Kiện ông Điện lực?

Chủ đề   RSS   
  • #263260 22/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Kiện ông Điện lực?

    Một sự cố chưa rõ nguyên nhân dẫn đến cúp điện toàn miền Nam;

    Đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố mất điện tại 22 tỉnh thành trong vòng 100 năm qua; sự cố mất điện đã làm giao thông hỗn độn, tắc đường; ngân hàng, doanh nghiệp, công ty... không thể hoạt động, công nhân viên ngồi chơi xơi nước trong khi đơn hàng không kịp tiến độ, chưa kể các doanh nghiệp dịch vụ khác cung cấp sản phẩm dựa vào nguồn năng lượng điện duy nhất.

    Có thể thấy rằng đợt mất điện do sự cố chưa rõ nguyên nhân này đã và đang gây ra những thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Và những thiệt hại này được xem là “sự kiện bất khả kháng”, ai thiệt hại người đó chịu chứ ông Điện lực không cần bận tâm.

    Không thể khởi kiện ông Điện lực trong trường hợp này, bởi pháp luật do ông xây dựng dự thảo trình Quốc Hội thông qua, Hợp đồng cũng do chính tay ông soạn, tất nhiên khó có cửa cho người sử dụng điện đòi bồi thường khi xảy ra thiệt hại.

    Sau đây là một số quy định của pháp luật về mất điện do sự cố:

    Hợp đồng mua bán điện quy định:

    Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán điện

    2. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo quy định của pháp luật.

    7. Khôi phục kịp thời việc cấp điện cho Bên mua điện theo quy định của pháp luật.

    5. Bảo đảm cung cấp điện cho Bên mua điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được uỷ quyền.

    Luật Điện lực quy định:

    Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện

    ..

    2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.

    3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.

    “Điều 59a. Xử lý sự cố điện

    1. Trường hợp xảy ra sự cố điện, đơn vị điện lực trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.

    2. Trường hợp xảy ra sự cố điện nghiêm trọng đến mức thảm họa lớn thì việc ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các biện pháp ứng phó phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.”

    Khó để người sử dụng điện yêu cầu bồi thường thiệt hại!

    0917 313 339

     
    7941 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    khanghailaw (23/05/2013) danusa (22/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #263262   22/05/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thắc mắc 1 vấn đề là Điện lực hay Công ty cấp nước có nghĩa vụ phải thông báo cho người dân và doanh nghiệp biết trước khi thực hiện cúp điện cúp nước không? Và thông báo bằng cách nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #263275   22/05/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Ngân hàng, bệnh viện đã có nguồn điện dự trữ, riêng giao thông thì hỗn loạn. Cũng may là khắc phục kịp thời, nếu cúp điện kéo dài cả đêm chắc chết ngột mất

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #263367   23/05/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Mất điện toàn miền Nam do quy định pháp luật chưa phù hợp

    Sau khi xảy ra sự cố, đã phát hiện được một vấn đề liên quan đến đảm bảo hành lang an toàn mạng lưới điện cao thế.

    Liệu bạn có biết đường dây cao thế 500KV rất nguy hiểm?

    Vào năm 2005, có khoảng 40 hộ dân sinh sống giữa 2 đường dây cao thế 500KV thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Việc nguy hiểm khi sống giữa 2 đường dây cau thế thể hiện đầu tiên qua việc có một dây kim loại phơi quần áo giữa sân, anh Nguyễn Văn Minh, 49 tuổi người dân sống ở đây, lấy bút thử điện chọc vào cái khăn ướt bút điện đỏ lên. Sờ tay vào cái dây phơi thì bị điện giật nhói lạnh cả người.

    Sự việc nghiêm trọng hơn khi  một phụ nữ trước đây to khỏe vào cỡ nhất nhì xóm, từ ngày có thêm đường điện 500 KV chạy qua thường xuyên bị nhức đầu, chóng mặt và luôn ốm yếu xanh xao.

     Qua kiểm tra,Tổng Công ty Điện lực Việt Nam khẳng định: “Qua kiểm tra thực tế… các hộ bị kẹp giữa hai hành lang 500 KV có độ nguy hiểm rất cao, cả người và tài sản đều bị nhiễm điện. Khi trời mưa có thể gây thiệt hại đến tính mạng. Đề nghị cho di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm”.

    Những yêu cầu đặt ra với khoản cách an toàn đối với đường dây 500KV:

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện:

    Điều 94. Làm việc gần đường dây có điện áp từ 1000V trở lên

    2. Nhân viên đơn vị công tác phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường dây mang điện. Khoảng cách an toàn theo cấp điện áp được quy định như sau:

    Điện áp đường dây (kV)

    Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)

    Đến 35

    0,6

    Trên 35 đến 66

    0,8

    Trên 66 đến 110

    1,0

    Trên 110 đến 220

    2,0

    Trên 220 đến 500

    4,0

     

    3. Nếu không thể bảo đảm khoảng cách nhỏ nhất cho phép được quy định ở khoản 2 Điều này người sử dụng lao động không được cho nhân viên đơn vị công tác làm việc ở gần đường dây mang điện. Trong trường hợp như vậy, phải cắt điện mới được thực hiện công việc.

    Điều 105. Khoảng cách tối thiểu đối với xe chuyên dùng

    Khi di chuyển trong khu vực trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang điện của trạm không nhỏ hơn quy định ở bảng sau:

    Điện áp (kV)

    Khoảng cách (m)

    Đến 35

    1,0

    Trên 35 đến 110

    1,5

    220

    2,5

    500

    4,5

    Nguyên nhân gây mất điện toàn bộ các tỉnh miền Nam 

    Vào khoản 14h ngày 22/5,  do xe cần cẩu trồng cây trong khu vực Thành phố mới Bình Dương chạm vào đường dây 500kV ở khoảng trụ 1072-1073 gần trạm biến áp 500kV Tân Định đã làm đường dây phóng điện và gây ra nổ hàng lọat trụ điện tại các trạm biến thế dẫn đến mất điện tại các tỉnh thành phía Nam.

    Điều đáng nói ở đây là xe cẩu gây tai nạn khi đang thực hiện trồng cây dầu (cao 17m) thì đọt cây va quệt vào đường dây điện 500 KV (đoạn qua phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một – Bình Dương) Cụ thể, rất gần đường dây 500KV có một vườn cây dầu (diện tích hàng ngàn mét vuông do đơn vị Becamex Bình Dương quản lý). Những cây dầu ở đây sẽ được xe cần cẩu vẫn chuyển đi các nơi để trồng.

    Cây dầu quệt vào đường dây cao thế

    Cây dầu cao 17m vướng vào đường dây điện

    Hiện công an Bình Dương đang tiến hành điều tra vụ việc, vì sự cố này đã gây ra thiệt hại khá lớn cho cả nước: khiến cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân ngưng trệ; hàng loạt đèn tín hiệu giao thông ngừng hoạt động, tình hình giao thông gặp phải rất nhiều khó khăn....

    Như vậy trong vụ việc này ai thực sự là người có lỗi và việc quy định cách 4,5m kia của Bộ Công Thương liệu đã hợp lý?

    Tham khảo khampha.vn, Vietbao

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    khanghailaw (23/05/2013)
  • #263402   23/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Kiện ông Điện lực đòi bồi thường

    Theo các nguồn tin chính thức, có thể xác định kiện ông Điện lực đòi bồi thường thiệt hại là có khả thi.

    Thứ nhất: Có lỗi:

    Sự cố xảy ra tuy khách quan đối với ngành điện, nhưng không phải là sự kiện bất khả kháng; ở đây có lỗi của cả ngành điện (không kiểm tra theo Điều 10 NĐ106/2004/NĐ-CP), lỗi của tài xế xe tải, mặc dù đây là lỗi vô ý (vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp);

    Thứ hai: Sự cố điện đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các doanh nghiệp, người dân:

    Rất nhiều doanh nghiệp, người dân phải chịu những thiệt hại không đáng có, bao gồm đơn hàng chậm, thiệt hại do sản phẩm bị hư hỏng, thiệt hại do nhân công tạo ra sản phẩm, ...

    Thứ ba: Có hành vi vi phạm pháp luật

    Ngành điện không kiểm tra phát hiện kịp thời, vi phạm quy định trách nhiệm của pháp luật;

    Tài xế xe tải vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

    Dù đây là lỗi vô ý, lỗi thiếu trách nhiệm nhưng theo quy định, các lỗi này nếu gây thiệt hại cũng phải bồi thường.

    Thứ tư: Mối quan hệ nhân quả:

    Có thể chứng minh được có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vi phạm pháp luật.

    Thứ năm: Có thỏa thuận:

    Hợp đồng mua bán điện có thỏa thuận bên có lỗi phải bồi thường; chỉ trừ những trường hợp bất khả  kháng theo quy định của pháp luật.

    Thứ sáu: Theo quy định của Bộ luật Dân sự, phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi:

    Ðiều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Thiết nghĩ, người dân và doanh nghiệp có căn cứ để khởi kiện ngành điện trong trường hợp này, còn bên thứ ba (chủ xe tải cẩu) bồi hoàn như thế nào là thỏa thuận giữa các bên.

     

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |