bộ Tài chính (kèm theo Danh sách người tham dự lớp học cập nhật kiến thức).

    + Hàng năm, chậm nhất là ngày 25/8, phải gửi “Báo cáo tổng hợp kết quả tổ chức lớp học cập nhật kiến thức KTV” theo Phụ lục số 04/CNKT Thông tư 292/2016/TT-BTC bằng văn bản và dữ liệu điện tử cho Bộ Tài chính để xem xét, công nhận giờ cập nhật kiến thức cho KTV.

    + Cấp giấy chứng nhận cho học viên đã tham gia cập nhật kiến thức sau mỗi lớp học, trong đó ghi rõ tên đơn vị tổ chức lớp học, tên người học, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề học, thời gian tổ chức lớp học, số lượng giờ học thực tế; cấp giấy xác nhận cho KTV tham gia giảng dạy các lớp cập nhật kiến thức sau mỗi lớp học, trong đó ghi rõ họ tên giảng viên, số chứng chỉ KTV hoặc chứng chỉ kiểm toán viên, chuyên đề đã giảng, thời gian giảng, số lượng giờ giảng theo từng chuyên đề giảng dạy.

    + Xác nhận số giờ cập nhật kiến thức cho KTV khi có đề nghị của KTV hoặc khi có yêu cầu của Bộ Tài chính.

    + Lưu trữ hồ sơ về tổ chức cập nhật kiến thức cho KTV tối thiểu 05 năm kể từ năm thực hiện.

    4.2. Cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài

    - Đối tượng:

    + Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.

    + Không thuộc trường hợp thực hiện công việc kế toán tập trung theo chính sách chung trong Tập đoàn của doanh nghiệp nước ngoài cho công ty mẹ và các công ty con khác trong cùng tập đoàn hoạt động tại Việt Nam.

    - Điều kiện:

    + Được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

    + Có văn bản của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán (cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức nghề nghiệp) nơi doanh nghiệp nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 3 năm trước thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới;

    + Có ít nhất 02 người được Bộ Tài chính Việt Nam cấp GCNĐKHN dịch vụ kế toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;

    + Có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các KTV hành nghề tại Việt Nam;

    + Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.

    - Hồ sơ:

    + Tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

    + Bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về việc không vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán và quy định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 3 năm trước thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới;

    + Bản sao GCNĐKHN dịch vụ kế toán do Bộ Tài chính cấp cho các KTV hành nghề trong đó có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

    + Tài liệu chứng minh về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các KTV hành nghề tại Việt Nam.

    - Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    - Cơ quan có thẩm quyền: Bộ Tài chính

    - Kết quả:

    + Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán qua biên giới;

    + Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

    - Các lưu ý trong quá trình hoạt động:

    + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới:

    o Định kỳ 6 tháng một lần, báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam theo mẫu.

    o Cử người có trách nhiệm, đại diện cho doanh nghiệp báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam về hợp đồng dịch vụ kế toán, hồ sơ dịch vụ kế toán và các vấn đề khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới tại Việt Nam.

    o Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nộp cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính hàng năm và văn bản nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý hành nghề dịch vụ kế toán nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ kế toán và các quy định pháp luật khác.

    + Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới:

    o Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng một lần về tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới phát sinh trong kỳ theo mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.

    o Chịu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.

    + Không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:

    o Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    o Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

    o Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;

    o Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

    o Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;

    o Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.

    5. Cơ sở pháp lý:

    - Luật kế toán 2015

    - Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 12/08/2017 03:45:11 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #464319   12/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN

    1. Phạm vi

    - Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.

    - Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

    - Tổ chức kiểm toán là doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

    + Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định và đã được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    + Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

    - Tổ chức kiểm toán được chấp thuận là tổ chức kiểm toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng.

    - Kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận là kiểm toán viên hành nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng.

    2. Kiểm toán viên

    2.1. Chứng chỉ kiểm toán viên

     

    Người đăng ký lần đầu

    Người đăng ký dự thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi để đạt tổng số điểm đạt yêu cầu

    Người có Chứng chỉ hành nghề kế toán

    Người có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài

    Đối tượng

    Người Việt Nam hoặc người nước ngoài

    Người có chứng chỉ kiểm toán viên

    Điều kiện

    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm:

    + Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp văn bằng, chứng chỉ phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) đã thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.

    + Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đã ký thoả thuận hợp tác về chương trình thi phối hợp cấp chứng chỉ kiểm toán viên chuyên nghiệp với Bộ Tài chính Việt Nam.

    + Chương trình, nội dung các khoá học được cấp văn bằng, chứng chỉ phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 500 đến 600 tiết học.

    + Nội dung học, thi và cấp văn bằng, chứng chỉ cho học viên khi hoàn thành các khoá học phải được thực hiện thống nhất ở tất cả các quốc gia nơi Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoạt động.

    - Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi; hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi;

    - Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và lệ phí thi theo quy định.

    - Chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận:

    - Hiệp hội kế toán công chứng Anh (The Association of Chartered Certified Accountants - ACCA);

    - Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia (CPA Australia).

    - Tổ chức khác thỏa điều kiện:

    + Là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC);

    + Có nội dung học và thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định

    - Người có Chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp đó phải là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC).

    Thi

    Tên

    Thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên

    Thi sát hạch để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên

    Đăng ký dự thi

    Hồ sơ

    - Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị;

    - Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

    - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;

    - Bản sao văn bằng, chứng chỉ có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;

    - 3 ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

    - Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai;

    - Bản sao Giấy chứng nhận điểm thi của các kỳ thi trước do Hội đồng thi thông báo;

    - 3 ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

    - Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai;

    - Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

    - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;

    - Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán;

    - 3 ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.

    - Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác, có dán ảnh màu cỡ 3x4 mới chụp trong vòng 6 tháng và đóng dấu giáp lai;

    - Bản sao, bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài;

    - Tài liệu (bao gồm cả bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài) chứng minh người dự thi là hội viên chính thức của tổ chức nghề nghiệp;

    - 03 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận;

    - Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

    - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú;

    - Tài liệu chứng minh có đủ các điều kiện đối với các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài.

     

    Thời gian nộp

    Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi hoặc đơn vị được Hội đồng thi uỷ quyền trong thời hạn theo thông báo của Hội đồng thi.

    Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi.

    Lệ phí

    Lệ phí thi tính cho từng môn thi do Hội đồng thi thông báo cho từng kỳ thi.

    Lệ phí dự thi được hoàn trả cho người không đủ điều kiện dự thi hoặc người có đơn xin không tham dự kỳ thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Hội đồng thi công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi.

     

    Nơi nhận

    Hội đồng thi

    Tổ chức

    Thời gian

    - Ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào quý III hoặc quý IV;

    - Trước ngày thi ít nhất 60 ngày, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng;

     

    Nội dung thi

    (1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

    (2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;

    (3) Thuế và quản lý thuế nâng cao;

    (4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;

    (5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

    (6) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

    (7) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

    (1) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;

    (2) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;

    (3) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

    (1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;

    (2) Tài chính và quản lý tài chính;

    (3) Thuế và quản lý thuế;

    (4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị;

    (5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm.

     

    Số lượng môn thi

    Ít nhất 04 môn trong số 07 môn ở trên.

     

     

    Người có đủ điều kiện, đã tham dự và đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với ACCA thì được miễn thi phần (1), (3)

    Thể thức thi

    - Ngoại ngữ: thi viết trong 120 phút;

    - Các môn thi khác ngoài Ngoại ngữ: 180 phút

    - 5 phần thi: 180 phút

    - 4 phần thi: 145 phút

    - 3 phần thi: 110 phút

    Kết quả thi

    Đạt yêu cầu

    Môn thi:

    - Ngoại ngữ: thi viết trong 120 phút;

    - Các môn thi khác ngoài Ngoại ngữ: 180 phút

    - Bài thi đạt từ 70 điểm trở lên hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1) và phần (3)

    - Bài thi đạt từ 56 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1) hoặc phần (3)

    Người dự thi đạt yêu cầu cả 7 môn thi và có tổng số điểm các môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 38 điểm trở lên

    Người dự thi đạt yêu cầu cả 3 môn thi và có tổng số điểm môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ) từ 12,5 điểm trở lên

    Bảo lưu

    - Điểm của các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 3 năm kể từ năm của kỳ thi thứ nhất (tính tròn năm).

    - Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn thi chưa thi hoặc thi lại những môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi nâng điểm;

    - Mỗi môn thi được thi tối đa 03 lần (kể cả lần thi đầu tiên)

     

    Thi nâng điểm

    - Đối tượng: người đạt yêu cầu các môn thi nhưng chưa đạt yêu cầu thi

    - Đối tượng lựa chọn các môn thi để đăng ký thi nâng điểm trong phạm vi 3 lần thi.

    - Nguyên tắc: lấy theo điểm thi cao nhất của các lần thi

     

    Phê duyệt

    - Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để tổng hợp danh sách kết quả thi từng môn thi của thí sinh trình Bộ Tài chính phê duyệt cho từng kỳ thi.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, người dự thi có quyền làm đơn xin phúc khảo bài thi gửi Chủ tịch Hội đồng thi. Trường hợp chấm phúc khảo thì kết quả thi lấy theo điểm phúc khảo.

     

    Hủy bỏ

    - Điều kiện:

    + Hết thời gian bảo lưu nhưng vẫn không đạt tổng số điểm theo yêu cầu;

    + Một trong các môn thi đã thi 3 lần nhưng chưa đạt yêu cầu.

    - Hậu quả: Người bị huỷ kết quả thi nếu muốn tiếp tục dự thi thì phải thi lại tất cả các môn thi

     

    Kết quả

    Căn cứ vào kết quả thi đã được Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh

    Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi.

    Cấp Chứng chỉ

    Đối tượng

    Người đạt kết quả thi

    Thời hạn

    45 ngày kể từ ngày có kết quả thi

     

    Thẩm quyền

    Bộ tài chính

    Kết quả

    Chứng chỉ kiểm toán viên được trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.

    Chứng chỉ kiểm toán viên

    Trường hợp thu hồi Chứng chỉ

    - Kê khai không trung thực về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm công tác trong hồ sơ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.

    - Sửa chữa, giả mạo hoặc gian lận về bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.

    - Thi hộ người khác hoặc nhờ người khác thi hộ trong kỳ thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

     

                   

    2.2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

     

    Đăng ký hành nghề

    Cấp lại

    Điều chỉnh

    Đình chỉ

    Thu hồi

    Điều kiện

    - Là kiểm toán viên;

    - Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên;

    - Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.

    - Kiểm toán viên bảo đảm điều kiện trên và có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán

    Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn, bị mất, bị hỏng.

    Khi kiểm toán viên thay đổi nơi đăng ký hành nghề kiểm toán mà Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề đã được cấp vẫn còn thời hạn.

    - Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán;

    - Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động hành nghề kiểm toán;

    - Bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kiểm toán độc lập hai lần trong thời hạn ba mươi sáu (36) tháng liên tục;

    - Kiểm toán viên hành nghề không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính;

    - Kiểm toán viên hành nghề không thực hiện trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    - Gian lận, giả mạo hồ sơ đăng ký hành nghề để đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    - Bị đình chỉ hành nghề kiểm toán hai lần trong ba mươi sáu (36) tháng liên tục;

    - Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    - Bị thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Thời hạn

     

    Chậm nhất là 60 ngày trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

     

     

     

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

    - Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.

    - Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán hoặc Bản giải trình kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán.

    - Bản thông tin cá nhân.

    - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.

    - Bản sao Chứng chỉ kiểm toán viên.

    - Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán.

    - Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán.

    - Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.

    - Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức của kiểm toán viên tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.

    Các văn bằng, chứng chỉ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt đã được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ bảo đảm các kiểm toán viên đủ điều kiện đăng ký hành nghề tại tổ chức mình và ký xác nhận trên Đơn đăng ký hành nghề của từng kiểm toán viên.

    Doanh nghiệp kiểm toán đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho các kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại đơn vị mình

    Bộ Tài chính có quyền yêu cầu kiểm toán viên hoặc doanh nghiệp kiểm toán giải trình hoặc cung cấp tài liệu (sổ bảo hiểm xã hội, tài liệu khác).

    - Giấy chứng nhận hết thời hạn:

    + Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    + 02 ảnh màu 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán;

    + Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.

    + Bản thông tin cá nhân.

    + Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán.

    + Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.

    - Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng:

    + Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    + 02 ảnh màu 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán;

    + Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cũ (bị hỏng)

    - Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    - 02 ảnh màu 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán;

    + Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.

    + Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước doanh nghiệp kiểm toán.

    + Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài trừ trường hợp pháp luật lao động Việt Nam quy định không cần phải có giấy phép lao động.

    - Bản thông tin cá nhân nếu có thay đổi so với lần đăng ký hành nghề gần nhất;

    - Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cũ trừ trường hợp đã nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề khi hết hiệu lực hoặc không còn giá trị

     

     

    Lệ phí

     

     

     

     

     

    Thời hạn giải quyết

    15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đảm bảo đủ điều kiện

     

     

    Thẩm quyền

    Bộ Tài chính

    Kết quả

    - Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực. Ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán không sớm hơn ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.

    - Nếu Bộ Tài chính có yêu cầu mà kiểm toán viên không bổ sung tài liệu giải trình hoặc tài liệu giải trình không chứng minh đầy đủ các thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề là xác thực, Bộ Tài chính có quyền từ chối đăng ký hành nghề kiểm toán và trả lời bằng văn bản, có nêu rõ lý do.

    - Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do

    - Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    - Hoặc từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    - Bộ Tài chính có thẩm quyền đình chỉ hành nghề kiểm toán và gửi quyết định cho người bị đình chỉ, doanh nghiệp kiểm toán nơi người đó đăng ký hành nghề.

    - Trong thời gian bị đình chỉ hành nghề kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được tiếp tục ký báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét.

    - Hết thời gian đình chỉ hành nghề:

    + Kiểm toán viên hành nghề điều kiện và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã được cấp còn thời hạn và giá trị thì được tiếp tục hành nghề kiểm toán. Bộ Tài chính sẽ bổ sung tên kiểm toán viên hành nghề vào danh sách công khai kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời gian đình chỉ hành nghề kiểm toán;

    - Kiểm toán viên hành nghề vẫn bảo đảm điều kiện nhưng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn thì làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán

    - Kiểm toán viên hành nghề có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán còn thời hạn nhưng không đủ điều kiện thì không được tiếp tục hành nghề kiểm toán.

    - Bộ Tài chính có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và gửi quyết định cho người bị thu hồi Giấy chứng nhận, doanh nghiệp kiểm toán nơi người đó đăng ký hành nghề.

    -Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán không được tiếp tục ký báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét và phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cho Bộ Tài chính; không được đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực.

                 

    3. Những việc kiểm toán viên hành nghề cần làm

    - Cập nhật kiến thức hành nghề hằng năm:

    + Đối tượng:

    o Kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán;

    o Kiểm toán viên chưa đăng ký hành nghề kiểm toán:

    > Thời gian tính từ ngày được cấp chứng chỉ kiểm toán viên đến ngày đăng ký hành nghề kiểm toán quá 12 tháng: bắt buộc tham gia

    > Thời gian tính từ ngày được cấp chứng chỉ kiểm toán viên đến ngày đăng ký hành nghề kiểm toán từ 12 tháng trở xuống thì không bắt buộc phải cập nhật kiến thức.

    + Thời gian:

    o Tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ về pháp luật kế toán, kiểm toán của Việt Nam và 04 giờ về đạo đức nghề nghiệp.

    o Kiểm toán viên không hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 02 năm liên tục trở lên trước năm đăng ký hành nghề kiểm toán phải có tối thiểu 80 giờ cập nhật kiến thức trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức về kế toán, kiểm toán và 08 giờ cập nhật kiến thức về đạo đức nghề nghiệp.

    o Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.

    - Các công việc khác cần thực hiện:

    + Chậm nhất là ngày 31/8 hàng năm, kiểm toán viên hành nghề phải gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm cho Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán.

    + Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp:

    o Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    o Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;

    o Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;

    o Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;

    + Có văn bản gửi doanh nghiệp kiểm toán về việc không tiếp tục hành nghề kiểm toán chậm nhất là 15 ngày trước ngày không tiếp tục hành nghề kiểm toán.

    + Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán cũ cho Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã được nộp trong hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán):

    o Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;

    o Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

    o Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;

    o Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;

    o Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;

    + Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

    + Không được sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các hoạt động nghề nghiệp kiểm toán.

    + Kiểm toán viên đang đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà còn đồng thời làm đại diện theo pháp luật, giám đốc (phó giám đốc), chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ hoặc các chức danh khác tại đơn vị, tổ chức khác thì kiểm toán viên hành nghề phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoặc ngừng tham gia các công việc hoặc có thay đổi về thời gian làm việc, chức danh tại các đơn vị đó.

    + Cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

    + Chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra việc đăng ký hành nghề kiểm toán của Bộ Tài chính.

    - Không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:

    + Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;

    + Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

    + Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;

    + Trong hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

    + Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;

    + Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

    + Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

    + Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    4. Tổ chức hành nghề kiểm toán

    4.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

    4.1.1 Đăng ký hành nghề

     

    Doanh nghiệp kiểm toán

    Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

    Công ty trách nhiệm hữu hạn

    Công ty hợp danh

    Doanh nghiệp tư nhân

    Chi  nhánh

    Điều kiện

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

    - Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn:

    + Có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.

    + Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.;

    - Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;

    - Bảo đảm vốn pháp định là 05 tỷ đồng;

    - Phần vốn góp của thành viên là tổ chức:

    + Tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Nếu có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty.

    + Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.

    + Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

    - Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;

    - Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

    - Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;

    - Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.

    Chi nhánh có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc chi nhánh. Hai kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại trụ sở chính hoặc chi nhánh khác của doanh nghiệp kiểm toán.

    - Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

    - Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;

    - Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

    - Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

    - Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

    - Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề.

    - Bản sao Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với công ty TNHH, công ty hợp danh.

    - Bản sao Điều lệ công ty.

    - Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh.

    - Văn bản xác nhận về vốn đối với công ty TNHH, cụ thể như sau:

    + Đối với doanh nghiệp thành lập mới phải có:

    o Biên bản góp vốn của các thành viên sáng lập;

    o Trường hợp số vốn được góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    o Trường hợp số vốn góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả thẩm định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    + Đối với doanh nghiệp đang hoạt động phải có văn bản xác nhận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập khác về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký).

    - Đơn đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán;

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề làm việc tại chi nhánh;

    - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh.

    - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    - Bản sao giấy phép cung cấp dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp (hoặc văn bản tương đương) theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính.

    - Bản sao Giấy phép thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    - Văn bản của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    - Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại chi nhánh.

    - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề.

    - Quyết định của doanh nghiệp về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) chi nhánh.

    - Văn bản xác nhận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập khác về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký).

    -Tài liệu chứng minh về việc doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cấp vốn cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    Thẩm quyền

    Bộ Tài chính

    Thời hạn giải quyết

    Ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    Kết quả

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

    Bộ Tài chính có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho từng chi nhánh hoặc nêu rõ lý do nếu không chấp thuận

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do.

    Các công việc sau đó

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải công bố nội dung sau của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trên một trong các tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 03 số liên tiếp:

    - Tên doanh nghiệp kiểm toán; Tên doanh nghiệp kiểm toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính;

    - Họ và tên người đại diện theo pháp luật và họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kiểm toán (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật);

    - Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

     

     

    4.1.2. Các thủ tục khác

     

    Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

    Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

    Đình chỉ kinh doanh

    Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

    Tạm ngừng kinh doanh

    Chấm dứt kinh doanh

    Thời gian thực hiện

     

    20 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc hoàn thành việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.

     

     

    Ít nhất 15 ngày trước ngày dự định tạm ngừng kinh doanh

    Doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng (đơn vị được kiểm toán) và các bên có liên quan, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về việc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán ít nhất 30 ngày trước khi chính thức chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    Điều kiện

    Có thay đổi tên doanh nghiệp kiểm toán; tên doanh nghiệp kiểm toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); tên viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bị mất hoặc bị hư hỏng;

    - Doanh nghiệp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.

    - Hoạt động không đúng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán;

    - Không bảo đảm một trong các điều kiện đăng ký hành nghề;

    - Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

    - Kê khai không đúng thực tế hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    - Không kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong mười hai tháng liên tục;

    - Không khắc phục được các vi phạm dẫn đến đình chỉ kinh doanh trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;

    - Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

    - Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có chi nhánh kiểm toán tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.

    - Có hành vi cố tình xác nhận báo cáo tài chính có gian lận, sai sót hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, hồ sơ kiểm toán và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật; hoặc giả mạo, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

     

    Doanh nghiệp kiểm toán dự định chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã được cấp lần gần nhất;

    -Báo cáo mô tả chi tiết nội dung đề nghị điều chỉnh và các tài liệu có liên quan đến thông tin điều chỉnh.

    - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    - Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã được cấp, trừ trường hợp bị mất;

    - Tài liệu có liên quan khác.

     

     

    Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán

    - Đơn đề nghị chấm dứt kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    - Báo cáo về các hợp đồng kiểm toán và các hợp đồng cung cấp dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác chưa hoàn thành;

    - Biện pháp và cam kết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và các bên có liên quan;

    - Phương án và biện pháp xử lý đối với các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ khác chưa hoàn thành (nếu có).

    Thẩm quyền

    Bộ Tài chính

    Thời hạn giải quyết

    20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

     

     

     

     

    Kết quả

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã điều chỉnh;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đã điều chỉnh;

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do

    Doanh nghiệp phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

    Doanh nghiệp kiểm toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kiểm toán kể từ ngày có quyết định thu hồi.

     

     

    Các việc cần thực hiện sau đó

     

     

    Bộ Tài chính công bố quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

    - Bộ Tài chính công bố quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 7 (bảy) ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

    - Doanh nghiệp kiểm toán phải nộp trả Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

    - Danh sách doanh nghiệp kiểm toán tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán được công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

    - Khi hoạt động trở lại, doanh nghiệp kiểm toán phải bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 10 ngày trước ngày hoạt động trở lại.

     

    4.1.3. Các lưu ý khác

    Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:

    Thứ nhất, các công việc cần thực hiện:

    - Báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bị mất, bị hư hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    - Thông báo bằng văn bản (kèm theo tài liệu chứng minh) cho Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi sau:

    + Danh sách kiểm toán viên hành nghề;

    + Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 và Điều 31 của Luật này;

    + Tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;

    + Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;

    + Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    + Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

    + Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.

    - Định kỳ hàng năm trước ngày 31/10, hoặc khi có yêu cầu, doanh nghiệp kiểm toán phải báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho Bộ Tài chính kèm theo những tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với  công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có thay đổi so với lần nộp gần nhất.

    - Hàng năm, doanh nghiệp kiểm toán có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình hoạt động năm và báo cáo tài chính năm trước liền kề cho Bộ Tài chính. Thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động năm chậm nhất là ngày 10/4 năm sau. Thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

    Thứ hai, Doanh nghiệp có các nghĩa vụ sau:

    - Duy trì và đảm bảo các điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong suốt thời gian hoạt động.

    - Không sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    - Không cho thuê, cho mượn, cầm cố, mua bán, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

    Thứ ba, Doanh nghiệp được hoạt động trong phạm vi:

    - Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác;

    - Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác.

    - Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;

    - Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;

    - Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;

    - Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

    - Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;

    - Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;

    - Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.

    Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật này được thực hiện dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán mà không phải đăng ký.

    Thứ tư, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau:

    - Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề một trong các dịch vụ sau cho đơn vị được kiểm toán:

    + Công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính;

    + Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ;

    + Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ;

    + Các dịch vụ khác có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

    - Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc đang nắm giữ cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

    - Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc nắm giữ cổ phiếu, góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán.

    - Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    - Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán có các mối quan hệ sau:

    + Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;

    + Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;

    + Được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: Vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

    + Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;

    + Cùng là công ty hoặc pháp nhân thuộc cùng một mạng lưới theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

    - Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hoặc các dịch vụ kiểm toán khác cho chính doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

    - Đơn vị được kiểm toán là tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán; đơn vị được kiểm toán là công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, công ty cùng tập đoàn của tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán.

    - Doanh nghiệp kiểm toán tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức vào đơn vị được kiểm toán.

    - Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.

    5. Cơ sở pháp lý

    - Luật kiểm toán độc lập 2012;

    - Nghị định 17/2012/NĐ-CP;

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 12/08/2017 03:47:49 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #464320   12/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ

    1. Phạm vi

    - Nhân viên đại lý thuế là người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp, làm việc cho đại lý thuế và hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

    - Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế (dưới đây gọi là đại lý thuế).

    - Dịch vụ làm thủ tục về thuế là hoạt động của đại lý thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và các thủ tục hành chính thuế khác thay người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết.

    2. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với nhân viên đại lý thuế

    2.1. Các thủ tục

     

    Dự thi lần đầu

    Dự thi lại các môn thi chưa đạt hoặc đăng ký thi các môn chưa thi

    Đối tượng

    - Người có bằng cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật và đã làm việc từ hai năm trở lên trong các lĩnh vực này;

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

    - Không thuộc các trường hợp sau:

    + Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

    + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.

    + Người có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, kiểm toán bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

    + Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    + Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

    Điều kiện

    - Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc các ngành kinh tế, thuế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật hoặc các chuyên ngành khác và có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học về tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính, thuế từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên và đã có thời gian làm việc trong lĩnh vực này từ đủ 02 năm trở lên tính từ thời gian tốt nghiệp ghi trên quyết định hoặc văn bằng tốt nghiệp đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi;

    - Nộp đủ hồ sơ dự thi;

    Thi

    Tên

    Thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

    Đăng ký dự thi

    Hồ sơ

    - Đơn đăng ký dự thi.

    - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

    - Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định (bản sao có chứng thực).

    - Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) (bản sao có chứng thực).

    - 01ảnh mầu 3x4 và 02 ảnh mầu 4 x 6 chụp trong 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi; 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi.

    - Giấy xác nhận số năm công tác chuyên môn của đơn vị mà người dự thi đã công tác tại đó hoặc sổ bảo hiểm xã hội của người dự thi (bản sao có chứng thực).

    - Các giấy tờ theo quy định được miễn môn thi (nếu có).

    - Đơn đăng ký dự thi.

    - Bản chụp không yêu cầu chứng thực chứng nhận điểm thi do Hội đồng thi thông báo

    - 01 ảnh mầu 3x4 và 02 ảnh mầu 4x6 chụp trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi; 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi.

    Lệ phí

    - 01 môn: 400.000 đồng;

    - 02 môn: 800.000 đồng;

    Phí dự thi đã nộp không được hoàn lại.

    Hình thức nộp

    - Nộp trực tiếp

    - Gửi qua đường bưu chính.

    Nơi nhận

    Tổng cục Thuế

     

    Kết quả

    Khi nhận hồ sơ, nếu kiểm tra thấy hồ sơ không đủ, đúng thì Tổng cục Thuế phải thông báo cho người dự thi ngay khi nhận hồ sơ (nếu  trực tiếp nhận hồ sơ); trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (nếu nhận hồ sơ qua đường bưu chính).

    Tổ chức

    Thời gian

    - Mỗi năm 01 kỳ thi vào quý III hoặc quý IV hàng năm.

    - Trước ngày thi tuyển ít nhất ba 03 tháng, Hội đồng thi thông báo chính thức trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và trên phương tiện thông tin đại chúng

    - Trước ngày thi tuyển ít nhất 15 ngày, Hội đồng thi phải thông báo cho thí sinh dự thi về: Số báo danh, môn thi tham dự, thời gian thi, địa điểm thi, lệ phí thi và thông tin khác có liên quan.

    - Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi triệu tập thí sinh để phổ biến nội quy thi, thu lệ phí thi, phát phiếu dự thi, điều chỉnh những sai sót về thông tin của thí sinh.

    Nội dung thi

    - Kế toán;

    - Pháp luật về thuế;

    Số lượng môn thi

    - Miễn thi môn kế toán

    + Người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên.

    + Người đã làm giảng viên của môn học kế toán tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỉ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

    + Người đã làm việc trong lĩnh vực kế toán tại các tổ chức như: cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán và có thời gian công tác trong lĩnh vực kế toán liên tục từ 05 năm trở lên, trừ đối tượng là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

    - Miễn thi môn pháp luật về thuế

    + Công chức thuế có ngạch từ chuyên viên thuế, thanh tra viên thuế, kiểm tra viên cao đẳng thuế trở lên và đã công tác trong ngành thuế từ 05 năm trở lên khi thôi công tác (không gồm trường hợp bị kỉ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

    + Người đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành pháp luật kinh tế và có chứng chỉ hành nghề luật sư.

    + Người đã làm giảng viên của môn học về thuế tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỉ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi lấy chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế trong 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

    - Miễn thi 02 môn pháp luật về thuế và kế toán

    + Người có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

    + Công chức thuế có ngạch công chức từ chuyên viên thuế, thanh tra viên thuế, kiểm tra viên thuế trở lên và có thời gian công tác liên tục trong ngành thuế từ 10 năm trở lên, khi thôi công tác trong ngành thuế (không bao gồm trường hợp bị kỉ luật buộc thôi việc) trong 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc mà đăng ký với Tổng cục Thuế để xét cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

    Thể thức

    Thi viết, thi trắc nghiệm hoặc thi vấn đáp; thời gian cho mỗi môn thi phụ thuộc vào hình thức thi từ 30 phút đến 180 phút.

    Xử lý vi phạm

    - Thí sinh có hành vi chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình.

    + Vi phạm lần 1: Bị cảnh cáo trước phòng thi.

    + Vi phạm lần 2: Bị lập biên bản cảnh cáo, trừ 20% điểm thi của môn thi đó.

    + Vi phạm lần 3: Bị lập biên bản đình chỉ, không công nhận kết quả môn thi đó.

    - Đình chỉ thi, hủy kết quả của cả kỳ thi nếu thí sinh có một trong các hành vi:

    + Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng).

    + Sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi.

    + Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng).

    + Chuyển giấy nháp hoặc bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp hoặc bài thi của thí sinh khác.

    + Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình.

    - Hủy kết quả thi và cấm dự thi 02 kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được tổ chức tiếp sau đó, nếu có một trong các hành vi:

    + Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các Hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo.

    + Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng.

    + Khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ.

    Kết quả thi

    Đạt yêu cầu

    - Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt điểm từ 5 điểm trở lên (thang điểm 10).

    - Thí sinh có kết quả thi đạt yêu cầu bao gồm:

    + Thí sinh dự thi đạt yêu cầu cả 02 môn thi.

    + Thí sinh dự thi đạt yêu cầu môn thi pháp luật về thuế (đối với trường hợp thí sinh dự thi được miễn môn thi kế toán).

    + Thí sinh dự thi đạt yêu cầu môn thi kế toán (đối với trường hợp thí sinh dự thi được miễn môn thi pháp luật về thuế).

    Bảo lưu

    Các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu ba (03) năm liên tục tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận điểm thi và giấy chứng nhận điểm phúc khảo (nếu có) do Hội đồng thi thông báo.

    Phúc khảo

    - Thời hạn: tối đa 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi.

    - Hồ sơ: Đơn đề nghị phúc khảo

    - Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt kết quả phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh biết trong 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn đề nghị phúc khảo; kết quả phúc khảo được lưu trữ và bảo quản theo hồ sơ thi.

    Kết quả

    - Trong 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Trong 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi, Hội đồng thi cấp cho người dự thi giấy chứng nhận điểm thi, gửi cho thí sinh qua đường bưu điện theo hình thức thư bảo đảm; trường hợp thí sinh đến nhận giấy chứng nhận điểm thi trực tiếp tại cơ quan thuế thì phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân, ký nhận vào danh sách cấp giấy chứng nhận điểm thi.

    Cấp Chứng chỉ

    Người được miễn cả hai (02) môn thi.

    Hồ sơ

    - Đơn đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

    - Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

    - Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành quy định.

    - Bản sao có chứng thực giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài)

    - 02 ảnh mầu 3x4 chụp trong 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

    Thời hạn

    15 ngày kể từ ngày người đăng ký xin cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế nộp đủ hồ sơ

    Đối tượng khác

    Đối tượng

    Người dự thi có kết quả thi đạt yêu cầu.

    Thời hạn

    15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả thi chính thức

    Thẩm quyền

    Tổng cục Thuế

    Kết quả

    Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

    2.2. Xử lý vi phạm nhân viên đại lý thuế

     

    Đình chỉ hành nghề

    Thu hồi Chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề

    Thời hạn

    01 năm

     

    Hành vi vi phạm

    - Cho người khác mượn hoặc sử dụng chứng chỉ hành nghề của người khác hoặc hành nghề tại 02 đại lý thuế trở lên trong cùng một khoảng thời gian.

    - Hành nghề khi chưa có tên trong danh sách nhân viên hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Có hành vi thông đồng, giúp người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế bị kết án bằng một bản án có hiệu lực về tội trốn thuế.

    - Phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả trong hồ sơ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

    Cơ quan có thẩm quyền

    Cục Thuế quản lý trực tiếp

    Tổng cục Thuế

    Kết quả

    Quyết định đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

    Quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

    Chủ thể được nhận quyết định

    - Đại lý thuế;

    - Tổng cục Thuế;

    - Cá nhân bị đình chỉ hành nghề.

    - Đại lý thuế;

    - Tổng cục Thuế;

    - Cá nhân bị thu hồi Chứng chỉ.

    Các việc xảy ra sau khi có Quyết định

    Tổng cục Thuế đăng tải công khai danh sách nhân viên đại lý thuế bị đình chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xóa tên khỏi danh sách công khai nhân viên đại lý thuế hành nghề trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    Tổng cục Thuế đăng tải công khai danh sách nhân viên đại lý thuế bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và xóa tên khỏi danh sách công khai nhân viên đại lý thuế hành nghề trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    3. Đăng ký đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế

    3.1. Điều kiện

    - Có ngành, nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

    - Có ít nhất hai nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế.

    3.2. Hồ sơ

    - Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

    - Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có xác nhận của đại lý thuế).

    - Bản chụp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các nhân viên đại lý thuế (có xác nhận của đại lý thuế).

    3.3. Thẩm quyền: Cục Thuế nơi đại lý thuế đóng trụ sở chính.

    3.4. Quy trình

    - Tiếp nhận hồ sơ:

    + Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp: công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ.

    + Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính: công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

    + Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử: việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

    + Trường hợp cần bổ sung hồ sơ: cơ quan thuế phải thông báo cho đại lý thuế ngay trong ngày nhận hồ sơ (nếu trực tiếp nhận hồ sơ); trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.

    - Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    - Trình tự cấp Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế:

    + Cục Thuế kiểm tra đối chiếu thông tin đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và:

    o Cấp “Xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý thuế” đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;

    o Hoặc có văn bản trả lời với Doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện.

    + Trong 01 ngày làm việc kể từ ngày ký Xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế cho đại lý thuế, Cục Thuế:

    o Đăng tải công khai danh sách đại lý thuế đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế trên Trang thông tin điện tử của Cục Thuế;

    o Gửi thông tin qua mạng giao dịch nội bộ ngành thuế cho Tổng cục Thuế để đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    3.5. Các lưu ý trong quá trình hoạt động của đại lý thuế

    Thứ nhất, đại lý thuế chỉ được thực hiện ký hợp đồng dịch vụ làm thủ tục về thuế sau khi đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và có tên trong danh sách đại lý thuế đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    Thứ hai, đại lý thuế có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của mình. Nếu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của đại lý thuế có đủ bằng chứng về việc đại lý đó không thực hiện đúng trách nhiệm này, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nộp thuế thì kiến nghị Cục Thuế đình chỉ hoạt động của đại lý thuế và đại lý thuế phải chịu bồi thường cho tổ chức, cá nhân nộp thuế theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

    Thứ ba, đại lý thuế bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế:

    - Điều kiện:

    + Không còn đủ điều kiện làm đại lý thuế.

    + Không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế.

    + Tiết lộ thông tin gây thiệt hại vật chất, tinh thần, uy tín của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đại lý thuế, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đại lý thuế đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

    + Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhân viên hành nghề đại lý thuế không đúng theo quy định.

    - Quy trình:

    + Cục Thuế quản lý trực tiếp ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế gửi đại lý thuế và Tổng cục Thuế.

    + Tổng cục Thuế đăng tải công khai danh sách đại lý thuế bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và xoá tên khỏi danh sách công khai đại lý thuế đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

    - Thời hạn: kể từ khi phát hiện các hành vi trên cho đến khi đại lý thuế khắc phục xong hậu quả.

    - Hậu quả pháp lý: Nếu đại lý thuế có đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế và muốn tiếp tục hoạt động thì phải lập lại hồ sơ đăng ký hoạt động kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế gửi Cục Thuế nơi đại lý thuế đóng trụ sở chính.

    Thứ tư, đại lý thuế có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thuế trong các trường hợp sau:

    - Khi cơ quan thuế yêu cầu bằng văn bản.

    - Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi danh sách nhân viên đại lý thuế, đại lý thuế phải thông báo cho Cục Thuế quản lý thuế trực tiếp, bao gồm:

    + Danh sách nhân viên đại lý thuế mới được tuyển dụng.

    + Danh sách nhân viên đại lý thuế vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế hoặc thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, chết hoặc không đủ điều kiện hành nghề.

    Cục Thuế gửi thông báo của đại lý thuế về danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi qua mạng giao dịch điện tử nội bộ ngành thuế cho Tổng cục Thuế trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của đại lý thuế. Tổng cục Thuế có trách nhiệm đăng tải danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo danh sách nhân viên đại lý thuế thay đổi do Cục Thuế gửi.

    4. Cơ sở pháp lý:

    - Luật quản lý thuế 2006;

    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2012.

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 12/08/2017 03:50:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #464604   15/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

    1. Phạm vi

    Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.

    Chủ thể được phép kinh doanh dịch vụ làm thủ tục hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan (ĐLHQ).

    2. Nhân viên ĐLHQ

    2.1. Chứng chỉ khai hải quan

    2.1.1. Thi cấp chứng chỉ khai hải quan

     

    Người đăng ký lần đầu

    Người đăng ký dự thi lại các môn thi đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi hoặc thi để đạt tổng số điểm đạt yêu cầu

     

    Đăng ký dự thi

    Phương thức

    Đăng ký dự thi trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan (TCHQ)

     

    Hồ sơ

    - Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2015/TT-BTC;

    - Bằng tốt nghiệp cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên: 01 bản sao có chứng thực;

    - Giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu: 01 bản sao có chứng thực;

    - 02 ảnh 3x4 có ghi rõ họ, tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh.

    - Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2015/TT-BTC;

    - 01 ảnh 3x4 có ghi rõ họ, tên, năm sinh ở mặt sau của ảnh để dán vào Phiếu đăng ký dự thi.

     

    Nơi nhận

    Cục Hải quan tỉnh, thành phố

     

    Lệ phí

    200.000 đồng/môn thi

     

    Tổ chức

    Thời gian

    - Ít nhất một năm một lần; có thể tổ chức thi theo khu vực, địa phương đảm bảo số lượng người đăng ký dự thi.

    - Căn cứ vào thông tin người đăng ký dự thi trên Cổng thông tin điện tử, TCHQ thông báo chính thức thông tin về thời gian, địa điểm nộp hồ sơ; thời gian, địa điểm thi và các thông tin khác liên quan đến kỳ thi trên Cổng thông tin điện tử của TCHQ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố; báo Hải quan điện tử; niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố và gửi qua hộp thư điện tử của người đăng ký dự thi trên Cổng thông tin điện tử của TCHQ chậm nhất là 60 ngày trước ngày thi.

    - Trong 10 ngày kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ đăng ký dự thi, Cục Hải quan tỉnh, thành phố lập danh sách người dự thi đủ điều kiện dự thi kèm hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí dự thi gửi về TCHQ để tổng hợp và công bố danh sách người đủ điều kiện dự thi trên Cổng thông tin điện tử của TCHQ để người dự thi biết.

     

    Nội dung thi

    - Pháp luật về hải quan;

    - Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương

    - Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan

     

    Số lượng môn thi

    - Người được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan:

    + Đối tượng: Người dự thi tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng hoặc người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng

    + Điều kiện:

    o Có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên;

    o Sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi trong 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc

    - Người được miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương:

    + Đối tượng: Người dự thi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế thuộc các trường đại học, cao đẳng hoặc người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng.

    + Điều kiện:

    o Có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên;

    o Sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi trong 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.

     

    Thể thức thi

    Thi viết; trắc nghiệm; thực hành trên máy tính hoặc kết hợp giữa các hình thức thi trên. Thời gian thi do TCHQ quy định tùy hình thức, nhưng không quá 120 phút

     

    Kết quả thi

    Đạt yêu cầu

    Môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ 50 điểm trở lên (thang điểm 100), trừ trường hợp có môn thi được miễn.

     

     

    Kết quả

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi thông báo công khai kết quả thi trên Cổng thông tin điện tử của TCHQ, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.

     

    Phúc khảo

    - Đối tượng : người dự thi không đồng ý với kết quả thi do Hội đồng thi thông báo;

    - Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, sau đó yêu cầu phúc khảo sẽ không được giải quyết;

    - Hồ sơ: Đơn đề nghị phúc khảo, nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính;

    - Tổ chức phúc khảo: Hội đồng thi tổ chức phúc khảo bài thi theo quy chế của Hội đồng và thông báo kết quả phúc khảo trên Cổng thông tin điện tử của TCHQ, báo Hải quan điện tử và niêm yết tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận hồ sơ dự thi.

     

    Bảo lưu

    - Điều kiện: trong kỳ thi có môn không đạt yêu cầu thì được bảo lưu kết quả các môn thi đạt yêu cầu.

    - Thời hạn bảo lưu: đến các kỳ thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tiếp theo nhưng không quá 01 năm kể ngày ghi trên Giấy chứng nhận điểm thi.

    2.1.2. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan

    Đối tượng

    Người dự thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ

    Cán bộ, công chức làm việc trong ngành hải quan giữ ngạch kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp có nhu cầu cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác (trừ người bị kỷ luật buộc thôi việc)

    Thẩm quyền

    Hội đồng thi

    TCHQ

    Thời hạn

     

    Trong 03 năm kể từ ngày nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác, cá nhân

    Hồ sơ

     

    - Văn bản đề nghị (nêu rõ thời gian, quá trình công tác; ngạch viên chức; số quyết định nghỉ hưu hoặc nghỉ việc hoặc chuyển công tác, nơi sinh hoạt hiện nay);

    - Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (01 bản sao có chứng thực);

    - 01 ảnh 3x4 có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh.

    Thời hạn giải quyết

    10 ngày (đối với trường hợp người dự thi không có đơn phúc khảo) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp người dự thi có đơn phúc khảo) kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo

    05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

    Nhận Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan

    - Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan sẽ được gửi cho người được cấp theo địa chỉ đăng ký trên Phiếu dự thi hoặc trên văn bản đề nghị.

    - Nếu người được cấp Chứng chỉ nhận trực tiếp tại nơi cấp thì xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ký nhận.

    2.2. Mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan (MSNV)

     

    Cấp mới

    Gia hạn

    Cấp lại

    Thu hồi

    Đối tượng

    - Người làm việc tại ĐLHQ;

    - Không thuộc đối tượng sau:

    +Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

    + Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù;

    + Người có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hải quan, kiểm toán bị xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thuế hoặc Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định xử phạt;

    + Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

    + Cán bộ, công chức thôi giữ chức vụ nhưng đang trong thời gian quy định không được kinh doanh theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 102/2007/NĐ-CP;

    + Các trường hợp bị thu hồi MSNV.

    Nhân viên ĐLHQ có MSNV hết hạn sử dụng

    Nhân viên ĐLHQ bị mất mã số nhân viên đại lý thuế

    Nhân viên ĐLHQ có các hành vi là điều kiện dẫn đến bị thu hồi MSNV

    Điều kiện

    - Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;

    - Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;

    - Không thuộc các trường hợp bị thu hồi;

    - Tham gia tối thiểu 2/3 hoặc thời lượng tương đương 03 ngày các khóa đào tạo, cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật hải quan do cơ quan hải quan (TCHQ và hải quan các cấp) và đơn vị được cơ quan hải quan cử cán bộ tham gia giới thiệu trong thời gian MSNV có hiệu lực.

    Mã số nhân viên đại lý hải quan bị mất

    - Có hành vi vi phạm  pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế hoặc hối lộ cán bộ, công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan;

    - Cho người khác sử dụng mã số của mình hoặc sử dụng mã số của người khác hoặc sử dụng mã số không phải do TCHQ cấp để làm thủ tục hải quan;

    - Chuyển làm việc khác hoặc chuyển sang làm việc cho ĐLHQ khác;

    - ĐLHQ bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;

    - Nhân viên ĐLHQ sử dụng mã số đã hết thời hạn hiệu lực để làm thủ tục hải quan.

    Chủ thể thực hiện

    ĐLHQ

    TCHQ

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị cấp MSNV theo mẫu số 07 Thông tư 12/2015/2017: 01 bản chính;

    - Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành luật, kinh tế, kỹ thuật: 01 bản chụp;

    - Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: 01 bản chụp;

    - Chứng minh thư nhân dân: 01 bản chụp;

    - Một (01) ảnh 2x3.

    Các chứng từ bản chụp do giám đốc ĐLHQ ký tên, đóng dấu xác nhận.

    Văn bản đề nghị gia hạn MSNV

    - Văn bản xác nhận mất MSNV;

    - Văn bản đề nghị cấp lại MSNV

    Quyết định thu hồi MSNV

    Thẩm quyền

    TCHQ

    Thời hạn giải quyết

    05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

    03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

    05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị

     

    Kết quả

    MSNV trùng với số chứng minh thư nhân dân của người được cấp theo mẫu số 08 Thông tư này và có giá trị trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp.

    MSNV được gia hạn 03 năm kể từ ngày gia hạn.

    MSNV được cấp lại trên cơ sở sử dụng mã số đã được cấp

    - Nhân viên ĐLHQ bị thu hồi mã số do ba điều kiện đầu ở trên sẽ không được cấp MSNV trong 03 năm kể từ ngày bị thu hồi. Trong thời gian không được hành nghề, nếu người bị thu hồi đứng tên thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ không được công nhận là ĐLHQ.

    - Hết thời hạn nêu trên, nếu người bị thu hồi muốn được cấp MSNV thì phải trải qua kỳ thi và được cấp lại Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan và thực hiện thủ tục cấp MSNV như cấp mới

    2.3. Các lưu ý trong quá trình làm thủ tục hải quan:

    Thứ nhất, về MSNV:

    - MSNV được TCHQ cấp sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan.

    - Nếu khai hải quan bằng phương thức điện tử, người được cấp MSNV được cơ quan hải quan cấp tên người sử dụng và mật khẩu để truy cập vào hệ thống; được sử dụng chữ ký số để phục vụ việc khai hải quan và có trách nhiệm bảo mật các thông tin được cung cấp; bị thu hồi mã số khi ĐLHQ bị chấm dứt hoạt động, thì sẽ bị cơ quan hải quan ngừng cho phép truy cập vào hệ thống hoặc không chấp nhận các công việc liên quan đến thủ tục hải quan.

    - Khi thực hiện các thủ tục hành chính trực tiếp với cơ quan hải quan, nhân viên ĐLHQ phải xuất trình MSNV.

    - MSNV có giá trị để làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng đại lý trên toàn quốc.

    Thứ hai, các trách nhiệm trong quá trình làm thủ tục hải quan:

    - Giữ bí mật thông tin cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của ĐLHQ.

    - Đề nghị TCHQ ra quyết định thu hồi MSNV khi ĐLHQ bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động trong trường hợp ĐLHQ không thông báo.

    - Tham dự các lớp đào tạo, tập huấn về thủ tục hải quan, chính sách quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu; chính sách thuế, các quy định khác do cơ quan hải quan trực tiếp tổ chức, cử cán bộ tham gia giới thiệu.

    3. Đại lý làm thủ tục hải quan (ĐLHQ)

    3.1. Các thủ tục

     

    Công nhận

    Tạm dừng hoạt động

    Chấm dứt hoạt động

    Tự chấm dứt

    Bị chấm dứt

    Đối tượng

    - Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện

    - Chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác của ĐLHQ đáp ứng đủ điều kiện.

    ĐLHQ hoạt động không đảm bảo các điều kiện quy định hoặc không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo TCHQ để ra quyết định tạm dừng hoạt động theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư này.

    ĐLHQ có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động

    ĐLHQ bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    - Có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế hoặc thông đồng với chủ hàng để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế;

    - ĐLHQ không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo với cơ quan hải quan trong 03 lần liên tiếp theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

    - Sử dụng bộ chứng từ không phải do chủ hàng cung cấp để làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

    - Không khắc phục và không có văn bản đề nghị trong 06 tháng kể từ ngày bị tạm ngừng hoạt động;

    Điều kiện

    - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc ĐLHQ;

    - Có nhân viên ĐLHQ;

    - Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định

    Chủ thể thực hiện

    Doanh nghiệp

    Cục Hải quan tỉnh, thành phố

    Doanh nghiệp

    Cục Hải quan tỉnh, thành phố

    Hồ sơ

    - Thông báo đủ điều kiện hoạt động ĐLHQ theo mẫu số 04 ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản chụp;

    - Hồ sơ đề nghị cấp MSNV

    Các chứng từ bản chụp do Giám đốc ĐLHQ ký tên, đóng dấu xác nhận.

    Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động của ĐLHQ

    Công văn đề nghị chấm dứt hoạt động

    Báo cáo về vi phạm của doanh nghiệp

    Thẩm quyền

    Tổng cục trưởng TCHQ

    TCHQ

    Thời hạn giải quyết

    05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị

     

     

     

    Kết quả

    - Quyết định công nhận ĐLHQ theo mẫu 05 Thông tư 12/2015/TT-BTC, cấp MSNV và cập nhật vào Cổng thông tin điện tử của TCHQ

    - Có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp chưa đủ điều kiện.

    Quyết định tạm ngừng hoạt động của ĐLHQ theo mẫu số 06 Thông tư 12/2015/TT-BTC

    Quyết định chấm dứt hoạt động của ĐLHQ theo mẫu số 06 Thông tư 12/2015/TT-BTC

    Hậu quả pháp lý

     

    - Sau khi bị tạm dừng làm thủ tục hải quan, nếu ĐLHQ có công văn đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, xác minh đáp ứng đủ điều kiện thì báo cáo TCHQ có văn bản xác nhận để ĐLHQ được tiếp tục hoạt động.

    - Trong 06 tháng, nếu ĐLHQ không khắc phục và không có văn bản đề nghị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo TCHQ ra quyết định chấm dứt hoạt động

     

    ĐLHQ bị chấm dứt hoạt động không được công nhận là ĐLHQ trong thời hạn 02 năm kể từ ngày ra quyết định chấm dứt hoạt động

    MSNV sẽ bị thu hồi và hết giá trị sử dụng.

    3.2. Các lưu ý trong quá trình hoạt động

    Thứ nhất, phạm vi hoạt động của ĐLHQ: thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng, gồm:

    - Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật;

    - Vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

    - Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng;

    - Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

    - Thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

    - Thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan;

    - Thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.

    Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của ĐLHQ:

     

    Quyền

    Nghĩa vụ

    Đối với nhân viên ĐLHQ

     

    - Quản lý, sử dụng MSNV để tiến hành các công việc khai báo và làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền;

    - Giới thiệu, đề nghị Tổng cục Hải quan cấp MSNV cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

    - Thông báo cho Tổng cục Hải quan để thực hiện việc thu hồi MSNV.

    Đối với chủ hàng

    Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đại lý.

    - Chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do chủ hàng cung cấp và thực hiện đúng phạm vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý.

    - Nếu thay mặt chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ hàng hóa theo quy định của pháp luật.

    Đối với cơ quan hải quan

    Yêu cầu về:

    - Hướng dẫn thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

    - Kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa với cơ quan hải quan;

    - Cung cấp các quy định mới của pháp luật về hải quan và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan.

    - Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ hàng hoặc các lô hàng do đại lý làm thủ tục hải quan đứng tên khai hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

    - Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý sau, báo cáo tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 10 Thông tư 12/2015/TT-BTC gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố hoặc các thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động quản lý hải quan khi được cơ quan hải quan yêu cầu bằng văn bản.

    - Báo cáo, đề nghị Tổng cục Hải quan thực hiện việc thu hồi MSNV trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày phát sinh điều kiện.

     Thứ ba, nghĩa vụ của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật của ĐLHQ:

    - Ký hợp đồng đại lý với chủ hàng;

    - Ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công việc thuộc phạm vi hoạt động của ĐLHQ.

    4. Cơ sở pháp lý: Luật Hải quan 2014

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 15/08/2017 04:33:58 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #465136   21/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH HÀNG MIỄN THUẾ

    1. Phạm vi

    - Cửa hàng miễn thuế (CHMT) là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.

    - Doanh nghiệp (DN) kinh doanh bán hàng miễn thuế: Là DN được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ bán hàng miễn thuế theo quy định và đã được Tổng cục trưởng TCHQ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện kinh doanh bán hàng miễn thuế

    2. Đăng ký Cấp, tạm ngừng, thu hồi, Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

     

    Cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

    Tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

    Thu hồi GCN điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế

    Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu CHMT

    Mở rộng, thu hẹp, di chuyển CHMT

    Chuyển quyền sở hữu CHMT

    Điều kiện

    - Vị trí đặt CHMT:

    + Trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;

    + Trong nội địa;

    + Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

    + Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với CHMT hoặc trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu.

    - Có phần mềm đáp ứng:

    + Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong CHMT theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;

    + Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

    - Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

    + Quan sát được các vị trí trong kho chứa hàng miễn thuế, CHMT. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ);

    + Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;

    + Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

    - Theo đề nghị tạm dừng hoạt động của DN;

    - Các trường hợp thuộc đối tượng thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:

    + Theo đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của DN;

    + Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế nhưng DN không đưa CHMT vào hoạt động;

    + CHMT, kho chứa hàng miễn thuế không duy trì các điều kiện khi cấp giấy chứng nhanạ đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

    + Trong vòng 12 tháng DN 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;

    + Quá thời hạn tạm dừng hoạt động: 06 tháng kể từ ngày thông báo tạm dừng hoạt động.

    - Theo đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của DN;

    - Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế nhưng DN không đưa CHMT vào hoạt động;

    - CHMT, kho chứa hàng miễn thuế  không duy trì các điều kiện khi cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

    - Trong vòng 12 tháng DN 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;

    - Quá thời hạn tạm dừng hoạt động: 06 tháng kể từ ngày thông báo tạm dừng hoạt động.

    DN có nhu cầu mở rộng, thu hẹp, di chuyển CHMT.

     

    DN có nhu cầu chuyển quyền sở hữu CHMT

     

    Hồ sơ

    - Văn bản đề nghị cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP

    - GCN đăng ký DN hoặc GCN đăng ký đầu tư

    - Sơ đồ thiết kế khu vực CHMT, kho chứa hàng miễn thuế

    - Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý kinh doanh hàng miễn thuế.

    - Quy trình quản lý nội bộ của DN đối với nhập, xuất, lưu giữ, tồn hàng hóa tại kho chứa hàng miễn thuế, giao nhận hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế lên CHMT hoặc tàu bay, quản lý bán hàng CHMT hoặc tàu bay, việc giao nhận tiền bán hàng miễn

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm CHMT, kho chứa hàng miễn thuế

    - GCN đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp (trừ trường hợp nằm trong khu vực đã được công nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy)

    - Quy chế hoạt động

    - Văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động của DN.

    - Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của DN.

    Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của DN.

    - Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP

    - Sơ đồ khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm khi mở rộng, thu hẹp, di chuyển

     

    - Hồ sơ theo quy định với trường hợp cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế kèm theo:

    + Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP

    + Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu


    Lệ phí

    1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định

     

     

    1.200.000 đồng/điểm kinh doanh/ lần thẩm định

    Thời hạn giải quyết

    Muời lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

     

    Năm ngày làm việc từ khi nhận được văn bản báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố

    Muời lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    Thẩm quyền

    TCHQ

    Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đặt CHMT, kho chứa hàng miễn thuế

    TCHQ

    Quy trình

    - DN nộp hồ sơ qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đến TCHQ.

    - TCHQ xem xét quyết định.

    - DN nộp văn bản tạm ngừng cho Cục hải quan

    - Cục hải quan xem xét quyết định

    - DN nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hoặc DN không đáp ứng các điều kiện hoạt động kho ngoại quan.

    - TCHQ xem xét quyết định.

    - DN nộp hồ sơ qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đến TCHQ.

    - TCHQ xem xét quyết định.

    - DN nộp hồ sơ qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đến TCHQ.

    - TCHQ xem xét quyết định.

    Kết quả

    - GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;

    - Văn bản trả lời DN nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

    - Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.

     

     

     

    - Quyết định thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.

    - GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế với truờng hợp mở rộng, thu hẹp, di chuyển

    - Văn bản trả lời DN nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

    - GCN đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế cấp cho chủ sở hữu mới;

    - Văn bản trả lời DN nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

    3. Những lưu ý khi kinh doanh hàng hóa bán tại CHMT:

    3.1 Đối tượng, điều kiện mua hàng, chính sách, quản lý chuyên ngành, hàng hóa, đồng tiền và định lương cần lưu ý khi kinh doanh hàng miễn thuế

    STT

    Tiêu chí

    Chi tiết

    1

    Đối tượng và điều kiện mua hàng miễn thuế

    - Người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế:

    +  Người xuất cảnh, quá cảnh qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế; cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế, cửa khẩu cảng biển loại 1, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế được mua hàng miễn thuế tại CHMT nằm trong khu vực cách ly; hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay;

    +  Người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế tại CHMT trong nội địa. Hàng hóa miễn thuế được nhận tại quầy nhận hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu quốc tế nơi hành khách xuất cảnh;

    + Khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển, có hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc thẻ đi bờ của hành khách xuất nhập cảnh theo quy định nhưng không có thị thực nhập cảnh, không có tờ khai nhập cảnh, xuất cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa khẩu cảng biển loại 1, CHMT trong nội địa. Hàng hóa miễn thuế được nhận tại cửa khẩu xuất cảnh sau khi khách du lịch hoàn thành thủ tục xuất cảnh.

    -  Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.

    - Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế tại CHMT đặt tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực hạn chế tại cảng hàng không dân dụng quốc tế.

    - Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được mua hàng miễn thuế tại CHMT trong nội địa. Khi mua hàng miễn thuế cho tổ chức phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế. Khi mua hàng miễn thuế cho cá nhân phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế kèm chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp hoặc hộ chiếu.

    - Đối tượng mua hàng là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế (bao gồm tàu biển có quốc tịch nước ngoài và tàu biển có quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế) được mua hàng miễn thuế tại cảng biển loại 1, CHMT trong nội địa phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên để sử dụng trên tàu trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam và để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh.

    + Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu cá nhân thuyền viên phải xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ đi bờ của thuyền viên;

    + Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu có đơn đặt hàng kèm theo danh sách thuyền viên có thông tin về số hộ chiếu của từng thuyền viên, trên đơn phải ghi rõ thông tin về số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh;

    + Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu có đơn đặt hàng, trên đơn đặt hàng phải ghi rõ thông tin về số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh, kèm theo danh sách thuyền viên có thông tin số hộ chiếu của từng thuyền viên. Hàng hóa phải được đưa vào kho chứa của tàu để cơ quan hải quan nơi tàu xuất cảnh niêm phong, xác nhận, giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh.

    2

     

     

    Chính sách thuế đối với hàng hóa bán tại CHMT

    - Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại CHMT được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.

    - Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại CHMT được hưởng các chính sách thuế như đối với hàng hóa tạm xuất.

    - Đối với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu đưa vào bán tại CHMT được xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    3

    Quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa bán tại CHMT

    - Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để kinh doanh hàng miễn thuế được thực hiện theo Giấy phép của Bộ Công Thương, được cấp được cấp theo trình tự, thủ tục sau:

    + Hồ sơ:

    o Công văn của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế đề nghị cho phép nhập khẩu thuốc lá để bán tại cửa hàng miễn thuế theo Mẫu 03/CV kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP: 01 bản chính;

    o Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao. Đối với doanh nghiệp đề nghị cấp phép lần đầu phải nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế: 01 bản sao;

    o Báo cáo tình hình nhập khẩu, tồn kho và tiêu thụ thuốc lá từ đầu năm đến thời điểm đề nghị cấp phép, có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu 04/BCNKTKTL kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP: 01 bản chính.

    + Trình tự, thủ tục cấp phép

    o Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến Bộ Công Thương;

    o Trong 10 ngày làm việc (tính theo dấu công văn đến của Bộ Công Thương) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá cho doanh nghiệp để kinh doanh hàng miễn thuế. Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp.

    o Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong 05 ngày làm việc (tính theo dấu công văn đến của Bộ Công Thương) kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ (hình thức thông báo bằng văn bản, fax, email, điện thoại,...).

    - Thuốc lá điếu nhập khẩu để bán tại CHMT phải in cảnh báo sức khỏe trên bao bì bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh phù hợp với quy định của pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá và Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC).

    - Hàng hóa tạm nhập khẩu đưa vào bán tại CHMT không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm khi làm thủ tục tạm nhập khẩu. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm tuân thủ theo quy định của pháp luật.

    - Hàng hóa, sản phẩm (tạm nhập khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước) có nội dung văn hóa, văn học, nghệ thuật, vui chơi giải trí thể hiện trên mọi chất liệu chỉ được phép bán tại CHMT sau khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa có thẩm quyền cho phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam và đáp ứng đủ các điều kiện khác về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật.

    - DN kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm.

    - Trường hợp theo điều ước quốc tế về quản lý chuyên ngành mà Việt Nam là thành viên có quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc an toàn thực phẩm đối với hàng hóa bán tại CHMT khác với quy định tại Điều này thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

    4

    Hàng hóa bán tại CHMT

    - Hàng hóa bán tại CHMT bao gồm:

    + Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa vào bán tại CHMT là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Nếu là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

    + Hàng hóa tạm nhập khẩu đưa vào bán tại CHMT không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

    + Hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đưa vào bán tại CHMT được quản lý theo chế độ tạm xuất.

    - Hàng hóa bán tại CHMT phải được lưu giữ tại CHMT, kho chứa hàng miễn thuế của DN bán hàng miễn thuế.

    - Thời gian lưu giữ hàng hóa tại CHMT không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 tháng.

    - Các mặt hàng thuốc lá, xì gà, rượu, bia bán tại CHMT phải dán tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” do Bộ Tài chính phát hành. Vị trí dán tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP. Tem phải được dán trước khi bày bán tại CHMT hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng.

    -  Trường hợp hàng hóa tạm nhập khẩu bán tại CHMT được đưa vào bán ở thị trường nội địa thì chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện tại thời điểm mở tờ khai hải quan mới để đưa vào bán ở thị trường nội địa, trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

    - Trường hợp hàng hóa được quản lý theo chế độ tạm xuất được bán trở lại thị trường nội địa thì DN phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tái nhập khẩu.

    - Hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng không được bán phục vụ tiêu dùng; DN lập biên bản về tình trạng hàng hóa có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý CHMT, kho chứa hàng miễn thuế và tổ chức hủy bỏ theo quy định dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Việc hủy bỏ phải thực hiện trước khi hết thời hạn của tờ khai tạm nhập, tạm xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn tạm nhập, tạm xuất).

    - Hàng hóa là hàng mẫu, hàng thử đưa vào CHMT cho khách mua hàng dùng thử (giấy thử mùi nước hoa, rượu, mỹ phẩm thử, nước hoa dùng thử...) DN thực hiện quản lý riêng hàng hóa này, đảm bảo đúng mục đích và phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan.

    5

    Đồng tiền dùng trong giao dịch tại CHMT

     

    - Đồng Việt Nam.

    - Các ngoại tệ tự do chuyển đổi.

    - Đồng tiền của nước có chung biên giới đất liền với địa điểm đặt CHMT tại khu vực biên giới.

    6

    Định lượng mua hàng miễn thuế

    - Người xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh quy định được mua hàng miễn thuế không hạn chế số lượng và trị giá nhưng phải tự chịu trách nhiệm về thủ tục và định lượng để nhập khẩu vào nước nhập cảnh.

    - Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, người nhập cảnh thuộc đối tượng hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế tại CHMT đặt tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực hạn chế tại cảng hàng không dân dụng quốc tế được mua hàng miễn thuế theo định mức quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

    - Đối tượng hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được mua hàng miễn thuế theo định lượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP 

    - Đối tượng quy định mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu cá nhân;  mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam được mua hàng miễn thuế, định mức mỗi thuyền viên trong một lần tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam như sau:

    + Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

    Đối với rượu nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;

    + Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu.

    - Đối tượng quy định  mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam được mua hàng miễn thuế không hạn chế về số lượng và trị giá để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh.

    3.2 Thủ tục hải quan, thủ tục bán hàng, báo cáo trong hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế

    STT

    Thủ tục

    Chi tiết

    1

    Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào bán tại CHMT

    - Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài: DN thực hiện thủ tục tạm nhập khẩu theo quy định

    - Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàng hóa tạm nhập khẩu vào Việt Nam: DN thực hiện thủ tục tạm xuất, tái xuất theo quy định tại

    2

    Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và CHMT

    - Đối với kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với CHMT, việc vận chuyển hàng hóa giữa kho chứa hàng miễn thuế và CHMT DN kinh doanh hàng miễn thuế tự chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý.

    - Đối với kho chứa hàng miễn thuế đặt trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế khác với địa điểm đặt CHMT:

    + DN có trách nhiệm truyền thông tin hàng hóa vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi vận chuyển hàng hóa, khi vận chuyển hàng hóa giữa kho chứa hàng miễn thuế và CHMT phải kèm theo chứng từ xuất kho, xuất khỏi CHMT. Trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, DN thông báo bằng văn bản về việc vận chuyển hàng hóa với cơ quan hải quan và truyền dữ liệu vào hệ thống trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục;

    - Đối với trường hợp kho chứa hàng miễn thuế không đặt tại vị trí cùng với CHMT, không đặt trong khu cách ly, khu vực hạn chế:

    + DN có trách nhiệm truyền các thông tin (tên hàng, số lượng, tuyến đường vận chuyển) về việc vận chuyển hàng hóa đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, in 01 bản giấy về các thông tin về tên hàng, số lượng, tuyến đường vận chuyển dùng làm chứng từ lưu thông hàng hóa. Trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, DN thực hiện thông báo bằng văn bản về việc vận chuyển và chỉ được vận chuyển hàng hóa sau khi được cơ quan hải quan phê duyệt. Trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố được khắc phục, DN phải truyền dữ liệu vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. DN chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm đăng ký vận chuyển đến;

    3

    Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và tàu bay phục vụ bán hàng trên các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam

    - Trách nhiệm của DN kinh doanh hàng miễn thuế:

    + Khi đưa hàng từ kho chứa hàng miễn thuế đến tàu bay, DN lập phiếu giao nhận hàng hóa có các thông tin sau: chuyến bay, thời gian giao nhận, tên hàng, đơn vị tính, số lượng, xác nhận của DN, xác nhận của hãng hàng không, xác nhận của cơ quan hải quan;

    + Thực hiện truyền các thông tin trên phiếu giao nhận hàng hóa: chuyến bay, thời gian giao nhận, tên hàng, đơn vị tính, số lượng đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;

    + Thực hiện vận chuyển hàng hóa dưới sự giám sát của Chi cục Hải quan quản lý kho chứa hàng miễn thuế từ kho chứa hàng miễn thuế đến tàu bay;

    + Đối với hàng hóa bán không hết thu hồi từ các chuyến bay quốc tế: DN kinh doanh hàng miễn thuế thực hiện niêm phong xe hàng miễn thuế trước khi đưa xe hàng ra khỏi tàu bay;

    + Lập 02 bảng kê lượng tiền mặt, ngoại tệ có các thông tin sau: Thông tin về chuyến bay; tên, chức vụ của người giao tiền, người nhận tiền; loại tiền, mệnh giá, số lượng, tổng số tiền. Xuất trình cho cơ quan hải quan xác nhận ngay sau khi nhận bàn giao từ đại diện của tiếp viên hàng không. Cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử các thông tin trên bảng kê lượng tiền mặt, ngoại tệ.

    4

    Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là người xuất cảnh, quá cảnh, khách trên tàu bay xuất cảnh, khách du lịch bằng đường biển, thuyền viên mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu cá nhân trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng cho khách xuất cảnh, quá cảnh tại khu cách ly:

    + Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành;

    + Nhập dữ liệu vào phần mềm của DN các thông tin về khách hàng và hàng hóa khách hàng mua.

    Thông tin về khách hàng: Họ và tên người mua hàng đúng theo hộ chiếu hoặc giấy thông hành; số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành; quốc tịch; số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date) được ghi trên thẻ lên tàu bay (Boarding pass) đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường hàng không; hoặc ngày khởi hành của phương tiện đối với người xuất cảnh, quá cảnh bằng đường sắt, đường biển; tên tàu, ngày đến cảng đối với khách hàng sử dụng thẻ đi bờ của hành khách.

    Thông tin về hàng hóa: Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng đã khai báo trên tờ khai nhập; số lượng, trị giá của từng mặt hàng;

    + Thực hiện truyền thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khôi phục, DN thực hiện truyền thông tin đến hệ thống dữ liệu điện tử;

    + Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có) theo quy định;

    + Lưu hóa đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn).

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng trên tàu bay xuất cảnh:

    + Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu;

    + Khi bán hàng, tiếp viên hàng không phải ghi đầy đủ thông tin: Tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), thẻ lên tàu bay (Boarding pass), tên hàng, đơn vị tính, số lượng, trị giá trên hóa đơn bán hàng. Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập;

    + Trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu bay đỗ tại vị trí chỉ định theo quy định (khi tàu bay thực hiện chuyến bay về Việt Nam), DN kinh doanh hàng miễn thuế phải kê khai trên phần mềm của DN các nội dung gồm: Tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), thẻ lên tàu bay (Boarding pass), tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập, số lượng, trị giá trên hóa đơn bán hàng. Thực hiện truyền các dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trường hợp hệ thống gặp sự cố thực hiện truyền dữ liệu trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khôi phục.

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng cho khách du lịch bằng đường biển:

    + Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc thẻ đi bờ của hành khách;

    + Nhập dữ liệu vào phần mềm của DN các thông tin về khách hàng và hàng hóa khách hàng mua.

    Thông tin về khách hàng: Họ và tên người mua hàng đúng theo hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc thẻ đi bờ của hành khách; số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành hoặc số thẻ đi bờ của hành khách; quốc tịch; ngày khởi hành của phương tiện; tên tàu, ngày đến cảng đối với khách hàng sử dụng thẻ đi bờ của hành khách.

    Thông tin về hàng hóa: Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng đã khai báo trên tờ khai nhập; số lượng, trị giá của từng mặt hàng;

    + Thực hiện truyền thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khôi phục, DN thực hiện truyền thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;

    + Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có) theo quy định;

    + Lưu hóa đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn);

    + Nhân viên của CHMT chịu trách nhiệm giao hàng cho khách du lịch trên tàu sau khi khách du lịch hoàn thành thủ tục xuất cảnh.

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng cho thuyền viên phục vụ nhu cầu cá nhân trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam:

    + Yêu cầu thuyền viên xuất trình hộ chiếu hoặc thẻ đi bờ của thuyền viên;

    + Nhập dữ liệu vào phần mềm của DN các thông tin về thuyền viên và hàng hóa thuyền viên mua.

    Thông tin về thuyền viên: Họ và tên người mua hàng đúng theo hộ chiếu hoặc thẻ đi bờ của thuyền viên; số hộ chiếu hoặc số giấy thông hành hoặc số thẻ đi bờ của thuyền viên; quốc tịch; ngày khởi hành của phương tiện; hoặc tên tàu, ngày đến cảng đối với khách hàng sử dụng thẻ đi bờ của thuyền viên.

    Thông tin về hàng hóa: Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng đã khai báo trên tờ khai nhập; số lượng, trị giá của từng mặt hàng;

    + Thực hiện truyền thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khôi phục, DN thực hiện truyền thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;

    + Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có) theo quy định;

    + Lưu hóa đơn bán hàng theo ngày bán hàng (trường hợp hóa đơn bán hàng là từng cuộn thì lưu theo từng cuộn).

    5

    Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là người nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay quốc tế

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng miễn thuế:

    + Thực hiện đầy đủ các công việc quy định: “Trách nhiệm của nhân viên bán hàng cho khách xuất cảnh, quá cảnh tại khu cách ly”

    + Đối với trường hợp khách hàng mua hàng vượt định mức miễn thuế theo quy định, DN kinh doanh hàng miễn thuế lập 02 Phiếu thông báo vượt định mức của khách mua hàng miễn thuế theo Mẫu 01/PTBHVĐM kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP, thông báo cho bộ phận hải quan tại cửa khẩu nhập (bằng bản giấy và truyền dữ liệu trên hệ thống). Nhận lại và lưu 01 Phiếu thông báo đã ký tên, đóng dấu công chức của công chức hải quan tại cửa khẩu nhập. Riêng mặt hàng thuốc lá không được bán vượt định mức miễn thuế.

    6

    Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là hành khách đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng (tiếp viên hàng không), DN kinh doanh hàng miễn thuế:

    + Yêu cầu khách hàng xuất trình hộ chiếu, thẻ lên tàu bay;

    + Khi bán hàng, tiếp viên hàng không phải ghi đầy đủ thông tin: Tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), thẻ lên tàu bay (Boarding pass), tên hàng, đơn vị tính, số lượng, trị giá trên hóa đơn bán hàng. Tên hàng, đơn vị tính phải ghi chính xác theo tên hàng, đơn vị tính đã khai báo trên tờ khai nhập;

    + Chậm nhất 24 giờ, kể từ khi tàu bay đỗ tại vị trí chỉ định theo quy định, DN phải kê khai trên phần mềm của DN các nội dung gồm: Tên khách hàng, số hộ chiếu, quốc tịch, số hiệu chuyến bay (flight), ngày bay (date), tên hàng, số lượng, trị giá, tổng lượng, tổng trị giá. Thực hiện truyền số liệu vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khôi phục, DN truyền dữ liệu vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;

    + Đối với trường hợp khách hàng mua hàng vượt định mức miễn thuế theo quy định, DN kinh doanh hàng miễn thuế lập 02 Phiếu thông báo vượt định mức của khách mua hàng miễn thuế theo Mẫu 01/PTBHVĐM kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP, thông báo cho bộ phận hải quan tại cửa khẩu nhập (bằng bản giấy và truyền dữ liệu trên hệ thống). Nhận lại và lưu 01 Phiếu thông báo đã ký tên, đóng dấu công chức của công chức hải quan tại cửa khẩu nhập. Riêng mặt hàng thuốc lá không được bán vượt định mức miễn thuế.

     

    Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là người chờ xuất cảnh mua hàng tại CHMT trong nội địa

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng miễn thuế:

    + Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 167/2016/NĐ-CP, trừ việc cập nhật thông tin về ngày, giờ xuất cảnh của khách hàng;

    + Lập Phiếu giao hàng theo Mẫu 02/PGH kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP: 2 liên;

    + Thực hiện truyền dữ liệu Phiếu giao hàng đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong trường hợp hệ thống gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khôi phục, thực hiện truyền dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

    - Trách nhiệm của DN kinh doanh hàng miễn thuế:

    + Chịu trách nhiệm vận chuyển và xuất trình hàng hóa kèm theo 02 liên của Phiếu giao hàng với hải quan cửa khẩu nơi người mua hàng xuất cảnh để bàn giao số hàng này cho người mua hàng tại khu cách ly cửa khẩu xuất cảnh;

    + Trường hợp cửa hàng không xuất trình được Phiếu giao hàng có xác nhận của hải quan cửa khẩu khi Chi cục Hải quan quản lý CHMT, kho chứa hàng miễn thuế kiểm tra thì DN kinh doanh hàng miễn thuế có trách nhiệm nộp đủ thuế như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định hiện hành đối với số hàng đã bán.

    7

    Thủ tục bán hàng miễn thuế cho tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ mua hàng tại CHMT trong nội địa

     

    - Trách nhiệm của nhân viên bán hàng:

    +  Yêu cầu khách hàng xuất trình sổ định mức miễn thuế, trừ trường hợp sổ định mức miễn thuế đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cập nhật thông tin vào cổng thông tin một cửa quốc gia;

    + Nhập toàn bộ thông tin về định lượng hàng hóa tại sổ định mức miễn thuế khách hàng xuất trình hoặc dữ liệu về sổ định mức từ cổng thông tin một cửa quốc gia đã được cơ quan có thẩm quyền cập nhật (đối với trường hợp sử dụng sổ lần đầu) và truyền đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;

    + Xuất trình bản chính sổ định mức mua hàng miễn thuế cho cơ quan hải quan để xác nhận định mức mua hàng miễn thuế được cấp phép trên hệ thống đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này;

    + Nhập các thông tin quy định trên hóa đơn bán hàng vào phần mềm của DN. Thực hiện truyền dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nhận phản hồi từ hệ thống. Trường hợp hệ thống gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố được khắc phục, thực hiện truyền dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;

    + Xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có) theo quy định;

    + Cắt ô tem tương ứng mặt hàng đã bán trên sổ định mức hàng miễn thuế dán vào hóa đơn bán hàng đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này. Trường hợp hóa đơn dạng cuộn, DN thực hiện lưu ô tem tương ứng theo từng hóa đơn bán hàng;

    + Lưu hóa đơn bán hàng theo ngày bán hàng (hoặc theo cuộn nếu hóa đơn ở dạng cuộn).

    8

    Thủ tục bán hàng miễn thuế cho đối tượng mua là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế

    - Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam chờ xuất cảnh, nhân viên bán hàng có trách nhiệm:

    + Yêu cầu người đặt hàng xuất trình hộ chiếu, nộp đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên;

    + Kiểm tra đơn đặt hàng của thuyền trưởng hoặc người đại diện của tàu, danh sách thuyền viên, kiểm tra định mức mua hàng của từng thuyền viên;

    + Nhập dữ liệu đơn hàng vào hệ thống phần mềm của DN; thực hiện truyền dữ liệu đến hệ thống, nhận phản hồi từ hệ thống. Trường hợp hệ thống gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi hệ thống được khôi phục, DN thực hiện truyền dữ liệu đến hệ thống;

    + Thực hiện xuất hóa đơn bán hàng (bao gồm cả hàng tặng kèm sản phẩm, nếu có), trên hóa đơn có đầy đủ các thông tin: họ tên, số hộ chiếu, quốc tịch của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh;

    + Lưu hóa đơn bán hàng có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên.

    - Trường hợp mua hàng miễn thuế phục vụ nhu cầu của thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế phục vụ cho hành trình tiếp theo ngoài lãnh hải Việt Nam, nhân viên bán hàng có trách nhiệm:

    + Yêu cầu người đặt hàng xuất trình hộ chiếu, nộp đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên;

    + Kiểm tra đơn hàng, danh sách thuyền viên. Nhập các thông tin về hóa đơn trên phần mềm của DN: số hộ chiếu, quốc tịch của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu; số hiệu tàu, ngày tàu nhập cảnh; tên hàng, số lượng, trị giá của từng mặt hàng. Thực hiện truyền dữ liệu đến hệ thống, nhận phản hồi từ hệ thống. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố được khắc phục, thực hiện truyền dữ liệu đến hệ thống;

    + Thực hiện xuất hóa đơn bán hàng theo quy định;

    + Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa vào kho của tàu;

    + Lưu hóa đơn bán hàng có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người đại diện tàu và xác nhận của công chức hải quan nơi thực hiện thủ tục xuất cảnh tàu, đơn đặt hàng và danh sách thuyền viên;

    9

    Thủ tục đối với hàng hóa đưa vào bán tại CHMT chuyển mục đích

     

    - Hình thức chuyển đổi mục đích: Tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa.

    - Thủ tục chuyển đổi mục đích hàng hóa tạm nhập khẩu:

    + DN kinh doanh hàng miễn thuế có văn bản đề nghị tái xuất hoặc tái nhập hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, văn bản đề nghị phải ghi rõ từng mặt hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá, số tờ khai tạm nhập hoặc số tờ khai tạm xuất.

    + Thủ tục tái xuất, tái nhập, chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định hiện hành;

    + Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan chuyển mục đích sử dụng. Riêng mặt hàng thuốc lá không được phép chuyển tiêu thụ nội địa.

    - Trường hợp hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa vào bán tại CHMT sau đó đưa trở lại nội địa thì thực hiện theo quy định như đối với hàng hóa kinh doanh tái nhập đồng thời thực hiện hủy tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” đã dán lên từng mặt hàng dưới sự giám sát của cơ quan hải quan quản lý CHMT, lập biên bản về số tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” đã hủy.

    10

    Thủ tục đối với hàng hóa tiêu hủy, hàng mẫu, hàng thử

     

    - Hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng thực hiện theo quy định không được bán phục vụ tiêu dùng; DN lập biên bản về tình trạng hàng hóa có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý CHMT, kho chứa hàng miễn thuế và tổ chức hủy bỏ theo quy định dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Việc hủy bỏ phải thực hiện trước khi hết thời hạn của tờ khai tạm nhập, tạm xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn tạm nhập, tạm xuất).

    + Khi lập biên bản về tình trạng hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, DN phải nêu rõ lý do và các thông tin về hàng hóa: tên hàng, mã số hàng, số lượng, trị giá. Trên cơ sở nội dung biên bản và thực tế kiểm tra hàng hóa, công chức hải quan quản lý CHMT ký tên, đóng dấu công chức xác nhận đối với hàng hóa nêu trên;

    + DN phải chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật hiện hành và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.

    - Đối với hàng mẫu, hàng thử tại CHMT (không bao gồm hàng tặng kèm sản phẩm) thực hiện như sau:

    + Khi xuất hàng mẫu, hàng thử lên CHMT, DN lập bảng kê về số lượng, chủng loại gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nhận phản hồi từ hệ thống;

    + Định kỳ hàng tháng (trong 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng), tổng hợp số liệu hàng Mẫu, hàng thử đã sử dụng, còn tồn của tháng trước truyền đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

    11

    Thủ tục đối với tiền mặt của DN kinh doanh hàng miễn thuế đưa vào, đưa ra khu cách ly, khu vực hạn chế

    - Trách nhiệm của DN kinh doanh hàng miễn thuế:

    + Truyền dữ liệu theo Mẫu 05/BKTMVRCL kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi đưa tiền mặt vào, ra khỏi khu cách ly;

    + Thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan qua phản hồi của hệ thống. Xuất trình tiền mặt trong trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu.

    12

    Báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại CHMT

    - Thời hạn nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại CHMT:

    + Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, DN kinh doanh hàng miễn thuế nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan;

    + DN kinh doanh hàng miễn thuế sau khi nộp báo cáo quyết toán được phép sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo trong thời gian trước khi hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán và trước thời điểm cơ quan hải quan có thông báo về việc thực hiện kiểm tra hay không kiểm tra đối với báo cáo quyết toán.

    - Địa điểm nộp báo cáo quyết toán

    Tại Chi cục Hải quan nơi quản lý CHMT, kho chứa hàng miễn thuế hoặc tại Chi cục Hải quan nơi DN có trụ sở chính đối với trường hợp một DN có nhiều địa điểm kinh doanh hàng miễn thuế chịu sự quản lý của nhiều Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau.

    - Trách nhiệm của DN kinh doanh hàng miễn thuế:

    + Nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại CHMT: Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc nhập - xuất - tồn kho theo Mẫu 07/BCQT kèm theo Nghị định 167/2016/NĐ-CP cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của DN kinh doanh hàng miễn thuế. Trong trường hợp thực hiện thủ công.

    + Cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ bán hàng, các giấy tờ khác (nếu có) để phục vụ công tác kiểm tra báo cáo quyết toán khi được cơ quan hải quan yêu cầu.

    13

    Thủ tục hải quan đối với trường hợp một DN có nhiều CHMT, kho chứa hàng miễn thuế tại nhiều địa điểm khác nhau chịu sự quản lý của các Chi cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác nhau

    - Trách nhiệm của DN:

    + Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa để đưa vào bán tại CHMT theo quy định tại Chi cục Hải quan nơi DN có trụ sở chính;

    b) Có hệ thống phần mềm quản lý đối với từng CHMT, kho chứa hàng miễn thuế, được kết nối với các Chi cục Hải quan quản lý CHMT, kho chứa hàng miễn thuế và Chi cục Hải quan nơi DN có trụ sở chính theo dõi được trên hệ thống phần mềm của DN về hàng hóa của tất cả các CHMT, kho chứa hàng miễn thuế;

    + Khi hàng hóa xuất ra khỏi CHMT, kho chứa hàng miễn thuế để chuyển đến CHMT, kho chứa hàng miễn thuế thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khác, DN lập phiếu xuất kho theo quy định và có các thông tin: địa điểm CHMT, kho chứa hàng miễn thuế được vận chuyển đến; Chi cục Hải quan quản lý CHMT, kho chứa hàng miễn thuế được vận chuyển đến;

    + Chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên trạng hàng hóa đến các địa điểm CHMT, kho chứa hàng miễn thuế ghi trên phiếu xuất kho;

    + Nộp báo cáo quyết toán theo quy định đến Chi cục Hải quan quản lý từng CHMT trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết năm tài chính của DN. Trường hợp thực hiện thủ công, DN nộp báo cáo quyết toán đến cơ quan hải quan (01 bản tại cơ quan hải quan quản lý từng CHMT, 01 bản lưu tại CHMT, 01 bản DN nộp cho cơ quan hải quan nơi DN kinh doanh hàng miễn thuế có trụ sở chính);

    + Nộp báo cáo quyết toán chung của DN kinh doanh hàng miễn thuế theo quy định đến Chi cục Hải quan nơi DN có trụ sở chính. Trường hợp thực hiện thủ công, ngoài báo cáo quyết toán chung, DN nộp báo cáo quyết toán của từng CHMT có xác nhận của cơ quan hải quan quản lý CHMT hoàn thành việc kiểm tra báo cáo quyết toán;

    + Tuân thủ các quy định về kiểm tra báo cáo quyết toán quy định.

    4. Công việc DN cần làm trong thời gian tạm ngừng kinh doanh hàng miễn thuế

    - DN kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa tại CHMT, kho chứa hàng miễn thuế.

    - Trong thời hạn tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, nếu DN có nhu cầu hoạt động trở lại thì thông báo bằng văn bản cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo Mẫu số - 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2016/NĐ-CP.

    - Thời hạn tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế không quá 06 tháng kể từ ngày thông báo tạm dừng hoạt động.

    5. Cơ sở pháp lý

    - Luật Hải quan 2014

    - Nghị định 68/2016/NĐ-CP;

    - Nghị định 167/2016/NĐ-CP

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 21/08/2017 12:27:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #465217   22/08/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    KINH DOANH KHO NGOẠI QUAN, ĐỊA ĐIỂM THU GOM HÀNG LẺ

    A KINH DOANH KHO NGOẠI QUAN

    1. Phạm vi

    - Kho ngoại quan (KNQ) là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

    Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

    - Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

    - Chủ thể được phép kinh doanh KNQ là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có ngành nghề kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan;

    2. Thủ tục Công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động KNQ

     

     

    Đăng ký Công nhận KNQ

    Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu KNQ

    Tạm dừng hoạt động KNQ

    Chấm dứt hoạt động KNQ

    Điều kiện

    - Khu vực đề nghị Công nhận KNQ phải nằm trong các khu vực:

    + Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

    + Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan

    + Khu vực đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước; địa bàn ưu đãi đầu tư; khu vực phục vụ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản sản xuất tập trung.

    - KNQ được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng hệ thống tường rào, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan, trừ kho nằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

    - Bảo đảm điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính.

    - KNQ phải có diện tích tối thiểu 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000 m2 trở lên. Đối với KNQ chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2 hoặc thể tích chứa hàng tối thiểu 1.000 m3. Riêng đối với KNQ nằm trong khu vực cảng phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2. Bãi ngoại quan chuyên dùng phải có diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho.

    - Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

    + Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong KNQ theo từng mặt hàng, đối tượng mua, tờ khai hải quan;

    + Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

    - Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

    + Quan sát được các vị trí trong KNQ 24/24 giờ;

    + Dữ liệu hình ảnh được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;

    + Được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

    Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, thu hẹp diện tích, di chuyển, chuyển quyền sở hữu KNQ và đáp ứng điều kiện theo quy định về điều kiện như khi đăng ký Công nhận KNQ 

    Khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động.

    Thời hạn tạm ngừng không quá 06 tháng.

    - Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện Công nhận KNQ hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu KNQ;

    - Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động KNQ gửi Tổng cục Hải quan;

    - Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định Công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa KNQ vào hoạt động;

    - Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;

    - Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của KNQ và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.

     

    Hồ sơ

    - Văn bản đề nghị Công nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục Nghị định 68/2016/NĐ-CP

    - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    - Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan.

    - Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý KNQ.

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng KNQ.

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp.

    - Quy chế hoạt động.

    - Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu KNQ.

    - Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu KNQ.

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm khi mở rộng, thu hẹp, di chuyển.

    - Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu.

    Văn bản đề nghị tạm ngừng của doanh nghiệp

     

    Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động KNQ gửi Tổng cục Hải quan;

     

    Lệ phí

    Không có

    Thời hạn giải quyết

    15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tạm ngừng hoạt động

    05 ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

    Thẩm quyền

    Tổng cục hải quan Việt Nam

    Cục hải quan tỉnh, thành phố

    Tổng cục hải quan Việt Nam

    Quy trình

    - Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị Công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan

    - Tổng cục hải quan xem xét quyết định

    - Doanh nghiệp nộp hồ sơ mở rộng, thu hẹp diện tích, di chuyển, chuyển quyền sở hữu gửi qua đường bưu điện, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan

    - Tổng cục hải quan xem xét quyết định

    - Doanh nghiệp nộp văn bản tạm ngừng cho Cục hải quan

    - Cục hải quan xem xét quyết định

    - Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hoặc chủ thể phát hiện Doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện hoạt động KNQ đề xuất, báo cáo lên Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

    - Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, thanh khoản toàn bộ lượng hàng còn tồn tại KNQ; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động.

    - Tổng cục hải quan xem xét quyết định

    Kết quả

    - Quyết định công nhận KNQ

    - Văn bản trả lời có nêu rõ lý do.

    - Chấp thuận mở rộng, thu hẹp diện tích, di chuyển, chuyển quyền sở hữu KNQ

    - Hoặc văn bản trả lời có nêu rõ lý do.

    - Thông báo tạm ngừng hoạt động KNQ

    - Hoặc văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    Quyết định chấm dứt hoạt động đối với KNQ.

    3. Các lưu ý trong quá trình hoạt động:

    Thứ nhất, Doanh nghiệp có các trách nhiệm sau:

    - Đảm bảo các quy định về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan.

    - Định kỳ 03 tháng một lần, thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý KNQ về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của KNQ;

    - Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật hải quan 2014.

    - Thông báo cụ thể cho Chi cục Hải quan quản lý KNQ về việc các mặt hàng là máy móc, thiết bị hoặc một số loại hàng hóa khác cung ứng từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng không phải làm thủ tục hải quan khi ra, vào kho ngoại quan.

    - Về bảo quản, lưu giữ hàng hóa:
    + Hàng hóa gửi KNQ được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý KNQ gia hạn một lần không quá 12 tháng.

    + Hàng hóa đưa vào, đưa ra KNQ phải làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật, trừ các mặt hàng là máy móc, thiết bị hoặc một số loại hàng hóa khác cung ứng từ nội địa vào KNQ để phục vụ cho các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng.

    + Áp dụng phương tiện, công nghệ thông tin để quản lý hàng hóa đưa vào, đưa ra KNQ và cung cấp thông tin cho cơ quan hải quan về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho thông qua hệ thống công nghệ thông tin được kết nối với cơ quan hải quan.

    + Gửi văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hóa cho Cục Hải quan nơi có KNQ trong trường hợp muốn tiêu hủy những lô hàng đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho.

    Thứ hai, các dịch vụ được phép thực hiện trong kho ngoại quan:

    - Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.

    - Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi có yêu cầu trong các trường hợp sau:

    + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan kiểm tra chuyên ngành;

    + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích hoặc giám định theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

    - Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

    - Riêng đối với kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa.

    Thứ ba, về hợp đồng thuê kho ngoại quan:

    - Hợp đồng thuê kho ngoại quan được thỏa thuận, ký kết giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng, về tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho.

     - Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan:

    + Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;

    + Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    - Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan.

    - Nếu quá 12 tháng (hoặc 24 tháng – nếu được gia hạn theo quy định) kể từ ngày được gửi vào kho, chủ hàng không đưa hàng hóa ra khỏi kho hoặc có văn bản đề nghị từ phía chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền, Cục Hải quan nơi quản lý KNQ thanh lý hàng hóa trong KNQ theo quy định.

    Thứ tư, về hàng hóa gửi trong KNQ:

    - Điều kiện để hàng hóa được gửi vào KNQ: đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan.

    - Phạm vi:

    + Hàng hóa từ nước ngoài:

    o Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;

    o Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;

    o Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.

    + Hàng hóa trong nước:

    o Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;

    o Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.

    + Không thuộc các loại hàng hóa sau:

    o Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;

    o Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;

    o Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

    o Các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan do Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.

    B KINH DOANH ĐỊA ĐIỂM THU GOM HÀNG LẺ

    1. Phạm vi

    - Địa điểm thu gom hàng lẻ (ĐĐTGHL) là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.

    Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

    - Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

    - Chủ thể kinh doanh ĐĐTGHL là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho, bãi;

    2. Thủ tục Công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động ĐĐTGHL

     

     

    Công nhận ĐĐTGHL

    Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu ĐĐTGHL

    Tạm dừng hoạt động ĐĐTGHL

    Chấm dứt hoạt động ĐĐTGHL

    Điều kiện

    - ĐĐTGHL phải nằm trong khu vực:

    + Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

    + Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo quy định của pháp luật.

    - ĐĐTGHL có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ, phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh.

    - Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính.

    - Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí sau:

    + Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong ĐĐTGHL theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;

    + Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

    - Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:

    + Quan sát được các vị trí trong ĐĐTGHL  24/24 giờ;

    + Dữ liệu về hình ảnh được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;

    + Được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.

    - Đối với ĐĐTGHL nằm trong khu vực cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được Công nhận trong nội địa, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục Công nhận theo quy định tại Nghị định 68/2016/NĐ-CP. Trước khi đưa vào hoạt động, doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

    - Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, thu hẹp diện tích, di chuyển, chuyển quyền sở hữu ĐĐTGHL và đáp ứng điều kiện theo quy định về điều kiện như khi đăng ký Công nhận ĐĐTGHL

    - Khi doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động. Thời hạn tạm ngừng không quá 06 tháng.

    - Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định về điều kiện như khi đăng ký Công nhận ĐĐTGHL hoặc chấm dứt hoạt động của chủ địa điểm kinh doanh hàng lẻ cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu KNQ;

    - Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt ĐĐTGHL gửi Tổng cục Hải quan;

    - Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định Công nhận nhưng doanh nghiệp không đưa địa điểm kinh doanh hàng lẻ vào hoạt động;

    - Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;

    - Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của địa điểm kinh doanh hàng lẻ và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.

     

    Hồ sơ

    - Văn bản đề nghị Công nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục Nghị định 68/2016/NĐ-CP

    - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    - Sơ đồ thiết kế khu vực ĐĐTGHL thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các kho hàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan.

    - Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý ĐĐTGHL.

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm.

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp.

    - Quy chế hoạt động.

    - Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu.

    - Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu.

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm khi mở rộng, thu hẹp, di chuyển.

    - Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu.

     

    Văn bản đề nghị tạm ngừng của doanh nghiệp

     

    Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh hàng lẻ gửi Tổng cục Hải quan;

     

    Lệ phí

    Không có

    Thời hạn giải quyết

    15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

    05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tạm ngừng hoạt động

    05 ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

    Thẩm quyền

    Tổng cục hải quan Việt Nam

    Tổng cục hải quan Việt Nam

    Cục hải quan tỉnh, thành phố

    Tổng cục hải quan Việt Nam

    Quy trình

    - Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị Công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan

    - Tổng cục hải quan xem xét quyết định

    - Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị Công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan

    - Tổng cục hải quan xem xét quyết định

    - Doanh nghiệp nộp văn bản tạm ngừng cho Cục hải quan

    - Cục hải quan xem xét quyết định

    - Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hoặc chủ thể phát hiện Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện công nhận ĐĐTGHL đề xuất, báo Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

    - Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra, thanh khoản toàn bộ lượng hàng còn tồn tại KNQ; báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động.

    - Tổng cục hải quan xem xét quyết định

    Kết quả

    - Quyết định Công nhận địa điểm kinh doanh hàng lẻ.

    - Văn bản trả lời có nêu rõ lý do.

     

    - Quyết định Công nhận địa điểm kinh doanh hàng lẻ

    - Văn bản trả lời có nêu rõ lý do.

     

    - Thông báo tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh hàng lẻ

    - Văn bản từ chối, có nêu rõ lý do;

    - Quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm kinh doanh hàng lẻ.

    3. Các lưu ý trong quá trình hoạt động:

    Thứ nhất, Doanh nghiệp có các trách nhiệm sau:

    - Đảm bảo các quy định về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    - Định kỳ 03 tháng một lần, thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý ĐĐTGHL về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh ĐĐTGHL.

    - Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật hải quan 2014.

    - Hàng hóa được lưu giữ tại ĐĐTGHL trong thời gian không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào ĐĐTGHL; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan đang quản lý ĐĐTGHL gia hạn một lần không quá 90 ngày.

    Thứ hai, các dịch vụ được thực hiện trong ĐĐTGHL bao gồm:

    + Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.

    + Hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các ĐĐTGHL trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

    +Chia tách các lô hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.

    + Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong thời gian lưu giữ.

    C. Cơ sở pháp lý:

    - Luật hải quan 2014

    - Nghị định 68/2016/NĐ-CP

    - Nghị định 08/2015/NĐ-CP

    Cập nhật bởi truong_nhu ngày 22/08/2017 11:56:40 SA Cập nhật bởi truong_nhu ngày 22/08/2017 11:51:51 SA
     
    Báo quản trị |