Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #562210 05/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Xử lý thế nào?

    Không vay tiền vẫn bị đòi nợ

    Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Ảnh minh họa

    Trong thời gian gần đây, người dân liên tục phản ánh tình trạng dù không vay nợ, không giao dịch với ai nhưng bỗng dưng nhận được các tin nhắn, văn bản, thậm chí có người đến tận nhà đòi nợ. Cần lưu ý những điều gì khi gặp phải tình trạng trên?

    Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo

    Trong trường hợp bạn không đứng ra vay tiền của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, hãy chắc chắn:

    - Có bạn bè, người thân nào của mình có thể sử dụng thông tin cá nhân của mình để vay nợ hay không

    - Nếu người đòi nợ khẳng định bạn có vay, hãy yêu cầu cung cấp thông tin chính xác về khoản vay, bao gồm: thời gian vay, ai ký hợp đồng, số tiền như thế nào

    - Không cung cấp thêm thông tin cho kẻ gian

    - Tuyệt đối không đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào

    - Ghi nhận lại những thông tin mà người đòi nợ cáo buộc bạn để làm bằng chứng và cung cấp ngay cho cơ quan Công an địa phương.

    Ngoài ra, có những trường hợp người dân vô tình đánh rơi giấy tờ tùy thân, bằng cách này kẻ xấu nhặt được giấy tờ có thể lợi dụng tạo ra hồ sơ vay để xác dịnh bạn có nợ, vì vậy, khi đánh mất giấy tờ nên liên hệ sớm nhất với cơ quan công an nơi mất giấy tờ để thông báo.

    Nếu kẻ gian lợi dụng giấy tờ bị mất của bạn để vay nợ, hãy bình tĩnh đến trình báo với cơ quan công an vì vẫn còn những biện pháp nghiệp vụ chứng minh bạn không phải người đi vay.

    Cần thông báo ngay cho người đòi nợ rằng mình không liên quan đến khoản nợ, nếu người này vẫn tiếp tục nhắn tin, gọi điện, tham khảo cách chặn tin nhắn, cuộc gọi rác TẠI ĐÂY

    Thông tin cần biết

    Kể cả khi bạn thật sự có nợ, pháp luật quy định giới hạn nhắc nợ của công ty tài chính như sau:

    “đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;”

    Đây là quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN, theo đó các công ty tài chính này cũng không có quyền nhắc nợ khi bạn không có nghĩa vụ trả nợ và cũng không có cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào yêu cầu.

    Hành vi cáo buộc người khác vay nợ có thể bị xử lý theo những quy định dưới đây:

    - Hành vi gửi tin nhắn rác:

    Theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, những tin nhắn chứa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân được xem là tin nhắn rác.

    Đối với hành vi gửi thư điện tử, tin nhắn rác, Điểm b Khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi này có thể bị phạt đến 80.000.000 đồng.

    - Hành vi vu khống:

    Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;”

    Đối với tội vu khống, hình phạt có thể lên đến 50 triệu đồng hoặc đi tù đến 1 năm.

    - Hành vi xâm phạm chỗ ở:

    Điều 158 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: [...]

    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”.

    Với hành vi này, người xâm phạm chỗ ở của bạn có thể bị phạt tù đến 2 năm.

    Ngoài ra nếu việc vu khống có nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì còn có thể phải chịu trách nhiệm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 06/11/2020 08:39:47 SA
     
    7587 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (07/11/2020) ThanhLongLS (05/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563659   28/11/2020

    Hiện nay, các công ty tài chính mở ra rất nhiều nhưng không thể phân biệt hay nhận diện đâu là công ty tài chính làm ăn uy tín. Việc mạo danh người khác để vay vốn xuất hiện ngày càng nhiều. Như vậy là việc thông tin của bạn đã bị người khác sử dụng để vay tiền hoặc công ty cho vay tự ý tạo hồ sơ vay vốn dựa trên thông tin cá nhân đó, sau đó ép buộc người bị đánh cắp thông tin trả nợ với nhiều lời lẽ và hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

     
    Báo quản trị |