Kiến nghị bỏ xét nghiệm nồng độ cồn với người khám sức khỏe lái xe

Chủ đề   RSS   
  • #617669 19/10/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 25300
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 505 lần
    SMod

    Kiến nghị bỏ xét nghiệm nồng độ cồn với người khám sức khỏe lái xe

    Ngày 16/10/2024, Tổng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận thanh tra 362 KL-TTCP về trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/19/KL-362-KL-TTCP.pdf Kết luận thanh tra 362 KL-TTCP

    (1) Kiến nghị bỏ xét nghiệm nồng độ cồn với người khám sức khỏe lái xe

    Cụ thể, tại Kết luận thanh tra 362 KL-TTCP có đề cập đến quy định mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe như sau: 

    Theo quy định tại quy trình giải quyết TTHC cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe, thành phần hồ sơ có yêu cầu giấy khám sức khỏe của người lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, trong đó có chỉ định “Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở”.

    Tuy nhiên, kết quả kiểm tra nồng độ cồn chỉ phản ánh tại thời điểm khám sức khỏe, không phải tại thời điểm điều khiển phương tiện của người lái xe. Theo đó, việc quy định xét nghiệm nồng độ cồn tại thời điểm khám sức khỏe của người đề nghị cấp giấy phép lái xe là không cần thiết, làm tăng chi phí cho người dân khi thực hiện TTHC cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe. 

    Theo báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, từ ngày 01/01/2021 đến ngày 01/01/2023, toàn ngành giao thông vận tải cấp 9.977.852 giấy phép lái xe các loại, chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe khoảng 350 tỷ đồng (đơn giá 35.050 đồng/xét nghiệm).

    Theo đó, tại mục IV Kết luận thanh tra 362 KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với Bộ GTVT như sau:

    - Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến quy định về TTHC để đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, gồm: 

    + Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe được quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, trong đó bỏ chỉ định “Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở” để đơn giản hóa, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân khi thực hiện TTHC cấp, cấp đổi giấy phép lái xe. 

    + Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư 81/2014/TT-BGTVT, trong đó rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cấp quyền vận chuyển hàng không; nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi quy định tại Điều 20 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, trong đó rút ngắn thời gian giải quyết TTHC gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

    + Kiểm tra, rà soát, đánh giá lại sự cần thiết của các quy định, thông tin tại các mẫu đơn, tờ khai của tổ chức, cá nhân, tích hợp, cắt giảm các thông tin, mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ không cần thiết hoặc có nội dung thông tin trùng lặp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các CSDL sẵn có, để đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư 18/2022/TT-BGTVT, trong đó bổ sung việc giao trách nhiệm cập nhật đầy đủ nội dung các phản ánh, kiến nghị vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 43 Quyết định 31/2021/QĐ-TTg; sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2022/TT-BGTVT để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các điều, khoản trong Thông tư.

    (2) Chậm ban hành Thông tư có nội dung vi phạm, sửa đổi 10 tháng

    Cụ thể, tại Kết luận thanh tra 362 KL-TTCP có đề cập đến Thông tư 01/2021/TT-BGTVT như sau:

    Tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi một số điều tại một số thông tư, trong đó có Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ, trong đó có yêu cầu hồ sơ học lái xe mô tô hạng A1, A4 đối với đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú. 

    Việc quy định này làm phát sinh thêm yêu cầu đối với TTHC mà không được Luật giao, quy định, là vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020

    “Những hành vi bị nghiêm cấm: Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này”. 

    Theo đó, để khắc phục vi phạm này, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT bãi bỏ nội dung nêu trên tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, tuy nhiên lại chậm 10 tháng so với quy định tại khoản 1 Điều 125 Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

     
    91 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận