Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng được thực hiện như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614426 24/07/2024

    quynhnn18

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2019
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 481
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng được thực hiện như thế nào?

    Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

    Theo đó, việc kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng được thực hiện như sau:

    1. Biện pháp giám sát hệ thống thanh toán quan trọng

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2024/TT-NHNN thì các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia; hệ thống thanh toán ngoại tệ; hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán; hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính thuộc Danh mục hệ thống thanh toán quan trọng.

    Hiện nay, có 4 biện pháp giám sát hệ thống thanh toán quan trọng được quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2024/TT-NHNN đó là:

    - Theo dõi hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng

    - Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng

    - Đánh giá hệ thống thanh toán quan trọng

    - Cảnh báo, khuyến nghị trong giám sát hệ thống thanh toán quan trọng.

    2. Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng

    Điều 7 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định về cách kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng như sau:

    - Đơn vị giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại địa điểm làm việc của tổ chức vận hành trong trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu do tổ chức vận hành cung cấp bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp nhưng chưa khắc phục hoặc phát hiện những vấn đề có liên quan đến rủi ro cần thu thập thêm tài liệu, thông tin, dữ liệu.

    - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây: tên tổ chức vận hành, nội dung, thời gian, địa điểm kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; tài liệu, thông tin, dữ liệu yêu cầu tổ chức vận hành kiểm tra báo cáo, cung cấp cho đoàn kiểm tra (nếu cần thiết) và gửi tổ chức vận hành chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến kiểm tra.

    - Tổ chức vận hành có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu.

    - Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, lập biên bản làm việc về kết quả kiểm tra và ký xác nhận giữa đại diện đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của tổ chức vận hành, bao gồm các nội dung sau đây: tên tổ chức vận hành, nội dung, kết quả kiểm tra; đề xuất, khuyến nghị các biện pháp xử lý kết quả kiểm tra (nếu có); thời hạn khắc phục, báo cáo kết quả thực hiện khuyến nghị (nếu có). Biên bản làm việc được lập thành 02 bản, tổ chức vận hành giữ 01 bản để thực hiện các khuyến nghị của đoàn kiểm tra.

    - Tổ chức vận hành có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của đoàn kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu.

    - Đoàn kiểm tra báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.

    - Đơn vị giám sát có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các khuyến nghị của tổ chức vận hành.

    Trên đây là những quy định về việc kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng được áp dụng từ 17/07/2024.

     
    60 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận